Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay
Toàn cầu hoá (globalization)là khái niệm ra đời từ những năm 80 của thế kỷ XX, dùng để chỉ quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, làmbiến đổi các quan hệ thế giới, từ đó nảy sinh những sự kiện mới. Toàn cầu hoá là bước phát triển mới về chất của quốc tế hoá - một khái niệm đã có từ trước đó. Nếu như trước đây, quốc tế hoá được chi phối và thúc đẩy bởi cuộc cách mạng công nghiệp, thì giờ đây, với toàn cầu hoá là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, với sự ra đờicủa một loạt ngành mới (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới...) đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác.
Trong quá trình toàn cầu hoá, mỗiquốc gia, dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển khi hoà mình trong cộng đồng thế giới, trở thành một mắt xích trong sợi dây chuyền của nền kinh tế thế giới. Nhìn chung, toàn cầu hoá có những điểm tích cực sau:
- Thúc đẩy sự phát triển xã hội và quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất,tạo sự tăng trưởng kinh tế cao ở nhiều khu vực, tái cơ cấu nền kinh tế thế giới.
- Truyền bá, chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả, những phát minh sáng tạo mới về khoa học - công nghệ và tổ chức quản lý, đưa thông tin đến từng quốc gia, từng cá nhân một cách nhanh chóng và đa dạng.
- Tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và quốc gia.
- Nhưng, bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hoá cũng có mặt tiêu cực:
- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa các nước, các khu vực.
- Cuộc sống của con người trở nên kém an toàn hơn: nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng dây chuyền trong các lĩnh vục kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, các bí mật thông tin và đời tư bị xâm phạm.
- Thu hẹp phạm vi và hiệu quả của quyền lực, của nhà nước dân tộc, ảnh hưởng đến bản sắc dân tộc.
- Chính vì thế, hiện nay đang đấy lên phong trào phản đối toàn cầu hoá ở cả các nước đang phát triển lẫn các nước phát triển.
Bên cạnh đó, còn có ý kiến cho rằng, về một phương diện nào đó, toàn cầu hoá tức là Mỹ hoá. Vì thế, chủ nghĩa bài phương Tây, tập trung là bài Mỹ, đang có xu hướng gia tăng ở các nước. Chuẩn mực Mỹ về tự do, nhân quyền đang bị nhiều nước xem xét lại và thậm chí lên án, đặc biệt là tại các nước Châu Á, khi Mỹ cố tình áp đặt chuẩn mực của mình lên khu vực này. Điều đó dẫn tới việc xuất hiện xu hướng khu vực hoá, bảo vệ bản sắc dân tộc như là một sự phản ứng lại toàn cầu hoá.
Từ năm 1986, Việt
Chúng ta có thể thấy rằng, giới trẻ, trong đó có SV, những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước ta và thế giới. Họ trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người. Nhưng bên cạnh đó, họ còn mang những đặc điểm riêng: trẻ (chú ý ngoại lệ đang xuất hiện một số SVđứng tuổi), có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội, theo học tập trung tại các Trường Đại học và cao đẳng (thường ở các đô thị) nên sinh hoạt trong một cộng đồng với những quan hệ khá gần gũi (trường, lớp). Với những đặc điểm trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, nên toàn cầu hoá đã tác động không nhỏ tới đối tượng này. Nhìn chung, sự tác động này mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Một trong những tác động tích cực nổi bật nhất của toàn cầu hoá cùng với ý thức đề cao tính cá nhân, là việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân. Tính cá nhân được coi như một trong những thước đo của hành động, đạo đức hay phi đạo đức chỉ phụ thuộc một phần vào di sản tinh thần mà cộng đồng trước để lại, còn chủ yếu phụ thuộc vào mỗi cá nhân tạo thành cộng đồng mới hôm nay. Quan điểm đạo đức xuất phát từ thước đo cá nhân này là một sức mạnh lớn trong quá trình ly khai với những quan điểm đạo đức truyền thống không còn phù hợp trong thời kỳ mới. Tự ý thức cá nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận như trước, đã tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân làm cho cá nhân chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công việc. Thực ra, việc để lại đằng sau bước đi của chúng ta những di sản quá khứ đã lỗi thời không phải là chuyện đơn giản, vì nó đã ăn sâu vào ý thức cộng đồng qua một thời gian khá dài. Chính xu hướng toàn cầu hoá là chất xúc tác, là đòn bẩy và cũng là yêu cầu của việc rời bỏ triệt để những mảnh quá khứ đã lỗi thời một cách nhẹ nhàng, thanh thản. Làm được điều đó một cách triệt để nhất, rõ ràng nhất, không ai khác ngoài SV- đối tượng trẻ có tri thức, lớn lên trong môi trường mới, có điều kiện rời bỏ quá khứ một cách ít luyến tiếc hơn cả Đây là đối tượng mà sự liên hệ với truyền thống chưa thật sự sâu đậm nên dễ dàng để những giá trị truyền thống lỗi thời lại đằng sau để tiếp thu cái mới, chấp nhận những giá trị mới trong một môi trường năng động liên tục.
Tác động tích cực tiếp theo của toàn cầu hoá đối với đạo đức SV là tạo ra sự đồng nhất tương đối giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của một cộng đồng (ở đây là SV Việt
Những quan niệm về tất, xấu, công bằng, bình đẳng... cũng đang có sự dịch chuyển nhất định. Những dịch chuyển này đã giải phóng về mặt tư tưởng, quan niệm trước những giá trị đạo đức lỗi thời, hướng SV đến sự chuẩn bị cho những hành động có tính hiệu quả sau này khi gia nhập vào thị trường nhân lực. Những quy tắc ứng xử của SV vì thế cũng biến đổi, các nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu mới của thời đại công nghiệp được họ hướng tới. Những rào cản đạo đức nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua, thể hiện khá rõ nét ở SV.
Nhưng điều đáng chú ý là vẫn với những yếu tố tác động có tính tích cực ở trên, thì cũng chính những yếu tố này, một bộ phận SV đã đẩy lên quá cao, đến mức lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực. Chính ở nơi đây thể hiện sự mâu thuẫn biện chứng trong ý thức đạo đức của đối tượng này: tác động hai chiều thuận và nghịch của cùng một yếu tố.
Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử ở một bộ phận không nhỏ SV hôm nay. Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân được tăng lên, đặc biệt trong những người trẻ có học vấn là SV. Họ ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng, họ coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Một SVkinh tế trong một phỏng vấn sâu đã cho rằng, kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận cho mình bằng bất cứ giá nào và không cần đếm xỉa đến vấn đề đạo đức.
Một biểu hiện khá điển hình của tiêu cực này, đến mức tạo nên một tiêu cực thứ hai, là đang hình thành một thái độ bàng quan đối với những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện gần đây được phát động khá rầm rộ trong sinh viên, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác ở họ thấp đi, và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Hy sinh và quan tâm đến người khác, không gì ngoài vấn đề là việc làm đó sẽ đưa lại lợi ích gì cho chính mình.
Tác động tiêu cực tiếp theo là, cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít SV xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tất đẹp vốn vẫn đang phù hợp với thời kỳ hiện đại. Hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế, xã hội mở cửa. Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận SVđang bị lệch chuẩn, đặc biệt có quan niệm cho rằng, đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất trong mọi lúc, ở mọi nơi.
Cũng như vậy, với sự phát triển của thông tin, sự hỗ trợ của công nghệ cao đang làm giảm giá thành và tăng tốc độ đường truyền, đã làm Internet trở nên phổ biến, nhiều bạn trẻ lên mạng sử dụng tiện ích chátnhư một thú tiêu khiển hơn là phương tiện liên lạc. Với môi trường giao tiếp ảo này, người ta có thể ảo hoá những thông tin cá nhân (tên, tuổi, giới tính, địa phương cư trú, hình dáng...) và dễ dàng đi đến chỗ cung cấp thông tin giả. Sự dối lừa trên mạng được coi là một trò chơi. Nếu như nó chỉ dừng lại ở đó thì không có gì nghiêm trọng, nhưng cái đáng lưu tâm là ở chỗ, từ trò chơi - một lĩnh vực cụ thể, nó dần ảnh hưởng sang quan niệm về đạo đức nói chung, và ảnh hưởng đến cả các lĩnh vực khác. Gần đây, tác động tiêu cực của môi trường ảo đã hiện thục hoá qua một số vụ xung đột trong các chatterngoài đời.
Sự dối lừa được coi là chuyện bình thường. Khi quan sát, có thể thấy một biểu hiện đáng buồn là nhiều SV không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi phi đạo đức Nhiều SV đi thuê làm khoá luận, đồ án tất nghiệp, hoặc đi thi hộ trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng. Hiện tượng mua bằng, bán điểm không còn là chuyện hiếm thấy. Điều đáng lo ngại là nhiều SV bộc lộ thái độ coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến đạo đức. Trong khi đó, ở các nước phát triển, lừa dối là hành vi bị lên án rất mạnh trong môi trường học đường.
Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm - vốn rất được đề cao trong đạo đức của người phương Đông, đang ngày càng lan rộng trong SV. Không thể không đáng suy nghĩ với lời một bài hát như thế này: "Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc". Nó như một tuyên ngôn cho lối sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu hụt những đam mê và khát vọng vốn là tài sản quý báu của tuổi trẻ.
Bên cạnh đó, trong nhiều SV, xuất hiện thái độ đòi hỏi hơn là sự hy sinh, ước muốn hưởng thụ nhiều hơn đóng góp, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm công dân...
Như vậy, có thể nói, toàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. SV Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường