Những tính cách trì níu dân tộc Việt
Chúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
Câu hỏi ấy đang là câu hỏi thôi thúc hôm nay. Cứ lấy bạn bè và cuộc sống xung quanh cùng bao câu chuyện kể truyền miệng làm ví dụ. Và thử đặt ra vài câu hỏi thô sơ mà hỏi nhiều người. Trang trải nỗi niềm của riêng mình và không chỉ của riêng mình, mà của cả một lớp trẻ còn có một chặng đường dài ở phía trước để đi lên, nên rất mong nhận lại một sự bày tỏ đầy thiện ý, dù là nghiêm khắc hay khắt khe.
Nhược điểm thứ nhất: sự thiếu hụt đạo đức. Người Việt Nam thừa trí tuệ. Người Việt Nam cũng rất khéo tay. Nhưng nhiều người Việt Nam ngày nay không coi đạo đức là điều kiện tiên quyết của cuộc sống.
Chúng ta có nhiều ví dụ nhỏ về việc này... Nên tôi chỉ lo rằng nếu thiếu đạo đức, người nào cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi vật chất trước mắt của mình, không nghĩ tới người khác, không nghĩ tới gia đình, không nghĩ tới xã hội, không hiểu nổi rằng ở đời có những giá trị cao hơn tiền bạc và quyền lợi của mình nằm trong quyền lợi xã hội. Tham nhũng bắt nguồn từ đó, và kẻ tham nhũng không hiểu nổi rằng: "mình không thể hạnh phúc khi, trừ mình, mọi người đều khổ sở" (Jean Paul Satre).
Nhược điểm thứ hai: trong kinh doanh người Việt Nam hay bắt chước nhưng thiếu sáng tạo. Thấy người khác bán phở thành công ta cũng mở hàng phở ngay bên cạnh, từ đó hình thành một phố "phở" cạnh tranh lẫn nhau rồi làm suy yếu lẫn nhau.
Ở nhiều khu vực kinh doanh ăn uống của người Hoa, bên cạnh xe hủ tiếu là xe mì, rồi bột chiên, cháo gà, rồi sâm bổ lượng. Người Nhật đã từng bắt chước công nghệ nước ngoài, nhưng không sao chép máy móc. Nắm được bí quyết, họ liền sáng tạo, thêm tính năng, tác dụng, tiện nghi; cải tiến không ngừng để biến cái cũ thành cái mới, biến công nghệ nước ngoài thành công nghệ Nhật.
Nhược điểm thứ ba: người Việt Nam thiếu sự trì chí trong sự nghiệp làm giàu. Ta từng nghe những nhà tư sản người Hoa khi mới sang Việt Nam chỉ có chiếc quần "xà lỏn" và gánh ve chai. Vậy mà ba chục năm sau, nhờ trì chí và cần kiệm, họ lập nên cơ nghiệp lớn.
Ta khó tìm thấy tấm gương tương tự ở Việt Nam. Trái lại, có những điền chủ giàu "nứt đố đổ vách" nhưng chỉ biết tiêu xài phung phí từ đời cha đến đời con, dẫn đến tiêu tan sản nghiệp. Hoặc có những kẻ muốn làm giàu thật nhanh bằng phương cánh bất chính, để rồi "bạo quát, bạo tàn". Họ không biết rằng gây dựng một sản nghiệp cũng giống như trồng một vườn cây lâu năm, không thể "ăn xổi ở thì".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh Bùi