Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

06:50 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Bảy, 2017

Nghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh. Vì các dân tộc khác tôi không có dịp tiếp xúc nhiều nên không biết).

Trình bày cũng là một dịp để học hỏi, cho nên tôi sẵn sàng đón nhận những góp ý chân thành của quí vị để cho tôi có dịp thấy những chỗ sai sót và nông cạn của mình mà kịp thời sửa chữa. bổ sung.

Theo tôi, tính cách của người Việt Nam nói chung có những nét như sau:

1 Tính vừa phải (chiết trung, trung dung), không thái quá, không cực đoan.
2. Tính linh động, mềm dẻo (không quá cứng nhắc).
3. Tính độc lập cao, tinh thần bất khuất.
4. Chuộng thực tế hơn viển vông (không thích chuyện xa vời).
5. Thích sự thoải mái, tự nhiên (đặc biệt ở Nam Bộ).
6. Giàu nghi lực (sức chịu đựng).
7. Can đảm, mưu trí.
8. Hiền hòa, nhân hậu, độ lượng, giàu lòng tha thứ, coi trọng tình nghĩa.
9. Thông minh, hiếu học.
10 Không quá khích, không hiếu thắng...
11. Tính lạc quan vui vẻ (hay cười).
12 Tính bất ốn đinh do thiếu nội lực.
13. Tự ái cá nhân lớn hơn tự ái dân tộc. Tự ái nhiêu hơn tự trọng (hay tự ái vặt)
14. Tính ăn xổi ở thì, không nghĩ đến cái lợi lâu dài, thường nghĩ đến cái lợi trước mắt.
15. Tính nghệ sĩ (nên hay bốc đồng).
16. Kém tưởng tưởng tượng và sáng tạo ít sáng kiến, giỏi bắt chước.
17. Kém tổ chức.
18. Kém óc phân tích.
19. Thiếu đoàn kết.
20. Trọng hư danh, ưa ninh hót.
21. ít tôn trọng kỷ luật, thiếu nghiêm túc trong công việc.
22. Thiếu tinh thần trách nhiệm (hay sợ trách nhiệm).
23. Giàu cảm tính, cảm xúc (nhạy cảm). Sống và làm việc bằng tình cảm hơn là lý trí (hay sợ mất lòng người khác) .
24. Thiếu tính chân thật, ngay thẳng.
25. Tư đức lớn hơn công đức, óc cá nhân lớn hơn óc xã hội.
26. Thiếu tính nhẫn nhục (vì thiếu tiểu nhẫn nên thường làm hư đại sự).
27. Thiếu tự tin, nhút nhát.
28. Vọng ngoại (Bụt nhà không thiêng).
29. Hay có óc cục bộ địa phương.
30. Óc chiến thuật hơn óc chiến lược
31. Tính tùy tiện, cẩu thả.
32. Lãng phí thời giờ và tiền bạc.
33. Tính coi trời bằng Vung (không coi việc gì trên đời là quan trọng cả).
34. Tính hay đố kỵ, ích kỷ, ưa dèm pha, nói xấu kẻ khác.
35. Tính bảo thủ, hay cố chấp, thành kiến.
36. Tính thích nhàn tản. Ham chơi hơn ham làm việc.
37. Tính thích danh hơn thích làm giàu (không quá coi trọng đồng tiền).
38. Tính hay bao biện, ôm đồm không coi trọng chuyên môn.
39. Tính không rõ ràng, thích nói' chung chung.
40. Tính hay tò mò, tọc mạch, ngồi lê đôi mách.
41. Tính láu cá, khôn vặt, ranh ma.
42. Tính hay thù vặt, hay gây gổ, đánh nhau vì chuyện không đâu.
43. Thích nói (viết) hơn làm. Thích chỉ huy (làm đầu gà hơn làm đuôi voi) nhưng lại kém về quản lý.
44. Hay để ý đến tiểu tiết hơn là đại thể.
45. Thường thấy gần, ít thấy xa.
46. Tính hay ăn uống (thích ăn nhậu). Trong những điểm tâm lý nói trên cá thể có một số nét tìm thấy ở các dân tộc khác như người Hoa, người Phi, người Mã Lai... Nói chung là không hẳn chỉ có ở dân tộc Việt Nam.

Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính chất trung bình của những đặc tính đã nêu của dân tộc Việt. Có nghĩa là nếu người Việt có tính thiếu kỷ luật hay thiếu tinh thần trách nhiệm thì cũng chỉ ở mức trung bình chứ không quá tệ vì đặc tính nổi bật của người Việt là tính trung dung, chiết trung (vừa phải).

Thứ hai là những nhận xét của tôi nhằm nói đến những đặc điểm của số đông, của cộng đồng chứ không nói đến những trường hợp đặc biệt của từng cá nhân mà ở dân tộc nào và lãnh vực nào cũng có. Thật ra những nhận xét trên đây còn có thể tìm thấy qua âm nhạc cổ truyền dân tộc, qua nghệ thuật nấu ăn của dân ta và qua kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam vì nó phản ánh một cách khá trung thực tâm lý dân tộc qua hàng ngàn năm nay.

Đã từ lâu tôi vẫn nhận thấy sự khác biệt về thể chất cũng như trong cách tư duy của người phương Đông với người phương Tây. Tôi đã đi đến một giả thuyết nhìn nhận rằng có một năng lực vũ trụ vô cùng lớn hình thành nên vạn vật, trong đó có các hành tinh.

Cổ nhân Đông phương gọi đó là Khí. Khí thì có âm, có Dương và luôn vận động cho nên nó tác động vào các hành tinh cũng dưới dạng âm Dương. Và do đó nó chi phối trái đất theo nguyên lý sau: Nửa phần phía Tây (bên trái) địa cầu thuộc Dương, nửa phần phía Đông (bên phải) địa cầu thuộc âm.

Nửa phần phía Bắc (phần trên) địa cầu thuộc Dương, nửa phần phía Nam (phần dưới) địa cầu thuộc âm. Phía Tây kể từ nước Hy Lạp qua đến nước Mỹ, còn phía Đông kể từ Thổ Nhĩ Kỳ và các nước ở vùng Trung Đông đến vùng viễn đông như Nhật Bản, Nam Dương quần đảo (Indonesia). Còn phía Bắc gồm các nước ở trên đường xích đạo như Âu Châu và Bắc Âu. Các nước ở dưới đường xích đạo như Phi Châu thuộc phía Nam. Qua các phân bố vô hình này của vũ trụ, ta thấy các nước thuộc phía Tây và ở phương Bắc thì rất cương dung, hiếu thắng vì thuộc Dương, còn các nước ở phía Đông và phía Nam thì hiếu hòa hơn và cũng âm tính hơn vì thuộc âm. Từ đó sinh ra một số tính cách rất tự nhiên về mặt tâm Sinh lý của người dân sinh sống đã lâu trên các phần lãnh thổ đó.

Điều lý thú là quy luật âm Dương này cũng phân bố cho từng nước tương tự thanh nam châm luôn có hai đầu khác nhau. Hễ đầu này âm thì đầu kia dương. Nếu ta bẻ gãy thanh nam châm thì thanh nam châm nhỏ cũng sinh ra hai đầu khác nhau như thanh nam châm lớn Tương tự như thế ở từng nước, phía Bắc thường có nhiều dương tính hơn phía Nam, do đó người phương Bắc (tôi muốn nói cư dân bản địa chứ không nói người từ xa đến) thường cương cường, hiếu thắng và thích vật chất hơn là người phương Nam. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy ở ngay chính dân tộc Việt Nam ta với cá tính của ba diện có nhiều điểm rất phù hhợp với quy luật trên. Ví dụ: người miền Bắc và Bắc Trung bộ đa số đều siêng năng, năng động, cương cường hiếu thắng (ba phần dương, hai phần âm) và thích hình thức, thích phô trương hơn là đa số người miền Nam và Nam Trung bộ (3 phần âm, phần dương). Quý vị độc giả có thể tận thấy những điều tương tự như vậy ở các dân tộc và quốc gia khác như ở nước Pháp, dân bản địa ở Paris tức là phía Bắc có cá tính mạnh mẽ, khéo léo và thích phô trương hơn dân ở Marseille (chất phác, bộc trực, cởi mở hơn như tính cách của dân Nam Bộ Việt Nam).

Tất nhiên, việc hình thành cá tính của từng dân tộc hay mỗi miền còn tủy thuộc nhiều yếu tố khác nữa như yếu tố về địa lý gồm khí hậu, thổ nhưỡng, sản vật, thức ăn, nước uống tại bản địa cũng như thực vật, động vật và sau cùng đến yếu tố lịch sử, xã hội, di truyền (gien). Nhưng những điều vừa nêu trên chỉ là phần Hậu thiên còn phần Tiên thiên là phải nói đến sự phân bố tự nhiên của vũ trụ mà tôi vừa trình bày ở trên.

Các điều tôi vừa trình bày tạm cho là hợp lý, nhưng chắc chắn có người sẽ nói tại sao Úc là xứ ở phương Nam lại thuộc về Đông phương mà dân Úc lại không có tính cách như các dân tộc phương Đông. Xin thưa dân Úc châu ngày nay chủ yếu là dân Anh quốc di cư sang, bên cạnh đó còn có một sớ dân Châu Âu khác, sau này lại thêm các dân tộc châu Á, cho nên không phù hợp với nguyên lý trên vì họ không phải là dân bản địa thuần túy, tức là dân sinh sống ở đó từ hàng nghìn năm về trước. Nhưng nếu họ ở lâu đến hàng trăm, hàng nghìn năm sau thì chắc chắn cá tính sẽ thay đổi, không giống với dân chính gốc (tương tự dân Nam Bộ Việt Nam vốn có gốc từ miền Bắc và Trung, nhưng ai cũng thấy sau ba trăm năm di cư vào Nam, cá tính của dân Nam Bộ hiện nay có nhiều điểm rất khác với dân Bắc Bộ và Trung Bộ).

Nói chung các nước ở vùng nhiệt đối (xứ nóng), ở gần xích đạo thì kém dương khí, có thể nói là âm hơn các nước ở ôn đới (xứ lạnh) luôn có nhiều dương khí hơn. Nước Việt Nam ở gần xích đạo nên so với Trung quốc và Hàn quốc, Nhật Bản thì kém Dương hơn, do đó vóc người và xương cốt nhỏ nhắn hơn cá tính cũng ôn hòa hơn, không quá khích như hai dân tộc trên. Tuy nhiên nói chung căn cứ vào sự phân bố của đồ hình Thái cực trên, Việt Nam thuộc dạng không quá Âm hay quá Dương mà ở trung bình. Do đó tính khi người Việt Nam tương đối quân bình. Từ đó suy ra các đức tính - khác của dân tộc ta.

Để hiểu rõ thêm tính cách của các dân tộc xét theo quan điểm Âm Dương, tôi xin liệt kê các yếu tố Âm Dương dưới đây:

1. Âm: yếu đuối, hiền hòa, chất phác, thụ động, thiên về tư tưởng, những gì vô hình hơn là hữu hình. Che nên chuộng khoa học tâm linh, chuộng triết học.

2. Dương: mạnh mẽ, dữ tợn, năng động, thiên về vật chất, những gì hữu hình hơn là vô hình. Cho nên chuộng khoa học kỹ thuật hơn là khoa học tâm linh.

