Cần lắm - đạo đức công vụ

11:12 SA @ Thứ Hai - 20 Tháng Mười Một, 2006

Xây dựng bộ máy hành chính năng động, hiệu quả và trong sạch đang là mục tiêu chính của công cuộc cải cách hành chính. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết phải có một đội ngũ công chức giỏi về nghiệp vụ và đáp ứng dược những chuẩn mực của đạo đức công vụ.

Đạođức công vụ, một khái niệm không mới. Tuy nhiên, nội dung của nó là gì, đâu là chuẩn mực, cơ quan nào đánh giá và giám sát lại là những câu hỏi bỏ ngỏ.

Từ mơ hồ của khái niệm

Chính quyền của ta là "của dân, do dân và vì dân ", đó là lời của BácHồ khi nói về chính quyền. Cán bộ của ta là công bộc của dân, là đầy tớ của nhân dân... đó là những ngôn từ tốt đẹp của dân dành cho cán bộ, những người thừa hành công vụ. Tuy nhiên, những gì mà thực tiễn đang diễn ra lại không được như mong muốn. Quan liêu, hách dịch, tham nhũng đầu đó đã xuất hiện trong các bố máy công quyền với mật độ tăng đần, tăng dần theo năm tháng.

Có lần, bên lề kỳ họp Quốc hội khóa XI, trao đổi với một cán bộ cao cấp, tôi đã đặt câu hỏi: Đâu là nguyên nhân của hiện tượng đó ông này cho biết: đó là do những người thừa hành công vụ bị xuống cấp về đạo đức, suy thoái về năng lực và vi phạm đạo đức công vụ. Vậy đạo đức công vụ là gì? Là những chuẩn mực quy định nghĩa vụ của những người thừa hành, những chuẩn mực đó ra sao? là kiên định đường lối, là trung thành với Tổ quốc, với nhân dân... Thếnào là kiên định đường lối, thế nào là trung thành với Tổ quốc? Hỏi đến đây, khiến ông nổi cáu thực sự và lấy cớ bận việc, ông đứng phắt dậy chào lui.

Sau này, trao đổi với một số cán bố khác, tôi cũng không tìm được lời giải đáp thỏa đáng hơn. Khái niệm đạo đức công vụ vẫn là một cái gì đó xa xôi, mơ hồ nên chưa được quy định cụ thể. Phải chăng, chính vì sự mơ hồ đó nên trong đánh giá công chức hàng năm, có đến 99% công chức ghi là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thậm chí, ngay cả trường hợp của Bùi Tiến Dũng, trước khi có lệnh khởi tố vụ án ông này vẫn là "đảng viên tốt”. Còn với tư cách là công chức, một số người vẫn hồn nhiên nhận danh hiệu "chiến sĩ thi đua" trước khi bị truy tố với tội danh "tham nhũng".

… đến sự suy thoái cụ thể

Khi các tiêu chuẩn đạo đức không được phản ánh một cách cụ thể trong khuôn khổ pháp lý và các quy định thì thật khó mà xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc bắt buộc về hành vi của tất cả công chức. Cùng với sự công khai và ninh bạch còn hạn chế, nên công chức có thể vận dụng một cách tuỳ tiện mà rất khó bị phát hiện. Theo đó, cùng một sự việc, công chức có thể xử lý theo hướng bất lợi hay có lợi cho người dân tùy theo mối quan hệ, sự thân tình và cả những khoản thù lao, quà cáp ngoài quy định. Đây là mảnh đất tốt đế công chức có thể kiếm chác từcác hành vi công vụ. Sự kiêm chức một vài lần được trót lọt sẽ dễ dàng trở thành thói quen, khiến việc tham nhũng ngày càng trở nên phổ biến. Từ chuyện xin giấy khai sinh ở phường, chuyện xin một con dấu vào hồ sơ đến chuyện thủ tục đất đai, xe máy, đăng ký kinh doanh... việc gì cũng cần phải phong bao, cũng cần phải lỳ xì mới được việc. Khi chưa có những khoản lệ phí "đầu tiên" thì công việc còn muôn vàn lý do để chậm trễ, để vướng mắc.Một doanh nhân nói với tôi: Câu giờ là một trong những thủ thuật đơngiản nhất thông dụng nhất để doanh nghiệp phải chi. Với doanh nhân, thời gian là tiền bạc, chậm một giờ có thể lỡ một ngày, lỡ một ngày là có thể mất một cơ hội, mất cơ hội có thể dẫn đến thua lỗ, thua lỗ có thể dẫn đến vỡ nợ. Muốn được việc không có cách nào khác là phải chủ động chi.

Những hiện tượng tiêu cực kiểu như vậy không còn là chuyện lạ, cũng không phải là chuyện mới xẩy ra ngày hôm nay, tuy nhiên sau nhiều năm chúng ta vẫn chưa có những bộ luật và quy định những giá trị cơ bản của nền công vụ và chuẩn mực của từng hành vi. Cũng chính vì lý do đó, phần lớn những vụ việc tham nhũng phát hiện đểu diễn ra liên tục trong nhiều năm, với sự tham gia,của nhiều người và phát triển với quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, những gì mà pháp luật sờ đến, báo chí đưa tin chỉ làphần nổi của tảng băng. Tham nhũng, suy thoái đạo đức công vụ trở thành một vấn nạn.

