Điểm qua văn chương nửa năm con gà
Nếu không có Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII được tổ chức vào tháng tư thì có lẽ đời sống văn chương Việt Nam từ đầu năm đến giờ xem ra cũng bình lặng. Hướng tới Đại hội, ngoài các phát biểu, ý kiến, đề nghị... công bố rộn ràng trên báo chí, thì quanh các bàn trà, giữa các "bãi bia", các nhà văn lại khoái bàn chuyện nhân sự.
Đại hội xong xuôi, mọi chuyện an bài, văn chương lại tiếp tục tỏ vẻ trầm ngâm. "Cú hích” lớn chưa thấy tác phẩm để đời còn nằm trong dự kiến... nhưng "lượn” qua các cửa hàng sách vẫn thấy bạt ngàn những cuốn mới toanh, xanh đỏ tím vàng, nhưng đọc qua sẽ không khỏi thất vọng vì phần lớn là sách tái bản, sách tuyển tập hoặc toàn tập và vô vàn sách dịch không hiểu có liên quan đến Công ước Berne? Rồi không rõ nguồn cơn do nhà văn hay do "đầu nậu”, song tình trạng “tái xuất” các tác phẩm đang trở nên phổ biến. Mới có hiện tương chỉ một truyện ngắn mà lại thấy xuất hiện trong vài ba tập, nào là truyện ngắn hay, truyện ngắn hay năm X, năm Y, truyện ngắn nữ, truyện ngắn về chiến tranh…Riêng các tuyển tập, toàn tập dày cộp thì nhiều cuốn có lẽ chủ yếu để làm quà, vì mới thấy tên tác giả cũng đã có thể quả quyết không nên bỏ ra một hai trăm nghìn! Sau hơn nửa năm, như một quán tính thường nhật thơ và truyện ngắn vẫn được đăng tràn lan trên các báo nhưng không đọng lại nhiều. Có lẽ chỉ một hai tập truyện ngắn là đáng chú ý như Đi qua cánh đồng chiều (Sương Nguyệt Minh), Gió đồng se sắt (Đỗ Tiến Thụy)... Tiểu thuyết cũng vậy, có thể kể tới Chinatown - Phố Tàu(Thuận), Bóng của cây sồi (Đỗ Bích Thúy), Ngư phủ (Hoàng Minh Tường), Đất nóng (Nguyễn Hồng Thái)…Trong đó Phố Tàu được giới thiệu trên báo chí, trên mốt vài trang web, nhưng xem chừng sức thuyết phục chưa cao, có lẽ vì "lối viết" của tác giả chưa thật sự hấp dẫn so với thói quen đọc sách văn chương của công chúng Việt Nam đương đại.
Gần đây tôi lại đọc 10 chương cuối cuốn tiểu thuyết Paris ngày 11/8 của Thuận vừa mới hoàn thành (website tienve) và nghĩ nếu đặt 3 cuốn tiểu thuyết Made in Việt Nam, Chinatown - Phố Tàu, Paris 11 tháng 8 bên cạnh nhau dễ có dự cảm đây là một "tiểu thuyết liên hoàn", chúng chỉ khác nhau về đề tài và dường như Thuần đã đi trên lối mòn. Nếu dự cảm này là chính xác thì cũng là điều người viết nên cảnh giác. Tương tự như vậy với tác giả truyện ngắn Bóng đè in trong Văn Mới 2005, truyện của chị chủ yếu đăng trên một tạp chí văn chương ở hải ngoại. Tôi đọc một truyện thấy khấp khởi nhưng đọc đến sáu chuyện thì nản, vì mới viết văn nhưng chị đã lặp lại mình, ít nhất cũng là trong giọng kể!
