Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay

06:19 CH @ Chủ Nhật - 25 Tháng Sáu, 2006

Sự hình thành nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng, bị quy định bởi tổng thể những điều kiện kinh tế xã hội và bởimột hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kinh tế - xã hội đó quy định. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó, rút ra những giải pháp khả thi.

Nhân tố quy định nhân cách đạo đức ở tầng sâu nhất là cơ sở lợi ích. Nói cụ thể hơn, tính chất của việc giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội là nhân tố sau cùng quy định bộ mặt đạo đức của nhân cách. Trong xã hội truyền thống và trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, lợi ích của cộng đồng, của tập thể được đề cao nhiều khi đến tuyệt đối hoá. Điều đó dẫn đến một sự đối lập có tính tách rời giữa đạo đức và lợi ích cá nhân. Định hướng và sự lựa chọn hành vi cá nhân thường được đặt trong tình thế tuyển mạnh: hoặc là đạo đức, hoặc là lợi ích. Nói cách khác, khi con người vươn tới những giá trị đạo đức cao cả thì họ buộc phải từ bỏ việc theo đuổi lợi ích cá nhân. Sự tách rời giữa đạo đức và lợi ích khiến cho hoạt động đạo đức của nhân cách bị hạn chế. Con người hướng vào suy tư đạo đức nhiều hơn lả thực hiện hành vi đạo đức thực tế, lo giữ cho nhân cách trong sạch, lương tâm thanh thản bằng cách hạn chế những hoạt động thực tiễn, đặc biệt là hoạt động kinh tế. Chính điều đó làm cho nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng không phát triển toàn diện được.

Ngày nay, cơ chế thị trường làm biến đổi tính chất của việc giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và lợi ích xã hội. Thực hiện cơ chế thỉ trường nghĩa là thừa nhận tính hợp lý của việc theo đuổi lợi ích cá nhân. Một trong những đặc trưng tiêu biểu cho cho chế thị trường là ởchỗ, mục tiêu của việc tham gia hoạt động thị trườnglà nhằm thoả mãn tối đa lợi ích cá nhân. Tính hợp lý và hợp pháp của lợi ích cá nhân kích thích tính tích cực hoạt động của nhân cách Việc tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ làm cho những năng lực nhân cách phát triển. Đến lượt mình sự phát triển nhân cách độc lập chính là điều kiện cho sự phát triển những năng lực đạo đức của con người. Chính tại đây có thể nói đến tự do đạo đức với tính cách là dấu hiệu của sự phát triển nhân cách đạo đức một cách đầy đủ.

Tuy nhiên, cơ chế thị trường với sự khuyến khích lợi ích cá nhân, tự nó đã bao chứa khả năng và trên thực tế đã dẫn đến sự phát triển méo mó nhân cách. Trong điều kiện của kinh tế thị trường tự do, nghịch lý của sự phát triển nhân cách thể hiện rõ rệt nhất. Đó là sự lệch pha, sự phát triển thiên lệch giữa một bên là trí tuệ, sự khôn ngoan, những năng lực thực tiễn với bên kia là sự xuống cấp của ý thức công dân, trách nhiệm và tình cảm đạo đức. Bởivậy, để khắc phục nghịchlý củasự phát triển nhân cách, tạo điều kiện cho nhân cách đạo đức phát triển, việchoàn thiện cơ chế thị trườngcó điều tiếttheo định hướng XHCN là tất yếu và cấp thiết.

Thực chết của cơ chế thị trường có điều tiết là ở chỗ, Nhà nước quản lý và điều tiết thị trường bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các đòn bẩy kinh tế nhằm kíchthích tính năng động của con người trong hoạt động làm giàu cho bản thân và xã hội, đồng thời khắc phục tối đa những bất bình đẳng trong kinh tế. Sự khắc phục tối đa những bất bình đẳng trong kinh tế nhờ sự điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ là cơ sở cho sự phát triển cùng chiều giữa đạo đức và kinh tế. Với sự điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lợi ích cá nhân không đối lập một cách tách rời mà gắn liền với lợi ích xã hội. Khi đó, con người gắn bó hơn với người khác. Tình cảm đạo đức, ý thức công dân, nghĩa vụ đạo đức, lương tâm... do vậy mà phát triển cùng với sự hoàn thiện của cơ chế thị trường.

Sự phát triển nhân cách đạo đức, xét đến cùng, phải được thể hiện trong những hành vi đạo đức thực tế. Hành vi đạo đức là hành vi được thực hiện bởisự điều tiết củathức đạo đức mà trong đó các chuẩn mực đạo đức giữ vai trò trung tâm. Với.tính cách là quá trình cải biến xã hội sâu sắc, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi và tất yếu sẽ sản sinh ra một hệ chuẩn mực đạo đức mới thích ứng với cơ chế thị trường và những điều kiện của xã hội hiện đại. Hệ chuẩn mực này sẽ là cơ sở định hướng cho hoạt động đạo đức của nhân cách. Đồng thời, nó cũng là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị hành vi đạo đức. Việc tiếp nhận, nội tâm hoá các chuẩn mực đạo đức mới, hiện đại, biến nó thành sức mạnh đạo đức bên trong của con người chính là chỉ báo về sự phát triển đạo đức của nhân cách.

Hiện nay, sự quá độ về đạo đức đang gây ra những khó khăn cho việc xây dựng và phát triển nhân cách. Những chuẩn mực cũ đã lỗi thời nhưng trong nhiều trường hợp vẫn được ngộ nhận như là giá trị. Những chuẩn mực mới đang hình thành chưa đủ sức xác lập tính phổ biến trong hiệu lực định hướng nhân cách. Bên cạnh đó, yêu cầu hội nhập kinh tế, giao lưu văn hoá dẫn đến việc du nhập những giá trị, những chuẩn mực đạo đức ngoại lai. Trong những chuẩn mực này, có cái là cần thiết đối với sự nghiệp hiện đại hoá đất nước, có cái lại thể hiện như là phản giá trị cần đề kháng. Sự đan xen giữa giá trị và phản giá trị trong những chuẩn mực đạo đức hiện nay làm cho nhân cách khó khăn trong việc xác định phương hướng, lựa chọn và thực hiện hành vi đạo đức. Vì vậy, để chủđộng xây dựngnhân cáchđạo đức trong điều kiện hiện nay, cần xác lậpmột hệ chuẩn mực đạo đức mới, hiện đại phùhợp với những yêu cầu củaxã hội hiện đại.

Việc xác lập hệ chuẩn mực đạo đức mới cần phải tuân thủ nguyên tắc về tính kế thừa lịch sử. Nói khác đi, hệ chuẩn mực mới phải là sự tiếp tục và vượt qua truyền thống. Hơn lúc nào hết, ngày nay, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, nhân loại đang chứng kiến vai trò của các giá trị truyền thống đối với sự phát triển, hiện đại hoá xã hội. Trong nhưng khuyến nghị của UNESCO đối với các chính phủ những năm gần đây về vai trò của văn hoá trong phát triển đã bao hàm một sự nhìn nhận vai trò của truyền thống. Tuy vậy, sự hiện diện và vai trò của truyền thống trong hiện tại không có nghĩa là có thể giữ nguyên các chuẩn mực truyền thống trong việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức mới.Trong việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức mới, việc khắc phục những chuẩn mực lỗi thời là điều hiển nhiên, nhưng ngay cả với những chuẩn mực-được coi là giá trị, nghĩa là còn có vai trò đối với xã hội hiện đại cũng không thể được duy trì một cách nguyên xi. Thực ra, những giá trị truyền thống chỉ có ý nghĩa trong chừng mực chúng được đổi mới, được nâng cấp và gia nhập như là những yếu tố hữu cơ của hệ giá trị hiện đại. Vì vậy xử lý một cách biện chứng quan hệ giữa truyền thống và hiện đại là yêu cầu của việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức mới.

Trong bối cảnh của sự hội nhập quốc tế mang tính toàn cầu, hệ chuẩn mực đạo đức của mỗi quốc gia không thể không mang tính quốc tế. Bởi vậy, tiếp nhận những giá trị, những chuẩn mực đạo đức tiến bộ và hiện đại của nhân loại, làm phong phú hệ chuẩn mực đạo đức dân tộc là cần thiết. Tuy nhiên, việc tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức ngoại lai cũng không thể tuỳ tiện được. Sự đụng độ giá trị có thể làm huỷ hoại những chuẩn mực dân tộc, truyền thông. Giải quyết một cách biện chứng quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù trong trường hợp này là dân tộc hoá những giá trị, những chuẩn mực đạo đức ngoại nhập để chúng có thể gia nhập vào hệ chuẩn mực đạo đức hiện đại của dân tộc như là những yếu tố hữu cơ.

Bên cạnh việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức xã hội, cần xây dựng những bộ luật đạo đức nghề nghiệp. Nhân cách phát triển trong những lĩnh vực hoạt động cụ thể khác biệt nhau. Tính đặc thù của nghề nghiệp và các lĩnh vực hoạt động cụ thể đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức cụ thể định hướng cho hoạt động nhân cách. Những chuẩn mực này chính là sự cụ thể hoá những chuẩn mực đạo đức xã hội trong các lĩnh vực cụ thể. Chúng trực tiếp thể hiện vai trò đối với sự phát triển nhân cách đạo đức.

Nhân cách khi hình thành một cách tự phát thì bao giờ cũng thiếu hoàn thiện. Vì vậy, giáo dục và giáo dụcđạo đức là một trong nhữngphương thức, giải pháp quantrọng nhất, trực tiếp quyếtđịnh sự hình thành, phát triển nhân cáchđạo đức.

Giáo dục nói chung có vai trò to lớn đối chu vớisự phát triển phương diện đạo đức của nhân cách. Giáo dục, thực chất là quá trình chuyển văn hoá xã hội thành văn hoá cá nhân, biến những năng lực nhân tính đã được đối tượng hoá như là tài sản của xã hội thành sức mạnh bên trong mỗi con người cụ thể. Giáo dục toàn diện và có hệ thống sẽ làm phát triển hài hoà các phương diện lý chí, tình cảm cũng như các năng lực thực tiễn của con người. Sự phát triển toàn diện đó sẽ là cơ sở cho sự phát triển đạo đức của nhân cách.

Giáo dục đạo đức trực tiếp biến các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội thành niềm tin, nhu cầu và động cơ bên trong mỗi con người, nghĩa là thành sức mạnh đạo đức của nhân cách. Trong điều kiện hiện nay, khi cơ chế thị trường chưa hoàn thiện, khi các giá trị và phản giá trị đạo đức còn đan xen lẫn nhau thì giáo dục đạo đức càng trở nên cấp thiết. Giáo dục đạo đức sẽ góp phần tích cực vào việc khắc phục tình trạng tự phát trong lĩnh vực đạo đức. Cũng như giáo dục nói chung, giáo dục đạo đứcđòi hỏi được tiến hành một cách đồng bộ, có hệ thống với những hình thức thích hợp cho các đối tượng, các lứa tuổi, các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người.Ngoài những yêu cầu chung như của những loại hình giáo dục khác, giáo dục đạo đức chỉthực sự có hiệu quả khinó bao chứa trongmình sự thống nhất của haiphương diện: Phương diện truyền đạt vàphươngđiện nêu gương.

Phương diện truyền đạt phải cung cấp cho đối tượng giáo dục những hiểu biết cần thiết về đạo đức, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội, các chuẩn mực đạo đức trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể của đối tượng giáo dục. Một sự hiểu biết đầy đủ và cần thiết như vậy sẽ tạo ra cơ sở lý tính cho hoạt động đạo đức như là kết quả và chỉ báo cuối cùng đánh dấu sự phát triển nhân cách đạo đức.

Phương diện nêu gương phải tác động vào ý thức con người bằng chính những tấm gương người tốt, việc tốt. Những tấm gương này chính là hiện thân của các giá trị, các chuẩn mực đạo đức. Nhờ thế chúng có sức mạnh to lớn trong việc biến các kiến thức mà con người thu nhận được qua truyền đạt thành sức mạnh đạo đức bên trong nhân cách. Trong điều kiện hiện nay, khi những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội đang là một vấn đề nhức nhối trên bình điện đạo đức, thì hiệu quả của giáo dục đạo đức bằng nêu gương thật là có ý nghĩa. Tạo ra thật nhiều những tấm gương đạo đức tức là những tấm gương biết giải quyết một cách hài hoà quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã nội trên tinh thần ưu tiên lợi ích xã hội, tạo ra một phong trào noi gương đạo đức chính là tạo ra hiệu quả cho giáo dục đạo đức.

Sự thống nhất và tác động qua lại của các giải pháp trong và ngoài đạo đức sẽ từng bước hình thành nên những nhân cách đạo đức đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp hiện đại hoá xã hội theo định hướng XHCN.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Hạt đời long lanh

    20/10/2016Phong ThuÝ nghĩ hạnh phúc là giá trị, là những gì đẹp đẽ, lớn lao, cao cả, quý báu của con người - đời người. Để có được hạnh phúc cho mình và dành cho người khác khó lắm. Cần phải thật nỗ lực, phải có những việc, sự học, cống hiến lớn lao cao cả tương ứng với tầm vóc của hạnh phúc mà ta hướng tới...
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Bàn về Đạo - Lý - Tính

    31/05/2006Đ.H.LCũng như các trường phái triết học cổ điển khác của phương Tây, hễ có lập luận triết lý tất yếu phải có quan niệm về các nguyên lý và nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ, nội dung triết học của Nho giáo cũng có xuất phát điểm lấy cái Lý làm gốc với quan niệm: Thiên địa vạn vật nhất thể...
  • Đạo đức sinh học

    02/05/2006Nguyễn Ngọc Hải"Đạo đức sinh học" là sự nghiên cứu các lựa chọn đạo đức bắt nguồn từ sự dính dáng của con người đến sự sống. Nó bao hàm sự đánh giá lợi ích và rủi ro có liên quan với sự can thiệp con người, đặc biệt là các công nghệ mới, xem xét sự cân đối giữa quyền tự quản của cá nhân và nhiệm vụ pháp lý...
  • Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    11/04/2006Phó TS. Nguyễn Văn PhúcVới tính cách là phương thức và trình độ của sự phát triển xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có quan hệ với đạo đức trên nhiều bình diện và mức độ khác nhau.
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