Tuy nhiên, thế giới ngày nay đang nối kết lại làm một. Hai khối Đông Tây đều ảnh hưởng lẫn nhau cho nên không còn bản chất nguyên thủy như vừa trình bày. Phương Đông cũng chuộng và áp dụng khoa học kỹ thuật của phương Tây mà trước đó mình chưa có, chưa biết và phương Tây cũng đã học tinh thần triết học của Đông phương như Phật giáo, Thiền (Zen), Khổng giáo, Lão giáo mà trước đó họ không có.

Khi đã nắm vững và thống nhất các điều cơ bản về Âm Dương nói trên chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy dân tộc ta thiên về âm tính nhiều hơn là dương tính. Đó là nguyên lý căn bản trong Đông y mà nhiều người đã biết. Ngoài ra cũng cần nên biết trong Âm bao giờ cũng có Dương và trong Dương bao giờ cũng có Âm. Do đó, nếu nói dân tộc ta thuộc Âm, điều đó cũng có nghĩa là dân ta có phần thiếu Dương ở bên trong (vì trong thái âm luôn có thiếu dương ẩn tàng), tức là bên ngoài thì mềm (âm), bên trong là cứng (dương). Cho nên khi dân tộc ta có tính Âm nhiều hơn Dương, điều đó cũng có nghĩa là đường hướng chúng ta trong tương lai sẽ phải tăng cường phần Dương lên để cho dân tộc ta được quân bình âm dương thì sẽ trở nên vững mạnh và từ đó mới phát triển tốt được.

Cần lưu ý là âm hay dương cũng đều có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Cho nên trước hết tôi nói về mặt tiêu cực của dân tộc ta. Sau đó tôi sẽ nói về mặt tích cực trên cơ sở giả định là Dân tộc Việt Nam thuộc âm (nói cách khác là mang nhiều tính âm).

1. Ở Việt Nam, đàn ông hầu hết đều đi xe máy của nữ. Chúng ta sử dụng nó một cách tự nhiên vì nó hạp với bản tính chúng ta. Điều này ở các nước phương Tây (vốn dĩ dương nhiều hơn) ít thấy. Vì đàn ông là họ đi xe đàn ông như mô tô, thường là phân khối lớn, ít ai đi xe Honda dame hay xe tay ga như ở xứ ta. Vì đàn ông Tây phương cho đó là xe của nữ, họ không sử dụng vì thấy có vẻ mềm yếu quá, và nếu họ đi thì bị đàn bà cười cho.

2. Dân mình hay ăn, uống. Đó cũng là tính cách của đàn bà. Quá nhiều quán xá, nhà hàng lừ nhỏ đến lớn, kể cả các quán cóc vỉa hè và lúc nào ở đâu cũng thấy có người ăn uống. Ai cũng biết đàn bà hay ăn vặt hơn so với đàn ông. Cho nên đây cũng là biểu tính của nữ.

3. Dân mình làm gì cũng bé tí, ít thích những gì khổng lồ, to đùng khác với dân Mỹ vì tính rất dương cho nên thường thích những cái to đùng, khổng lồ, vĩ đại cao ngất; Từ đó thích buôn bán nhỏ, suy nghĩ nhỏ, ước muốn nhỏ, cất nhà nhỏ, làm tượng đài nhỏ, kế hoạch nhỏ.

4. Dân mình hay để ý và câu nệ, chấp nhất những cái vụn vặt, tủn mủn, tiểu tiết cho nên nhiều khi quên mất cái lớn (tiểu tiết làm hỏng đại sự). Cho nên thường thì chuyện lớn dễ bỏ qua nhưng chuyện nhỏ thì quyết không tha.

Đây cũng là thuộc tính của nữ, vốn dĩ rất vị tha nhưng cũng rất hay sa vào tiểu tiết để trở nên khó chịu, nhỏ mọn, chấp nhất.

5. Dân mình hay đố kỵ, xuất phát từ lòng ganh ty do đó hay bới móc chuyện thiên hạ... dèm pha, nói xấu kẻ khác. Đây cũng là thuộc tính của nữ hay ngồi lê đôi mách hơn đàn ông.

6. Dân mình ít nghĩ xa. Tầm chiến lược thường ngắn hạn. Không thích bàn chuyển viển vông, xa vời mà thích chuyện thực tế ngắn hạn. Đây cũng là tính của nữ. Có thể ví von: đàn ông là đèn pha đàn bà là đèn code. Vì tính âm nhiều hơn nên sinh ra thế, nhìn gần thì rất rõ, nhìn xa thì mờ, không thích những kế hoạch dài hạn mà hay thích những kế hoạch ngắn hạn, từ đó để đi đến chỗ ăn xổi, ở thì...

7. Dân tộc ta có tính hay thay đổi. Trên báo chí thỉnh thoảng vẫn đăng tải các ý kiến của các thương gia ngoại quốc là kế hoạch làm ăn của ta thường thay đổi xoành xoạch khiến cho họ không biết đường mà làm ăn với ta. Đây cũng là thuộc tính của nữ. Vì nữ bản tính mềm yếu, hay thay đổi, dễ nghe lời kẻ khác nên có câu cưới vợ thì cưới liền tay, đừng để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.

8. Dân Việt Nam thường ít có thái độ rõ ràng, dứt khoát, cụ thể (hay nói nước đôi). Trong làm ăn cũng như xử thế thường là như vậy khiến cho các đối tác rất khó làm việc. Đây cũng là một đặc tính của phụ nữ, thường ít khi trả lời rõ ràng về mọi vấn đề (muốn hiểu sao cũng được), nhất là trong vấn đề tình cảm.

9. Ít tự tin, kém sáng tạo, mà lại hay vọng ngoại, giỏi bắt chước hơn. Điển hình là gần đây thanh niên, thiếu nữ ta đua nhau bắt chước mốt ăn mặc, sinh hoạt kiểu Hàn Quốc. Cho nên thường học giỏi nhưng lại ít có phát minh.

10 Đa số dân mình suy nghĩ, làm việc cư xử theo tình cảm ít theo lý trí. Đây cũng là một đặc tính của nữ. Trên đây là xét về mặt tiêu cực của tính âm. Còn về mặt tích cực thì dân ta cũng có lắm điều hay như:
- Tính chịu đựng nhẫn nại cao (vốn là thuộc tính của nữ).
- Tính bao dung, hay tha thứ.
- Tính khéo léo, linh động trong giao tiếp, xử lý.

Ta còn có thể nêu ra thêm một số mặt tích cực của tính âm nhưng thiết tưởng bây nhiêu đó cũng đã cho ta thấy rõ dân ta bản chất vốn thiên về âm nhiều hơn là dương (chứ không phải không có Dương tính vì trong âm bao giờ cũng có Dương – âm trung hữu Dương căn).

Những luận cứ và nhận định trên đây của tôi nhằm giúp cho chúng ta hiểu rõ mình là ai, như thế nào để dễ dàng phát huy ưu điểm, khắc phục hay hạn chế khuyết điểm. Như thế không có gì đáng ngại mà trái lại còn giúp cho dân tộc ta phát triển mạnh hơn.

Vì ta sẽ phát triển trên cơ sở chọn những gì hợp bản chất, cơ địa của mình làm. Như trong việc đào tạo các võ sinh của các vị thầy hồi xưa là căn cứ vào thể hình và tính khí của học trò mà dạy cho họ môn võ phù hợp. Ví dụ: đối với người nhỏ con, lanh lẹ thì dạy hầu quyền, đối với người cao gầy thì dạy hạc quyền, với người mạnh mẽ, vạm vỡ thì dạy hổ quyền, hồng gia quyền. Hoặc người nhỏ con yếu sức thì học Aikido hay Judo tốt hơn là học Karate hay Taewando. Cho nên sau khi đã xác định bản tính hay khuynh hướng của dân tộc ta là âm thì ta sẽ có các chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển đất nước theo hướng phù hợp với bản tính dân tộc và địa hình đất nước ta. Vì sẽ rất sai lầm và đi vào chỗ bất thuận lợi khi ta định hướng phát triển như nước khác vốn có tính Dương nhiều hơn ta và địa hình của quốc gia họ cũng khác ta. Cụ thể hơn, ta có thể định hướng học tập, nghiên cứu xây dựng phát triển về ngành y học (y học dân tộc và y học hiện đại), nhất là về ngành vi phẫu thuật, tai, mắt, mũi, họng, tim), dưỡng sinh, vi tính, du lịch, dịch vụ, văn chương, thi ca, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, nhiếp ảnh, tiểu thủ công nghiệp, nghề gốm sứ, may mặc, thêu thùa, giải phẫu thẩm mỹ (thay vì xây dựng, phát triển về cơ khí nặng, vũ khí quân sự). Các loại thể thao nhẹ như bóng bàn, vũ cầu, cờ vua, thay vì tập trung cho bóng đá, quần vợt, bóng chày... Vì những cái này thuộc Dương đòi hỏi nhiều thể lực thích hợp với dân tộc Dương tạng như Đại Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản, hay các dân tộc Âu Mỹ hơn là dân tộc ta.

Có lẽ chúng ta không nên buồn vì biết dân tộc ta thuộc âm nếu các bạn đồng ý với quan điểm của tôi vì âm không phải là xấu mà Dương cũng không phải là hay, nếu xét phạm trù Âm Dương cả hai đều có giá trị ngang nhau, và đều có mặt mạnh lẫn mặt yếu. Vấn đề ở đây là cần biết rõ ta là ai? Như thế nào? Để xây dựng đất nước cho tốt đẹp và nhanh hơn nếu chúng ta không nhận định nhầm về mình. Cho nên khi nắm rõ điều này, ta sẽ đinh hướng đúng trong việc xây dựng đất nước. Và như thế sẽ làm cho đất nước ta tiến bộ rất nhanh. Vì ai cũng biết cái gì hợp thì sẽ mau kết quả và lâu bền và trái lại. Trong việc làm ăn buôn bán, chứa bệnh, ăn uống cũng như quan hệ vợ chồng, ai cũng thấy rõ điều này.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Sống luôm thuộm, nói thô tục

    19/08/2005Vương Trí NhànGần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội đi tới trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận...
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • Hãy tự xét mình

    18/01/2004Hoàng TámMấy năm gần đây người ta hay nhắc đến cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí" của Bá Dương (bản dịch Nguyễn Hồi Thủ), nói việc người láng giềng phương Bắc tự soi gương để nhận diện "cái xấu xí" của mình, "tự sỉ" mong sửa chữa để vươn lên. Bá Dương cũng nêu tấm gương của những người ở Mỹ và Nhật đi trước ông, viết sách tự phê phán "cái xấu xí" của mình.
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí"

    13/11/2003Người Trung Quốc xấu xí (Chõu lòu de Zhong Guó rén) tập hợp những bài viết và nói chuyện từ năm 1977, và lần đầu được dịch ra tiếng Việt vào đầu hè 1998 tại Paris do dịch giả Nguyễn Hồi Thủ dịch từ một bản in ở Trung Quốc (TQ) của tác giả Bá Dương (Bo Yang) sau một chuyến đi TQ cách đó năm năm. Sau đó cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ... đã tham gia tranh luận rất nhiều về "Người Trung Quốc xấu xí" và "Người Việt xấu xí". ChúngTa.com xin đăng tải một bài viết tóm tắt về "Người Trung Quốc xấu xí" và tâm sự của một người Việt đã xa quê hương đất nước 30 năm.
  • Những tính cách trì níu dân tộc Việt

    11/11/2003Giáo sư Nguyễn Chung TúChúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
  • xem toàn bộ