Đứng đầu bảng trong những cuốn sách văn chương sang trọng được xuất bản phải kể đến "hợp tuyển” có tên gọi Văn Mới 2005 do Nxb Hội Nhà văn phát hành. Theo người làm sách thì đây là một "hợp tuyển những tác phẩm văn xuôi mới, độc đáo và có nhiều tìm tòi…Tiêu chuẩn đầu tiên và trên hết khi tuyển chọn bộ Văn Mới hàng năm phải là những tác phẩm văn xuôi mới… cái mới thể hiện ở sự tìm tòi cả về nội dung và hình thức cả ở việc tạo ra sự đồng cảm của người đọc". Theo tôi, nếu ai đó coi sách là "vật trang trí” trong gia đình thì nên sắm những cuốn sách này, bởi về hình thức thì chúng đẹp và hiện đại, tuy nhiên cũng nên thận trọng khi giở sách, vì chúng có khả năng…tuột chỉ! Điều đáng đề cập là cách mà một vị làmsách, đồng thời là ủy viên "mới" của BCH Hội Nhà văn, đã "tán tụng” thơ cùng tiểu thuyết của một tác giả "mới" được đưa vào hợp tuyển. Ông viết: "Đã có người gọi NTHL là thiên tài. Không phải là họ không có lý… NTHL có hai câu thơ gọi đúng ra chất của anh: Con mời các cụ một ly - Con xin chúc rượu một ly hữu lần (Chiều Quan San). Một anh chàng tuổi hai mươi ngồi mời rượu các bậc tiền bối, ngồi chiếu trên. Tư thế rất đàng hoàng bình đẳng. Anh ta có thể mời rượu nhiều người nhưng chúc rượu chỉ một lần hiếm hoi này thôi, chỉ với các cụ thôi. Khẩu khí ngang tàng như cái chữ hy hữu bị xẻ đôi kia, mà lại cũng rất tôn kính biết điều…
Tiểu thuyết của L khá tương đồng với thơ L: vừa dày dạn từng trải vừa hồn nhiên ngây thơ. Nhiều trang triết luận đạt đến độ chín bên những trang còn tươi tắn học trò. Cái hăm hở hào hứng muốn chi dùng trí tuệ và sức trẻ vào việc có nghĩa bên cái trầm lắng ưu tư của người từng trải biết thỏa hiệp biết cảm thông. Những ý tưởng chỉ có người trẻ hôm nay mới chạm tới được bên những tư tưởng thẩm thấu từ triết gia của nhiều thời đại. Đây là cuốn tiểu thuyết có thể đọc một hơi đối với những ai mê cái thông minh trên từng trang sách…Đây cũng là cuốn sách đọc xong người ta có cảm tưởng được kích thích, muốn viết ra một cuốn sách khác."
Không rõ đọc xong cuốn tiểu thuyết ông nhà văn nọ đã được "kích thích" để viết ra một cuốn sách khác hay chưa, về phần mình, tôi phải hết sức nỗ lực mới đọc nốt và theo tôi, cuốn tiểu thuyết phảng phất "mùi" của Linh Sơn (Cao Hành Kiện) và như một "dị bản” của Tuổi hai mươi yêu dấu (Nguyễn Huy Thiệp) Lại nghĩ có khi mình không có "gu” gần gũi với "cái mới” theo quan niệm của người giới thiệu liền hỏi một đồng nghiệp đã đọc, hóa ra họ cũng nhận xét như tôi, thậm chí có những người cố gắng lắmmà khôngđọc hết. Đành an ủi rằng thị hiếu của mình "trì trệ", không theo kịp "cái mới". Một điều cần nhắc nữa là việc ông nhà văn "tuyển" vào hợp tuyển cả văn phẩm của ông, đó là truyện ngắn Nham! Bằng việc tuyển chọn tác phẩm vào VănMới 2005, ông đã tự xếp mình vào hàng ngũ "những tác giả đang được mến mộ" - như lời quảng bá ở đầu cuốn sách thế này thì quả là nhà văn đã đặt văn đàn trước một vấn đề cần giải quyết ấy là cái sự "biết mình, biết người". Truyện ngắn Nham! được xây dựng theo lối gồm các Email qua lại giữa các nhân vật. Do từngữ trong văn bản hoàn toàn không có dấu nên người đọc liên tục phải đoán định xem tác giả viết gì, tỷ như đoạn sau đây:
"Anh khong thích tất cả các thể loại Tay
Xin lỗi văn chương như vậy mà lại được coi là "độc đáo và có nhiều tìm tòi… tạo ra được sự đồng cảm của người đọc"thì hoặc nhà văn định "lỡm" công chúng hoặc là "văn mới" có xu hướng đi vào chỗ "tắc tị"? Trộm nghĩ, nếu tất thảy các cây bút văn xuôi Việt Nam mô phỏng theo lối viết này để được coi là "văn mới" thì một ngày nào đó văn chương xứ ta sẽ được định danh là "văn chương công nghệ thông tin”, dần dà sẽ trở thành một bộ phận của Internet, (xin lưu ý: Nếu như sử dụng "phông" Unicode, người ta có thể viết Email có dấu đàng hoàng nghĩa là "phông” Unicode có khả năng biến sự độc đáo, tìm tòi của nhà văn thành vô nghĩa!) Chúng ta mong muốn văn chương phải "đổi mới" nhưng nếu cứ quẩn quanh với các "trò chơi hình thức” quẩn quanh với những lời tán tụng thì bao giờ văn chương nước nhà mới khấm khá bằng văn chương nước người?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu