Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới

08:04 CH @ Chủ Nhật - 30 Tháng Tám, 2015

Tính công khai, minh bạch và lập trường đúng đắn được xem là vấn đề “nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt Nam và các quốc gia hiện nay, từ những vấn đề ở tầm vĩ mô như tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ… Từ sự việc này có thể suy ra hai điều:

Trước hết, tính minh bạch, công khai, đặc biệt, minh bạch hóa, công khai hóa những khía cạnh còn hạn chế của chính mình là một biểu hiện cụ thể và thuyết phục nhất của nội lực Việt Nam, của sự ổn định chính trị và sức mạnh thể chế của chúng ta. Chỉ có người mạnh, người đủ tự tin vào chính mình mới dám công khai, nhìn thẳng vào những hạn chế của chính mình.

Thứ hai, hành xử của vị nguyên thủ quốc gia và cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản cần phải trở thành một chuẩn mực hành xử chung của toàn bộ hệ thống chính quyền và hệ thống Đảng.

Trong thực tế, trước bất cứ một hiện tượng nào của cuộc sống cũng có thể có nhiều cách diễn dịch khác nhau. Đó là một quy luật tất yếu của đời sống. Lảng tránh hay bưng bít thông tin (điều khó có thể thực hiện được ngày nay) chắc chắn không phải là những giải pháp tốt vì với sự lảng tránh hay bưng bít, những cách diễn dịch tiêu cực vẫn tồn tại. Không những thế, còn là một cơ hội để những cách diễn dịch sai lạc có cơ hội phát triển và nhân lên đa bội. Vậy, đã đến lúc, cần có một sự nhận thức cơ bản rằng, giải pháp duy nhất để đối phó với những hiện tượng phức tạp của đời sống là có một cơ chế công khai hóa, minh bạch hóa tạo tiền đề cho một diễn dịch đúng đắn. Thực tế lịch sử đã cho thấy, công khai hóa, dám nhận trách nhiệm kể cả trong những sai lầm là con đường duy nhất tăng cường sức mạnh của Đảng và thể chế Nhà nước. Vụ Cải cách ruộng đất là một trong những ví dụ cụ thể nhất. Trong Cải cách ruộng đất, chính nhờ thái độ kịp thời sửa sai, nghiêm túc nhận trách nhiệm mà chẳng những xã hội miền Bắc không diễn ra những bất ổn như nhiều người đã dự đoán mà Đảng và Nhà nước còn tổ chức được sức mạnh của toàn dân để tiến hành công cuộc thống nhất đất nước trường kì và gian khổ với rất nhiều tổn thất.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đặt lợi ích của dân tộc của Tổ quốc lên trên hết. Tuy vậy trong thực tế, không phải lúc nào những chủ trương đúng đắn cũng được hiện thực hóa thành công. Điều đó không chỉ gây ra những hậu quả cụ thể trong thực tế mà còn làm ảnh hưởng đến một tài sản vô hình nhưng mang tính nền tảng: niềm tin của Nhân Dân vào Đảng và các cơ quan công quyền. Công khai và minh bạch hóa là con đường duy nhất đúng đắn để tạo nên một cơ chế tự điều chỉnh hữu hiệu hoạt động của Đảng và Nhà nước đồng thời bảo vệ tài sản vô giá nói trên. Hiện nay, một trong những chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước là chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy. Có thể khẳng định, công khai và minh bạch chính là yếu tố mấu chốt, quan trọng nhất để chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân nói trên có thể trở thành hiện thực.

Từ vụ việc liên quan đến phiên tòa xử linh mục Nguyễn Văn Lý cũng có thể rút ra một điều: đã đến lúc, cần phải coi việc trau dồi để đạt đến một trình độ tinh thông về chuyên môn là một trong những chuẩn mực của đạo đức và đạo đức cách mạng. Không ai nghi ngờ về mục đích đúng đắn của nhân viên bảo vệ pháp luật kia muốn giữ gìn trật tự cho một phiên tòa quan trọng. Tuy nhiên, cách hành xử của anh ta rõ ràng là non yếu về nghiệp vụ và thiếu trầm trọng nhạy cảm chính trị. Và nó đã gây ra những tác động tiêu cực đến hình ảnh của cơ quan công quyền, hệ thống hành pháp và uy tín của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tất nhiên, không phải là Đảng và Nhà nước không có ý thức về mối quan hệ hài hòa, biện chứng giữa Đức và Tài, nhưng hình như không phải lúc nào, ở đâu, những chủ trương đó cũng được nhận thức đúng đắn. Nhiều khi ở chỗ này, chỗ kia, nhận thức sai lệch về vấn đề này vẫn xuất hiện dưới những vỏ bọc tưởng chừng có lý nhưng nguy hiểm kiểu như: người lãnh đạo không cần giỏi chuyên môn, chỉ cần giỏi quản lý hay người cán bộ chỉ cần trung thành với chế độ là có thể vượt qua được mọi thử thách... Thực tế đã cho thấy sự yếu kém về chuyên môn đã gây ra những tác hại khôn lường đối với sự phát triển nói chung của đất nước.

Phải chăng đã đến lúc cần xác lập một chuẩn mực đạo đức mới dựa trên sự tinh thông nghiệp vụ và khát vọng hướng đến những đỉnh cao của năng lực chuyên môn? Rõ ràng, hoàn cảnh mới đang bắt buộc chúng ta phải xác lập những giá trị mới.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Minh bạch - một tiêu chí văn hóa

    25/04/2019Nguyễn Trần BạtMinh bạch là một trong những nguyên lý quan trọng nhất để khẳng định sự lành mạnh của cả thể chế lẫn xã hội, vì chúng ta đang sống trong thời đại mà khái niệm dân chủ được xem như một đặc tính chính trị. Nếu nhân dân không làm chủ được, thì mọi việc đều không minh bạch. Nhân dân làm chủ, không có nghĩa là nhân dân cần cái quyền đối chất với Nhà nước...
  • Bước tiến mới của minh bạch nên quản trị quốc gia

    11/07/2007Kiên ĐịnhViệc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lần đầu đối thoại trực tuyến với dân chúng, thực sự là bước tiến vượt bậc trong sinh hoạt chính trị. Hơn thế, đây là một bước tiến mới của sự minh bạch nền quản trị quốc gia.
  • Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới

    27/06/2007Nguyễn Văn PhúcTrên bìnhđiện lý luận, cần phân tíchtoàn diện và đầyđủ những nhân tố tácđộng đến quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mựcđạo đức mới, trongđó, kinh tế thị trường, tiếnbộ công nghệ, giaolưu văn hoá là những nhântố cơ bản nhất...
  • Minh bạch, bình đẳng, năng lực Những yêu cầu không thể thiếu trong cải cách tư pháp

    13/11/2006Hoàng Ngọc GiaoCải cách tư pháp đang đặt ra những yêu cầu cải cách, đổi mới trong các hoạt động tư pháp. Bài viết này tiếp cận cải cách tư pháp với những tiêu chí: Minh bạch, Bình đẳng, Năng lực...
  • Tham nhũng: Cái giá của sự thiếu công khai và minh bạch

    29/07/2006Hữu VinhCuộc chiến chống tham nhũng đã khởi động được một thời gian không còn ngắn. Nhưng dường như, càng phát động "chống” nạn tham nhũng ngày càng tinh vi hơn và những vụ tham nhũng càng lớn hơn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã phải nhìn nhận: "Tham nhũng diễn ra với tính chất và quy mô ngày càng lớn, phạm vi xảy ra với diện rộng và mang tính tổ chức giữa nhiều cá nhân và đơn vị"...
  • Minh bạch và công khai

    14/01/2006Đậu Anh Tuấn - Ban Pháp chế, VCCIMinh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin...
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • xem toàn bộ