Đạo đức công vụ cần được luật hóa

Đạo đức công vụ không chỉ là chuyện riêng có của một quốc gia. Tuy nhiên, giải quyết vấn để này thế nào là tùy thuộc vào tầm nhận thức của hệ thống chính trị. Kinh nghiệm ở những nước có bộ máy hành chính năng động, hiệu quả cho thấy, đạo đức công vụ là một khái niệm được luật hóa, với những quy đinh cụ thể.

Đơn cử với Thái Lan. Bố luật Công vụ của nước này được chính thức ban hành năm 1992. Điều 91 có nội dung: Người nhận chức phải tuân thủ các quy định các hoạt động hành chính và quy chế đạo đức công vụ do Ủy ban ,Công vụ ban hành, Văn Phòng Ủy ban Công vụ mới đây đã ban hành cuốn sách về những giá trị cốt lõi cho công chức áp dụng vào công việc hàng ngày. Những quy định này được thiết kế theo cuốn sổ tay bỏ túi để tiện cho việc sử dụng hằng ngày. Gồm 4 chương như sau:

  • Đạo đức cá nhân: Phải có nguyên tắc và phẩm chất đạo đức tốt, Thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực và không vụ lợi cá nhân, Có thái độ cư xử đúng mực và phải luôn hoàn thiện mình.
  • Đạo đức với cơ quan: Phải trung thực, công bằng và không thiên vị, Thực hiện nhiệm vụ bằng hết khả năng của mình với tinh thần tận tụy, nhiệt tình, Phải luôn đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho công việc, Bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm tài sản công.
  • Mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và với cấp dưới: Hợp tác, giúp đỡ và tưvấn, khuyên bảo, Quan tâm thường xuyên tới tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới, Xây dựng làmviệc theo đội, nhóm với tinh thần tương trợ lần nhau khi thi hành nhiệm vụ, Có thái độ lịch sự, nhã nhặn và có mối quan hệ tốt với mọi người.Cố gắng kiềm chế phê phán công việc của người khác và phàn nàn về công việc của mình.
  • Đạo đức với công chúng và với xã hội: Phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy, không nhận quà biếu hay ân huệ vượt quá giới hạn cho phép.

Với những tiêu chuẩn trên, nếu công chức của ta chỉ cần thực hiện được một phần trong số liệu đó đã có thể tạo nên một bước chuyển cho nền hành chính. Công chức là nhân tố quan trọng đối với sự thành công của cải cách khu vực công. Việc tuân thủ quy chế đạo đức công vụ sẽ đóng góp vào những nỗ lực cải cách trong các lĩnh vực khác. Thứtrưởng Bộ Nội vụ Trần Hữu Thắng cho rằng, đạo đức công vụ là một nội dung quan tâm chung của các nước trong khu vực. Nâng cao các giá trị đạo đức công vụ cùng với các kế hoạch, các sáng kiến cải cách hành chính đang là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của bộ máy hành chính các nước. Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung cũng cho rằng, một trong những yếu tố đề hoàn thiện bộ máy công quyền là, phải định rõ công việc của từng công chức, viên chức, xây dựng lại tiêu chuẩn cán bộ công chức, quy định chuẩn trách nhiệm và đạo đức công vụ. Tăng cường kỷ cương hành chính và đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. Khắc phục tình trạng bình bầu, đánh giá công chức chungchung kết luận số đông hoàn thành công việc trong khi công việc còn nợ cấp trên, doanh nghiệp, nhân dân còn kêu ca, phàn nàn...

Đạo đức công vụ- cần lắm, tuy nhiên bao giờ được thể chế hóa? Câu trả lời nằm trong tay các cơ quan chức năng đang thực thi công vụ trước Chính phủ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

    20/10/2006Nguyễn Ninh ThựcGiống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước...
  • Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm

    26/08/2006PGS. TS. Trần Quang NhiếpCải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...
  • Im lặng và hứa suông: Hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/07/2006Hải YếnHiện nay nhân dân là các doanh nghiệp đã và đang bị một bộ phận công chức thoái hóa, biến chất hành hạ đủ kiểu và ngày càng tinh vi. Tại kỳ họp Quốc Hội lần này, vấn đề lại được đưa ra thảo luận và việc giải quyết mối quan hệ giữa các công chứclà nhân dân - doanh nghiệp được gọi vớicái tên là: “Cải thiện quan hệ củacơ quan hành chính với dân”...
  • Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay

    30/04/2006Ths. Tô Ngọc QuyếtSau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội...
  • Làm thế nào để phòng chống tham nhũng nhanh và hiệu quả?

    16/04/2006TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (ĐH Kinh tế Quốc dân)Để chống tham nhũng, phải làm sao cho các công chức, quan chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng...
  • Chống tham nhũng - Hãy vận dụng mạnh mẽ yếu tố tâm lý

    06/03/2006Vũ Duy Phú (Viện Những vấn đề phát triển-VIDS)Mấy chục năm nay, tham nhũng không hề thuyên giảm. Thậm chí có nơi, có lúc nó còn trầm trọng hơn, xuất hiện nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm hơn và có tổ chức hơn...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • xem toàn bộ