Tự do đạo đức của chủ thể trong đạo đức học I.Cantơ
Luận chứng cho việc giải phóng đạo đức học khỏi mọi sự tư biện siêu hình học là một vấn đề triết học mà I.Cantơ đã đặt ra và giải quyết. Đây được coi là một đóng góp quan trọng của ông cho việc xác định bản chất của tri thức triết học.
Trong điều kiện đang hình thành nhân học phổ quát, tức cơ sở lý luận của hệ thống các khoa học về con người, thì vấn đề được I.Cantơ đặt ra, vấn đề mà cốt lõi là sự luận chứng cho "tự do đạo đức của chủ thể”, có một tầm quan trọng đặc biệt. Mặt khác, trong bối cảnh sinh tồn hiện nay, con người, hơn bao giờ hết, cần phải có trách nhiệm đạo đức đối với số phận của mình, của đồng loại và do vậy, phải có tự do đạo đức để lựa chọn và thực hiện hành vi, bổn phận đạo đức nhân văn, cao cả. Cách đặt vấn đề của I.Cantơ, một lần nữa, cho thấy tính thời sự và tầm quan trọng của việc nghiên cứu lý luận của ông.
Trước hết,
Như vậy, khái niệm "tự do đạo đức của chủ thể” đã trở thành đối tượng nghiên cứu cơ bản trong đạo đức họe Cantơ. I.Cantơ đã nghiên cứu vấn đề này dựa trên quy tắc thực tiễn - quy tắc đòi hỏi những hành vi con người phải hoàn toàn dựa trên sự tôn trọng hình thức hợp thức thuần tuý, không phụ thuộc vào nội dung của chúng. Ông thường xuyên nhắc lại rằng, "chỉ có hình thức hợp thức của quy tắc mới được coi là căn cứ đầy đủ cho ý chí". Tuy nhiên, cho dù hình thức hợp thức thuần tuý đó có tạo ra bất kỳ sự tôn trọng nào ở chủ thể, nó vẫn chưa thể đem lại cho chủ thể khả năng thực hiện một hành vi cụ thể. Chính I.Cantơ cũng hiểu rõ điều ấy. Do vậy, dưới hình thức thứ nhất của "mệnh lệnh tối cao", ông đề nghị "người phục tùng bổn phận không cần phải tự hỏi mình xem quy tắc của mình có thể trở thành quy tắc phổ biến hay không, mà hãy tự hỏi mình xem có mong muốn quy tắc ứng xử của mình trở thành quy tắc phổ biến hay không”. Điều đó có nghĩa là, bên cạnh sự tôn trọng hình thức hợp lý thuần tuý (quy tắc đạo đức), I.Cantơ còn giả định một sự mong muốn không trùng lặp với sự tôn trọng ấy và do vậy, có quan hệ với "sự thiên vị mang tính kinh nghiệm" mà ông đem đối lập với hình thức hợp thức trừu tượng.
Song, sự mong muốn ấy được I.Cantơ hiểu như là cơ sở của "mệnh lệnh tối cao" và không quy nó về "sự thiên vị mang tính kinh nghiệm". Đó chính là "thiện chí tự thân".
Trong các nguyên lý của siêu hình học đạo đức, I.Cantơ khẳng định rằng, "chỉ thiện chí tự thân mới có giá trị đạo đức tuyệt đối và bất kỳ hành vi nào cũng chỉ trở thành hành vi đạo đức trong trường hợp thiện chí đóng vai trò là cơ sở quyết định của nó". Khái niệm "thiện chí” này là khái niệm có ý nghĩa nền tảng trong đạo đức học Cantơ mà dựa vào nó, ông đã xây dựng nên hệ thống khái niệm đạo đức học như một khoa học.
Tuy nhiên, I.Cantơ cũng đã vấp phải những trở ngại về mặt lý luận. Trước hết, trở ngại lý luận đó là ở chỗ, bản thân ý chí này không thể có được một tính quy định cụ thể trong hệ thống của I.Cantơ. Bởi,
"Vì nội dung của quy tắc thực tiễn, tức khách thể của quy tắc, chỉ có thể được đem lại một cách kinh nghiệm chủ nghĩa, còn ý chí tự do với tư cách cái không phụ thuộc vào điều kiện kinh nghiệm thì dẫu sao cũng phải được quy định, nên ý chí tự do vẫn tìm thấy cơ sở quyết định của nó ở kiểu quy tắc không phụ thuộc vào nội dung của quy tắc ấy. Song, ngoài nội dung của nó, quy tắc chỉ bao hàm hình thức lập pháp và do vậy, khi được bao hàm trong quy tắc, chỉ hình thức lập pháp là cái duy nhất có thể cấu thành cơ sở quyết định ý chí”.
I.Cantơ còn nhấn mạnh tính chất trừu tượng của bổn phận khi đem đối lập thiện chí (tức giá trị tối cao và mục đích tự thân) với thế giới kinh nghiệm và "sự thiên vị mang tính kinh nghiệm" để chỉ ra rằng, mục đích ấy chỉ là sự phủ định "sự thiên vị mang tính kinh nghiệm", chỉ là yêu cầu về tính phổ biến và tính hợp thức, chứ hoàn toàn không phủ định các hành vi đạo đức có mục đích xác định - những hành vi không thể quy về tính hợp thức trừu tượng. Rằng, không nên tìm kiếm mục đích ấy trong kinh nghiệm, ở đâu đó, bên cạnh quy tắc đạo đức, mà phải tìm kiếm nó thông qua bản thân quy tắc đạo đức.
Với quan niệm đó, I.Cantơ đã đưa khái niệm "mục đích" vào "mệnh lệnh tối cao" và kêu gọi chủ thể nhân đanh mình, nhân danh tất cả mà hành động, bởi không ai không có quan hệ với nhân loại với tư cách là mục đích, là phương tiện. Đây chính là hình thức thứ hai trong "mệnh lệnh tối cao" của I.Cantơ.
Để hiểu được luận điểm mang tính nhân văn này của I.Cantơ, cần lưu ý rằng, con người được ông tuyên bố như là mục đích ở đây không phải là con người thực tại, mà chỉ là thực thể có lý tính và thiện chí cũng chỉ là mục đích tự thân, là cái mà con người với tư cách chủ thể của sự xác lập các quy tắc đạo đức có được. Chính vì vậy mà,
I.Cantơ cho rằng, cơ sở của quy tắc đạo đức luôn được thể hiện một cách khách quan dưới hình thức tính phổ biến và tính hợp thức, vì nó là cái tất yếu, cái vốn có ở mọi chủ thể có lý tính và luôn được xác định bởi "mục đích" của "mệnh lệnh tối cao". Song, việc thực hiện hành vi đạo đức, theo ông, cần phải có chủ thể đạo đức, cần phải có "nội dung ý chí” chứ không phải là "sự thiên vị mang tính kinh nghiệm". Mục đích chủ quan tối cao đó là con người hay chính xác hơn là thiện chí của con người. Và, đó chính là đòi hỏi của "mệnh lệnh đạo đức tối cao". Từ đó, I.Cantơ đã đưa ra quan niệm về sự thống nhất giữa cơ sở khách quan và tính chủ quan của quy tắc đạo đức và hình thức thứ ba của "mệnh lệnh tối cao" - quan niệm về "ý chí của mỗi thực thể có lý tính với tư cách là lý trí xác lập các quy tắc phổ biến". Với quan niệm này, I.Cantơ cho rằng, ý chí không chỉ đơn giản phục tùng quy tắc đạo đức, mà nó còn là kẻ sáng tạo ra quy tắc đó và do vậy, ý chí luôn tự do trong việc phục tùng quy tắc đạo đức.
