Đoản vốn
Cũng như người đi buôn, kẻ bước vào văn chương dĩ nhiên cũng liệu trước ít vốn lận lưng. Cái khó: vốn của người đi buôn, là tiền bạc, đếm được. Còn vốn của khách văn chương thì lại là vốn chữ, vốn văn hoá vốn sống... toàn là thứ vốn khó định lượng. Ở xứ mình, người ta hơi dễ dãi và xuề xoa với hai chữ nhà văn. Nhà văn, nhà thơ được hiểu là những người đứng xa cuộc sống, sống mơ mơ màng màng trên mây và người ta dường như tôn thờ khả năng bẩm sinh, vốn tự có nhiều hơn là quá trình cực nhọc rèn luyện sinh lợi.Quan niệm ấy làm cho hai từ nhà văn trỏ nên phiến diện.
Bởi, có một thứ vốn có thể đảm bảo cho sự bền lâu của ngọn bút, sự phong phú của văn chương anh ta đó là tri thức sống bị đẩy lùi thứ yếu.
Khi người ta ca ngợi về những người sau một đem thức dậy đọc báo thấy mình là nhà văn, nhà thơ, thì thật đáng lo. Sự cảm tính kia liệu sẽ đem lại cho văn học ngoài khả năng đáp ứng thị hiếu dễ dãi, những món ăn ngon mang tính thời vụ, ngon một cách ngẫu nhiên, nằm ngoài sự kiểm soát của tay đầu bếp hên xui. Đáng lo ngại hơn, sau khi nổi tiếng tại một số cuộc thi hay với một cuốn sách nào đó, họ đắc tháng phát biểu trên báo chí rằng tôi không cần đọc sách gì cho mệt (với lý do sợ ảnh hưởng người khác, hoặc có khi vì đề đê cao cái vốn tự có của mình), cũng có người khoe về sự may rủi khi bước vào văn chương nhờ sự "phát hiện" của anh nọ, chú kia (để tự đề cao sự nổi tiếng, hậu sinh khả uý)...và đó là những ngôi sao được dự báo sẽ sớm rơi rụng.
Nhiều cây bút trẻ xuất hiện với tín hiệu mới mẻ, song làn lượt qua thời gian, họ bị loại khỏi vòng đấu vì cạn vốn. Sự trường sức dài hơi sao mà hiếm hoi qúa. Sẽ có người bất mãn bảo rằng do co các văn học ao tù.Sẽ có người đổ thừa cho hoàn cảnh và môi trường làm việc. Cũng sẽ có người bảo rằng văn chương là cuộc chơi không thích thì đi...
Và, chân lý ở đâu?
Gộp tất cả các biện minh kia lại và cộng với một điều tối quan trọng quyết định sự thụt lùi của anh ta: đoản vốn.
Người đi buôn tài năng sẽ biết cách sinh lợi và xoay vòng vốn
Đọc một cuốn sách hay của nhà văn Việt hiện nay, tôi chưa kịp mừng thì đã có cảm giác lo sợ anh ta không viết nổi cuốn nào hay hơn thế. Sự đoản vốn được dự báo ngay từ trong tác phẩm của anh ta. Gần đây, có nhiều bài phát biểu của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, có vị khoe là vô địch về số lần nói chuyện thơ trong năm, cũng có vị khoe rằng mình sẽ thành lập hội này nhóm kia...nhưng cái mà độc giả cần, là thơ hay, thơ mới, tho khác hôm qua thì các vị lại không có. Thành quả thuộc về quá khứ. Sự tự hào thuộc về quá khứ. Vậy, cái làm nên một diện mạo mới, sức sống mới của văn học nằm ở đâu nếu hội chứng đoản vốn kia như một con dịch trầm kha ám mãi đời sống văn học Việt?
Đọc một tác phẩm có tầm thế giới, độc giả có cảm giác choáng ngợp vì tầm hiểu biết, văn hoá, tư tưởng...của người viết. Và ta đi tìm những cuốn sách tiếp
Tiếc thay, điều đó ít thấy trong văn học Việt!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường