Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

10:09 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Tư, 2006

Với tính cách là phương thức và trình độ của sự phát triển xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có quan hệ với đạo đức trên nhiều bình diện và mức độ khác nhau.

Từ bình diện triết học, có thể nhìn nhận tương quan giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạo đức trên hai khía cạnh chủ yếu:

1) Đạo đức như là nhân tố, động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

2) Đạo đức như là mục tiêu kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương VII chỉ rõ " sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá phải được thực hiện theo cơ chế thị trường". Điều đó có nghĩa rằng mọi chương trình, mọi dự án phát triển kinh tế - xã hội, mọi sự lựa chọn, tiếp nhận, áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ... đều bị chi phối bởi các quy luật của cơ chế thi trường, dù là thị trường có điều tiết.

Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận và hiệu quả là mối quan tâm đầu tiên của mọi chủ thể kinh tế. Bởi vậy, không ít người vẫn cho rằng đạo đức là đạo đức, còn kinh doanh là kinh doanh. Thương trường là chiến trường, ở đó tính quy luật của cạnh tranh gạt bỏ mọi quy phạm đạo đức. Hành vi đạo đức chỉ có thể thực hiện được và do đó chỉ có ý nghĩa ở bên ngoài kinh doanh. Tuy nhiên, cách nhìn nhận cực đoan và mang nặng tính thực dụng đó ngày càng tỏ ra không đứng vững trước các yêu cầu của sản xuất và kinh doanh hiện đại.

Cạnh tranh, mặc dầu là thuộc tính tất yếu của kinh tế thị trường, nhưng không đồng nghĩa với những thủ đoạn vô đạo đức. Việc làm hàng giả hoặc kém phẩm chất, sự lừa đảo, việc áp dụng luật rừng trong kinh doanh hay bất kỳmột thủ đoạn nào khác làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của đối tác hay người tiêu dùng có thể đưa lại lợi nhuận nhất thời cho một chủ thể kinh tế nhất định. Nhung trên toàn cục và lâu dài, sự tăng trưởng kinh tế của xã hội nói chung và lợi ích của một doanh nghiệp nói riêng không chấp nhận lối làm ăn thiếu trung thực.

Yêu cầu về sự trung thực từ lâu đã là yêu cầu đạo đức của sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp. Ngay từ thời các phường hội phong kiến châu Âu, người ta đã nghiêm cấm việc làm và bán các sản phẩm kém phẩm chất. Trung thực trong sản xuất, buôn bán là danh dự của các phường hội, và người ta thà chịu thiệt còn hơn là để mất uy tín với đồng nghiệp và khách hàng. Cũng như vậy, lương tâm nghề nghiệpvới tính cách một yêu cầu đạo đức đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong sản xuất, buôn bán và các hoạt động nghề nghiệp ở dân tộc ta. Tuy vậy, vấn đề đạo đức như là nhân tố nội sinh, động lực của sản xuất, kinh doanh, của phát triển xã hội gần đây mới được quan tâm một cách thích đáng. Sở dĩ như vậy là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường tự do trong sự thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển đã gây ra những hiệu ứng nhất định về xã hội - đạo đức. Đến lượt mình, những hiệu ứng này lại tác động tiêu cực lên bản thần sự táng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Ý thức về sự lệch pha đã và đang diễn ra giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến bộ xã hội nói chung, tiến bộ đạo đức nói riêng.

Từ những năm bảy mươi, UNESCO chủ trương rằng chỉ có thể đạt được sự thống nhất giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến bộ xã hội bằng cách đưa văn hóa (mà đạo đức là một phương diện trọng yếu) vào trong lòng phát triển như một nhân tố nội sinh, đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ công nghệ và tiến bộ xã hội - đạo đức.

Ở nước ta, "được tiến hành theo mô hình một nềnkinh tế mở,cả trong nước và với nước ngoài", quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ được đẩy mạnh nhờ hợp tác, liên kết, liên doanh kinh tế. Khi hợp tác kinh tế thúc đẩy quá trình tiếp nhận đầu tư, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu, mở lối vào thị trường quốc tế ...thì vấn đề tương quan giữa các lợi ích và do đó vấn đề quan hệ đạo đức giữa các chủ thể kinh tế trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu. Ở trình độ của các quan hệ kinh tế hiện đại, khả năng và cơ hội hợp tác của một chủ thể kinh tế (một doanh nghiệp, một tập đoàn hay một quốc gia) không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế - kỹ thuật (vốn, kết cấu hạ tầng, những khả năng trao đổi và tiếp nhận công nghệ...) mà còn phụ thuộc đáng kể vào phẩm chất đạo đức của chủ thể kinh tế đó. Sự tôn trọng lợi ích của đối tác, bản lĩnh thực hiện đầy đủ các hợp đồng, sự trung thực, việc bào đảm chất lượng hàng hóa... quy định danhdự của một doanh nghiệp. Đến lượt mình, danh dự ấy lại trở thành lợi thế cạnh tranh, nghĩa là lợi thế trong việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, cũng như trong việc gọi vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ.

Ở thời điểm hiện nay, khi "chiến lược công nghiệp hóa hướngvề xuấtkhẩu là chính" thì việc tăng cường đạo đức kinh doanh, tạo ra sự tin cậy lâu bền trong quan hệ quốc tế chính là một trong những đảm bảo cho việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đúc trong chiến lược hướng về xuất khẩu là chính, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã chỉ ra ba phương diện quan trọng trong quan hệ quốc tế mà chúng ta phải tạo ra được sự tin cậy cao. Đó là sự tin cậy "trong thanh toán bằng ngoại tệ, trong việc thực hiện các hợp đồng buôn bán, trong việc bảo đảm phẩm chất của. hàng hóa. Đặc biệt chú trọng không ngừng nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.

Các quan hệ, các hành vi đạo đức chính là sự đối tượng hóa, sự thể hiện, thực hiện các năng lực đạo đức của con người trong thực tiễn. Do vậy, khi xem xét đạo đức như là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể không tính đến vai trò của nhân cách đạo đức. Vai trò này càng trở nên cấp thiết hơn khi chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một điểm xuất phát còn rất thấp về kinh tế - kỹ thuật với một nguồn lực con người nhìn chung còn nhiều hạn chế.

Phân tích thực trạng nguồn lực con người, Hội nghị Trung ương VII đã chỉ ra rằng hiện nay "không ít cán bộ đảng viên thoái hóa, quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí, xa rời bản chất giai cấp công nhân", rằng hiện nay chúng ta "chưa chú trọng bồi dưỡng ý thức giai cấp, trình độ kiến thức và tay nghề, lương tầm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp" cho giai cấp công nhân. Quan điểm "lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" đòi hỏi chiến lược giáo dục phải "kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp với việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức". Có như vậy mới biến được nguồn lực con người đông đảo hiện nay (36,5 triệu người trong độ tuổi lao động, dự báo đến năm 2.000 sẽ là 46,5 triệu) thành động lực thực sự cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bồi dưỡng, nâng cao nhân cách đạo đức cho con người nghĩa là làm hình thành trong họ khả năng độc lập ứng xử trước những tình huống cụ thể (trong sản xuất kinh doanh cũng như trong mọi hoạt động nghề nghiệp) sao cho phù hợp với những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức xã hội. ở đây xuất hiện nhu cầu về một hệ thống những nguyên tắc, những chuẩn mực mới, tức một bộ luật đạo đức mới nhằm điều tiết hành vi con người thích hợp với việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ chế thị trường.

Tham vọng về một bộ luật chi tiết đến mức có thể áp dụng cho môi trường hợp một cách xác định, đơn trị là ảo tưởng, nhưng cần thiết và có thể xây dựng được một hệ thống những nguyên tắc, những chuẩn mực định hướng ở cấp độ phổ quát và cụ thể khác nhau cho mọi thành viên xã hộicũng như cho từng lĩnh vực xã hội, đặc biệt là linh vực sàn xuất, kinh doanh. Để tạo ra một hành lang đạo đức - pháp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp phát huy tối đa thế mạnh đạo đức của mình trong cạnh tranh lành mạnh, ngày nay, ở nhiều quốc gia, người ta đã tiến hành những cuộc vận động nhằm nâng cao nhân cách đạo đức trong kinh doanh thông qua việc xây dựng và áp dụng những bộ luật đạo đức công vụ trong các doanh nghiệp. Những bộ luật đạo đức như vậy quy định trách nhiệm đạo đức - pháp lý cụ thể đối với khách hàng, người ký hợp đồng, người cung ứng, người làm thuê, các cổ đông... Chẳng hạn, hơn một nửa trong số 500 công ty chính thức và 700 Công ty tư nhân lớn ở Hồng Kông, 113 các hăng ở nước Anh, 3/4 các hãng ởnước Mỹ đã áp dụng những Bộ luật đạo đức công vụ. Kinh nghiệm của những nước đã và đang công nghiệp hóa đó có thể là những gợi ý cho việc xây dựng một bộ luật đạo đức mới nhằm phát huy tính tích cực của nhân cách đạo đức trong công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở đất nước ta hiện nay.

2. Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ giới hạn ở chỗ phải tạo ra một môi trường đạo đức với các quan hệ đạo đức thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội, cũng như xây dựng các nhân cách đạo đức phát triển đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nói khác đi, đạo đức không chỉ hiện diện như động lực mà còn là mục tiêu, kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên bình diện này, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng có nghĩa là đấy mạnh quá trình xác lập các quan hệ và các nhân cách mới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa lên đạo đức luôn luôn là tác động thuận chiều.

Thực tiễn cho thấy: ngay như ở những nước phát triển, dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cạnh tranh kinh tế trở nên gay gắt hơn, sự phân cực về sở hữu và thu nhập diễn ra ngày một trầm trọng. Chẳng hạn ở Mỹ, giới thượng lưu với 1 % dân số đã chiếm tới 37% tài sản quốc gia, nếu gộp cả giới trung lưu vào thì số dân đó là 10%, nhưng 69% của cải quốc gia lại thuộc về sở hữu của họ. Không những thế, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa còn dẫn đến tình trạng phá hoại môi trường sinh thái, khai thác cạn kiệt tài nguyên, mả như có người từng nhận xét đó là sự ăn lạm phần của thế hệ sau (một biểu hiện của sự suy thoái đạo đức?). Những điều đó dẫn tới tình trạng gia tăng lối sống thực dụng, lối sống gắn hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống vào việc chiếm hữu và hưởng thụ thật nhiều. Cùng với sự suy giảm ý thức công dân, trách nhiệm đạo đức là sự này sinh hàng loạt các tệ nạn xã hội như tham những, bạo lực, tội phạm và nhữgn hiện tượng xuống cấp đạo đức khác.Những khủng hoảng xã hội - đạo đức do đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới chủ nghĩa tư bản đã nghiêm trọng đến mức chính các chính khách, các học giả và đông đảo dân chúng TâyÂu, BắcMỹ đã phải lên tiếng. Chẳng hạn, cựu Tổng thống Mỹ R.Nichxơn, trong cuốn "Chớp lấy thời cơ" (1991) thừa nhận sự bế tắc xã hội và những tệ nạn xã hội ở Mỹ đã đến mức báo động. Một điều tra xã hộihọc khác cho thấy đa số nhân dân Mỹ (theo tỷ lệ 2/1 ) nhận xét rằng nước Mỹ đang suy sụp tinh thần, đạo đức. CònEdgarMorin, một triết gia nổi tiếng cho rằng phương thức phát triển của ChâuÂu đang dẫn đến sự suy thoái đạo đức. Ông viết: chẳng những phương thức để phát triển thế giới thứ ba gây ra sự kém phát triển, mà cả sự phát triển vật chất, kỹ thuật, kinh tế của chúng ta cũng sản sinh ra sự kém phát triển về tinh thần, tâm lý, đạo đức".

Trên bình diện nhân cách, công nghiệp hóa cũng đang gây ra những hiệu ứng không thể xem thường được. Bằng những thành tựu khoa học - công nghệ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra nền văn minh màn hình với rất nhiều tiện nghi sinh hoá cùng những khả năng to lớn cho con người thâm nhập vào những bí mật của thế giới theo con đường nhận thức. Nhưng cũng chính những phương tiện của thông tin đại chúng lại làm cho sự giao cảm giữa thế giới nội tầm, cái tôi cảm xúccủa nhân cách với thế giới bên ngoài (tự nhiên và xã hội) trở nên hời hợt. Nữ học giả người Mỹ Esther Wanning nhận xét rằng "trẻ em xem truyền hình” có trí tưởng tượng nghèo nàn hơn những trê em không xem. Theo báo cáo của những người làm công tác giáo dục thì những người xem vô tuyến có khoảng thời gian tập trung chú ý ngắn". Trong những điều kiện của xã hội hiện đại, cùng với tính năng động, sự khôn ngoan và bản lĩnh tự khẳng định mà cơ chế thị trường tạo ra, nhân cách con người cũng bị "thị trường hóa" theo một nghĩa nhất định. Nói khác đi, giá trị nhân cách trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với thị trường hóa được xác định không phải bởi cái “tôi chânthực" của mỗi người, mà bởi mức độ và khả năng làm cho người khác cần đến và lệ thuộc vào anh ta. Từ đó xuất hiện một khoảng trống, một thiếu hụt trong cấu trúc nhân cách. Đó là sự thiếu vắng mối đồng cảm, sự quan tâm đến người khác (cơ sở tâm lý của hành vi đạo đức). Thiếu đi những tình cảm này, con người trở nên cô đơn giữa con người, trở nên trơ lỳ trước những đau khổ và hạnh phúc của đồng loại. Tính vô cảm phổ biến là một trong những nguy cơ gây chia rẽ con người trong xã hội hiện đại.

Ở những nước mới bước vào công nghiệp hóa, ngoài những khả năng lệch pha mang tính phổ biến như trên còn nảy sinh một vấn đề nan giải nữa. Đó là sự đụng độ giữa những giá trị đạo đức dân tộc truyền thống với những giá trị (và phản giá trị) ngoại lai.

Trên bình diện này, giao lưu văn hóa là tác nhân trực tiếp Thực ra thì giao lưu văn hóa không giả định công nghiệp hóa, hiện đại hóa như là điều kiện bắt buộc. Nhưng công nghiệp hóa trong điều kiện hiện nay không thể không biết đến giao lưu văn hóa, đồng thời nó lại là động lực thúc đẩy quá trình giao lưu. Nhờ các thành tự kỹ thuật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà giao lưu văn hóa được tăng cường. Các dân tộc trở nên gần gũi và hiểu biết nhau hơn. Nhưng với những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu văn hóa thường dẫn đến sự du nhập ào ạt lối sống và cùng với nó là những chuẩn mực, những khuôn mẫu văn hóa đạo đức ngoại lai. Sự đụng độ nảy sinh giữa những giá trị dântộc truyền thống với những giá trị ngoại lai không phải là không có ý nghĩa nhất định. Tiếp xúc với những giá trị bên ngoài, các dân tộc sẽ đánh giá lại được đầu là những sức mạnh tinh thần - đạo đức đích thực của mình, những giá trị cần bảo tồn và phát triển, đâu là những cái lỗi thời cần vượt qua, đâu là tinh hoa của dân tộc khác cần tiếp nhặn và đâu là những phản giá trị cần phải khước từ. Tuy vậy những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống và những giá trị tinh thần - đạo đức ngoại lai vẫn là những thách đố với hàng loạt quốc gia đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn những giá trị tinh thần - đạo đức nền tảng của xã hội đang bị phá hoại bởi lối sống thực dụng, chủ nghĩa cả nhăn cực đoan, những chuẩn mực xa lạ, ngày nay nhiều quốc gia buộc phải xem xét lại phương thức phát triển xã hội, phương thức công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được tiến hành trên nước mình.

Để phòng ngừa, khắc phục sớm và có hiệu quả khả năng xuống cấp về đạo đúc, đảm bảo mỗi bước tiến của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đồng thời là bước tiến của đạo đức, chúng ta lựa chọn định hướng XHCN như lả giải pháp văn hóa của sự phát triển. Trong hàng loạt những yêu cầu của định hướng XHCN, việc xây dựng và hoàn thiện một cơ chế thị trườngcó điều tiếtlà cái có ý nghĩa hàng đầu.

Một cơ chế thị trường hoàn thiện (bao gồm những nguyên tắc, chế độ pháp chế...phù hợp với sự vận hành của kinh tế thi trường) vừa kích thích được tính tích cực của các chủ thể kinh tế - xã hội trong việc vươn tới lợi nhuận, hiệu quả, vừa hạn chế được những biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, hối hộ, lừa đảo... đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, mà cạnh tranh lành mạnh chính là sự giả định trách nhiệm của mỗi chủ thể kinh tế - xã hội đối với lợi ích của đối tác và lợi ích xã hội nói chung. Bằng và thông qua sự cạnh tranh như vậy, nhân cách nói chung và nhân cách đạo đức của con người được tăng cường. Để củng cố hiệu lực của cơ chế thị trường, cần kết hợp các biện pháp giáo dục nâng cao các chuẩn mực đạo đức nhằm hỗ trợ cho quy tắc thi trường, nâng quy tắc thị trường lên thành quy tắc đạo đức. Khi đó, việc thực hiện các quy tắc thị trường trở thành nhu cầu và trách nhiệm đạo đức. Tính đến tác động qua lại giữa thị trường và đạo đức trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hội nghị Trung ương và yêu cầu một mặt, phải "lập lại trật tự trên thị trường, hướng dẫn các thành phần thương nghiệp phát triển đúng hướng, đúng chính sách, pháp luật, cạnh tranh lành mạnh", mặt khác, phải kết hợp với việc "bồi dưỡng phẩm chất đạo đức" cho nguồn lực con người.

Cùng với việc hoàn thiện cơ chế thị trường, việc "lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ" là một trongnhững đảm bảo cho tiến bộ đạo đức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây chính là sự khắc phục giải pháp thuần kinh tế, hay là phương thức phát triển dẫn đến sự kém phát triển về tinh thần, tâm lý, đạo đức như đã nói ở trên. Tính đến hiệu quả đồng bộ giữa kinh tế và xã hội là tính đến sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với việc khắc phục sự đối lập quá mức giữa giàu và nghèo, giữa đời sống vật chất dồi dào với đời sống tinh thần trống rỗng, khắc phục sự mất cân bằng sinh thái, sự tước đoạt quá mức đối với tự nhiên, tức là sự đối lập giữa hiện tại và tương lai... Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện như vậy sẽ thực sự là địa bàn thuận lợi cho sự phát triển các quan hệ và các năng lực đạo đức của xã hội và con người.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Đưa đạo đức vào trong kinh doanh như thế nào?

    12/01/2006Ngô Minh QuânHầu hết các doanh nghiệp đều công nhận đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp lại tỏ ra lúng túng không biết phải làm thế nào để đưa vấn đề này vào trong các hoạt động của mình. Dựa trên kinh nghiệm từ nhiều công ty trên thế giới và kết quả các nghiên cứu khoa học, dưới đây là một số gợi ý cho việc cần làm và yếu tố cần có để thực hiện đạo đức trong doanh nghiệp
  • Đạo đức kinh doanh

    08/01/2006Tôn Thất Nguyễn ThiêmNăm 2005 đi qua cùng với sự lắng lại của nhiều vụ xì-căng-đan của một số doanh nghiệp tại TPHCM. Những bài viết trong cụm bài này chỉ nhằm mục đích khơi gợi và nhen nhóm ý tưởng xây dựng một hệ thống quy tắc đạo đức kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp.
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

    18/11/2005TS. Nguyễn Ngọc ThuXác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Tiêu chí kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam

    02/11/2005Lê Huy ThựcTục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam là kết quả lao động sáng tạo, thể hiện những tài triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn của cha ông ta. Chúng ta thấy trong đó chứa đựng nhiều việc cụ thể, hoặc nhận thức cảm tính và suy luận… Mặc dù vậy, tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam cũng thừa nhận rằng, việc kiểm định đạo đức con người không phải là dễ dàng, đơn giản; song không phải vì thế mà ý nghĩa của tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam giảm đi, mà trái lại, càng nói lên giá trị hiện thực của loại hình văn học độc đáo này...
  • Đạo đức học Cantơ và tư tưởng văn hóa hòa bình

    29/10/2005Vũ Thị Thu LanĐạo đức học Cantơ chứa đựng những luận điểm có giá trị tiền đề cho tư tưởng văn hoá hoà bình mà nhân loại hiện đang hướng tới. Ông đã làm nổi bật tính nhân văn khi xác định "loài người như một" là đối tượng của đạo đức học và con người phải tuân thủ quy tắc ứng xử chung - "mệnh lệnh tuyệt đối". Ông còn đưa ra nguyên tắc về phẩm giá tuyệt đối của cá nhân, đề cao giá trị con người, coi con người là mục đích của đạo đức và góp phần thức tỉnh sự tự ý thức của con người. Đạo đức học Cantơ kêu gọi nhân loại hướng đến những giá trị đạo đức chung, hướng tới nền hoà bình vĩnh cửu. Sự công hiến to lớn đó, ông đã trở thành người đặt nền móng cho nền văn hoá hoà bình - văn hoá của hiện tại và tương lai...
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    05/12/2003GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng chúng tôi trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục. Ông vào đề trước...
  • Chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục

    08/02/2003Tôi có được đọc bản Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cần nói đây là một văn bản được soạn thảo công phu, xuất phát từ ý tưởng tốt đẹp muốn đem lại cho đất nước một nền giáo dục tiên tiến, phục vụ yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi bước vào thế kỷ 21. Song rất tiếc, đọc xong bản dự thảo, tôi chưa thấy được rõ nét bằng cách nào từ chỗ yếu kém hiện nay nền giáo dục của ta có thể vươn lên đáp ứng yêu cầu đó. Tôi có cảm tưởng đây là một bản kế hoạch dựa trên cơ sở nền giáo dục đang phát triển lành mạnh, đúng hướng, trong một thời kỳ lịch sử bình lặng của nhân loại và đất nước, cho nên cái gì cũng tính toán chi li, như thể chúng ta nắm chắc hết mọi yếu tố cần
  • xem toàn bộ