Như vậy, trong quan niệm của I.Cantơ, tính thiện chí là cái ngày càng tự bộc lộ mình như một bản chất tuyệt đối nào đó. Bản chất này tự hiện thực hoá mình trong "phúc lợi tối cao". "Phúc lợi tối cao là mục đích tối thượng, là cái tất yếu của một ý chí đạo đức xác định, là khách thể chân thực của lý tính thực tiễn". Và do vậy,
Trên thực tế,
Cũng
Như vậy, có. thể nói, quan niệm của I. Cantơ về sự trùng hợp tất yếu giữa các quy luật của giới tự nhiên với các quy luật của tự do chính là quan niệm xuất phát mà dựa vào đó, Selinh và Hêgen đã đưa ra nguyên tắc đồng nhất giữa tư duy và tồn tại Tuy nhiên, ở đây cũng có một sự khác biệt: quan niệm của I:Cantơ là quan niệm mang đậm sắc thái tôn giáo, chứ không phải là nguyên lý triết học như ở Selinh và Hêgen, hơn nữa "tồn tại" ở I.Cantơ đã được phân đôi thành "thế giới hiện tượng" và "thế giới vật tự nó. Tương ứng với điều đó thì, với tư cách một thực thể có lý tính, con người là tự do đối với thế giới hiện tượng (lý tính con người hoạt động độc lập đối với các quy luật tất yếu trong thế giới hiện tượng). Nhưng, mặt khác,
Sự quan tâm của I.Cantơ đến vấn đề tự do lựa chọn giữa cái thiện và cái ác thể hiện rất rõ trong các tác phẩm đạo đức học ở giai đoạn cuối đời. Chẳng hạn, trong siêu hình học đạo đức, thậm chí ông còn khẳng định rằng: "Không thể gọi thứ ý chí chỉ quan tâm tới các quy tắc đạo đức mà bỏ qua mọi cái khác (tức thiện chí tự nó) là ý chí tự do hay ý chí không tự do, vì nó là thứ ý chí không quan tâm tới các hành vi, mà chỉ trực tiếp quan tâm tới các quy tắc của các hành vi (chỉ quan tâm tới bản thân lý tính thực tiễn), và do vậy, nó là tất yếu tuyệt đối.
Với quan niệm đó, I.Cantơ cho rằng, nếu tự do là vô điều kiện thì tính tất yếu thực tiễn của Chúa và sự bất tử sẽ được quy định bởi sự tự do lựa chọn, cái có khả năng nâng con người lên một địa vị mà theo đó, việc đạt tới phúc lợi tối cao sẽ thể hiện ra như một tất yếu đạo đức. Nhưng, con người cũng có thể thực hiện được sự lựa chọn đối lập sự lựa chọn mà theo đó, việc đạt tới "phúc lợi tối cao" sẽ trở nên vô vọng và khi đó, không còn cơ sở nào để có thể lĩnh hội được bức tranh thế giới được sinh ra từ các định đề về tính thiện chí - bức tranh mà trong đó, không có chỗ dành cho chiều cạnh, thước đo đạo đức sự tự do của con người.
Từ những điều trình bày trên, có thể nói, đạo đức học Cantơ đã đặt con người có ý thức về quy tắc đạo đức của lý tính thực tiễn trước sự lựa chọn tự do. Nếu con người lựa chọn lối ứng xử có đạo đức thì nó phải thừa nhận tính thiết yếu phải thực hiện "phúc lợi tối cao" và sự tồn tại của Chúa, tức là phải gạt bỏ khả năng tự do lựa chọn của chính mình. Nhưng, con người cũng có thể lựa chọn điều ngược lại. Và, theo I.Cantơ, con người không thể nhận thức được cơ sở của sự lựa chọn này, không thể nhận thức được cơ sở chủ quan đầu tiên của việc thừa nhận các quy tắc đạo đức cái chỉ có trong "lương tâm" của con người. Tuy nhiên, so với các nhà triết học tiền bối, I.Cantơ đã tiến một bước dài trong việc luận chứng cho sự tự do đạo đức của con người. Ông đã nhận thấy tính chủ thể của sự tự do đạo đức được thể hiện ở sự lựa chọn và trách nhiệm của chủ thể đối với hành vi của mình. Với ông, tự do đạo đức là cái nằm ngoài lĩnh vực "lý tính thuần tuý", là cái thuộc về lĩnh vực “lý tính thực tiễn" và chịu ảnh hưởng của các nhân tố phi duy lý, như niềm tin, lương tâm. Tiếc rằng, quan điểm nhân học văn hoá chưa thể xuất hiện ở ông như một tiền đề để luận chứng cho sự tự do đạo đức của chủ thể.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường