tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
"/>tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
"/>

Khoa học hiện đại và triết học

06:03 CH @ Chủ Nhật - 24 Tháng Chín, 2006

Trong bài "văn hoá khoa học và văn hoá nhân văn" trên Tạp chí Văn học, số 2 năm 1994, tác giả Hoàng Đình Phu đã viết như sau: "Khoa học chỉ là một kiểu nhận thức, chứ không phải là kiểu nhận thức duy nhất... còn có những kiểu nhận thức... dựa vào trực giác, vào suy tư, vào các hoạt động nội tâm". PaulFeyer, nhà triết học Mỹ cũng đưa ra một luận đề: đường vào khoa học không chỉ là một tuyến tính mà là "hỗn loạn" (anarchiste), là "đa nguyên".

Trong lịch sử khoa học, người ta coi phát minh về lý thuyết tương đối của A.Einstein là sự mở đầu cho khoa học hiện đại, bởi vì từ đây con người khám phá ra một thế giới mới và gắn liền với nó là một phương pháp khoa học hoàn toàn khác về chất so với khoa học cổ điển. Trong cuốn Cơ cấu cách mạngkhoa học, nhà triết học người MỹThomasKuhn cho rằng mỗi thời kỳ phát triển bình thường của khoa học đều có một hệ thống chuẩn tương ứng: hiện nay là hệ chuẩn kiểu Einstein, trước đó là hệ chuẩn kiểu Newton. Nhà triết học người Pháp G.Bachelar lại cho rằng mỗi giai đoạn phát triển của khoa học là một sự gần đúng: lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của Newton là sự gần đúng thứ nhất, còn lý thuyết tương đối của Einstein là sự gần đúng thứ hai.

Vào đầu thế kỷ XX, Einstein cùng với Planck đã làm một cuộc “cách mạng khoa học", đưa đến một hệ thống giá trị mới chi phối cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sự khám phá một quy mô lượng tử không thể nhận biết được bằng giác quan với những định luật hoàn toàn khác với những định luật có thể nhận biết được trong đời sống hàng ngày. Đó là đóng góp quan trọng nhất của khoa học hiện đại vào tri thức nhân loại. Tư tưởng này đã đặt nền móng cho một cách nhìn mới về thế giới: thế giới các sự kiện lượng tử hoàn toàn khác hẳn với thế giới mà cách đây hơn một thế kỷ do Newton khám phá.

Sự kiện lượng tử không thể tách ra được như một vật thể đã chứng tỏ rằng thếgiới, đó còn là thế giới của những mối liên quan với nhau giữa mọi sự vật, của các quan hệ, các tác động qua lại. Hơn nữa, thực thể lượng tử vừa là hạt, vừa là sóng. Ở đây tính liên tục và tính gián đoạn cùng tồn tại hài hoà. Mặc dù, năng lượng biến đổi theo những bước nhảy, nhưng thế giới nhìn được của chúng ta vẫn là thế giới của tính liên tục. Thế giới mới là thế giới của sự sôi động thường xuyên của sinh và huỷ, của chuyển động với những tốc độ kinh khủng. Năng lượng tập trung ở quy mô vô cùng nhỏ nhưng có thể đạt tới những giá trị rất lớn, là điều khó có thể hình đung được trong cách suy nghĩ của chúng ta.

Đối vời chúng ta, hình như các hạt lượng tử liên hệ với nhau bằng một liên thông bí ẩn, bởi vì chúng vượt qua hàng rào không gian và thời gian. Hai Photon tương tác với nhau không phải theo cách những hạt có thể hình đung trong một không gian Newton, tức như những tiểu thể. Đối với nhà vật lý học lượng tử, những từ như "hạt", "quỹ đạo"... đều là nghi đề. Về chủ nghĩa bất định, ở đây không nên hiểu đó là một lý thuyết về sự mù mờ, là một chủ nghĩa bất khả tri, mà chính là để nói rằng hạt lượng tử biểu diễn trong không gianvà thời gian(như trong vật lý học Newton), do vậy, hiển nhiên là không thể hình dung nó bằng trí tuệ được, tức là vượt qua khuôn khổ của một lập luận logic của vật lý học cổ điển mà loài người đã quen dùng. Cho nên, dường như muốn nắm được nó, nó lại trượt khỏi tay ta. Và đường như nhà vật lý muốn phát triển lý thuyết của mình nhưng lại không sao lý giải được chính xác từ vựng của mình. RichasdFpynman, trong cuốn Bản tính vật lý,đã băn khoăn viết rằng: "Tôi rất muốn khai phá thế giới mà không tìm đâu ra được định nghĩa".

Cho đến thế kỷ XIX, vật lý học Newton là một chủ nghĩa quyết địnhbất di bất dịch: vạn vật đều gắn bó với nhau, những nguyên nhân như nhau bao giờ cũng sinh ra kết quả như nhau. Đó là những quy luật "thép" chi phối sự tiến hoá không sao cưỡng lại được. Nhưng bên cạnh những quy luật ấy, những cái tất yếu ấy, như một dòng nướcxoáy cái ngẫu nhiên cứ ùa vào tư tưởng khoa học. Những quy luật chồng chéo lên nhau trong tự nhiên nhưng vẫn chừa nơi vùng vẫy cho cái ngẫu nhiên. Sự tiến hoá của sinh quyển của chúng ta phải chăng là kết quả của một dự án phức tạp diễn ra theo một kịch bản đã được thiết kế chặt chẽ từ trước, cho nên ta chỉ còn nhiệm vụ mô tả và phân tích nó. Hoặc không phải thế, mà đó là kết quả của một chuỗi sự kiện ngẫu nhiên, giờ đây vật lý học cổ điển không còn khả năng cho ta một lời giải đáp.

Vì sức sống của cái ngẫu nhiên nằm trong thực tại, cho nên thực tại bao chứa cái không thể tiên đoán, cái bấp bênh.Và đó chính là nền tảng của lý thuyết hỗn.độn. Như vậy, bản thân thực tại là hỗn độn, chứ không do sự bất cập của hệ thống tri thức của chúng ta, hay không do sự không hoàn hảo của thiết bị kỹ thuật của chúng ta. Trong thế giới hỗn độn, đầy ngẫu nhiên, nhiều dự đoán gần như không sao thực hiện được bởi vì một nguyên nhân bé có thể dẫn đến những hiệu quả to , cực to mà con người dường như không tưởng tượng nổi. Nhà khí tượng học người MỹEdwardLorenz đã đưa ra một hình ảnh nổi tiếng để nói về cáải không thể dự đoán được của con người. Đó là cái đập cánh của một con bướm ở vùng Amazone có thể gây nên một trận cuồng phong ở bờ biển Bretagne.

Cùng với lý thuyết về hỗn độn, lý thuyết về phức hợp cũng không kém phần bí ẩn. Nhà triết học người PhápEdgarMorin cho rằng "Tín điều của một thứ chủ nghĩa quyết định đã sụp đổ bởivì vũ trụ không bị chi phối bởi chủ nghĩa quyền tuyệt đối của trật tự mà còn bởi mối quan hệ dialogique giữa trật tự, rối loạn và tổ chức". Phức hợp như vậy, một mặt, là sự liên kết, và mặt khác, là sự chấp nhận thách thức của sự không chắc chắn. Nguyên lý dialogique đã nối hai nguyên lý hay hai khái niệm đối kháng nhau, nhưng không tách rời nhau và đều cần thiết để hiểu rõ thực tại. NielsBohr cho rằng hạt vật lý vừa là hạt, vừa là sóng. Pascal viết: "Đối nghịch với sự thục không phải là sai lệch mà là một sự thực đối nghịch”. Bohr nói rõ hơn: “Sự ngược lại của sự thực thông thường là một sai lệch vô lý, nhưng sự trái ngược của một sự thực sâu sắc thì bao giờ cũng là một sự thật sâu sắc .

Rõ ràng, khoa học hiện đại đã tạo dựng một quang cảnh mới và đã đóng lại thời kỳ tôn thờ cái châm ngôn khoa học “càng đơn giản thì càng đẹp, càng đúng", đã mở màn cho một châm ngôn khoa học mới "càng phức hợp, càng hỗn độn thì càng hiện thức". Càng hiện thực bởi vì cái bị quy định theo tinh thần nhân quả máy móc đã nhường bước cho cái khả thể, cái tất yếu không còn một mình thống trị mà buộc phải chấp nhận có cả cái ngẫu nhiên. Khoa học hiện đại đã đặt đúng vấn đề: khoa học cổ điển đã sa vào một cuộc khủng hoảng nổi trội lên ở sự phi lý của lý trí thực nghiệm và từ đó xoá bỏ sự hiện diện của con người với tư cách là chủ thể quan sát trong quá trình nhận thức thực tại vật lý. Dường như khoa học hiện đại đang đứng tại chỗ dò những ngõ cụt và những nghịch lý cản đường.

Nhà triết học người Đức Jaspers đã viết rằng: Cuộc khám phá vũ trụ cho ta thấy khoa học thực nghiệm chưa hoàn thành được công việc. Triết học phải tiếp tục công việc mà khoa học bỏ dở. Whitehead, nhà triết học Anh, nói rõ chỗ bỏ dở đó là khoa học nói chung không đi tới cùng những vấn đề mà nó nêu lên. Bởi vì, đến lúc mà những thử, sai kinh nghiệm không thực hiện được thì những vấn đề đó sẽ như rơi vào đám mây mù. Nhưng, theo ông, dũng cảm và có thể gọi là táo bạo nhất, bởi vì, bao giờ trong những điều kiện ít thuận lợi nhất, triết học học cũng tự mình đứng ra để trả lời những vấn đề lớn nhất của thời đại. Sự phát triển của khoa học hienẹ đại đang chứng minh điều khẳng định trên: nhà khoa học và nhà triết học đã, đang và sẽ đồng hàng với nhau trong sự tiến bước.

Người ta nghĩ rằng nguyên lý bất định chỉ có thể áp dụng vào cái vô cùng nhỏ ở quy mô lượng tử, còn ở quy mô lớn thì có những quy luật tương ứng vững chắc như bê tông ngự trị. Nhưng, rõ ràng là trong những điều kiện nhất định, nguyên lý về hôn độn vẫn tồn tại ngay ở quỹ đạo của hành tinh. Chẳng hạn, một trong những vệ tinh của sao Mộcđi theo một quỹ đạo kỳ quặc, đến nỗi không sao đoán được trước hướng đi của nó trong ba ngày tới. Không phải vì các dụng cụ của chúng ta không thích hợp, không thể quan sát, nghiên cứu được nó, mà bản thân nó là một bất khả thể. Từ đó, người ta đi tới kết luận rằng đứng trước vũ trụ hỗn độn này, tuy ta không rời mắt khỏi những biển chỉ dẫn của tri thức khoa học, nhưng để định hướng trong cuộc sống ta cần đến những ngon đèn khác nữa.

Thiên văn học hiện đại không thể không gợi nên những băn khoăn về ý nghĩa tột cùng của vũ trụ.Đây không còn là vấn đề của khoa học mà là của triết học. Thiên văn học, môn khoa học hình như đi tới gần cội nguồn của những điều bí ẩn của tồn tại, đi tới những miền mà vật lý học hầu như hoà lẫn vào siêuhình học.

Ở phương Tây, cho đến nay người vẫn trung thành với định nghĩa của nhà khoa học, nhà triết học lớn Descartes về siêu hình học. Trong nhưng nguyên lý của triết họcDescartes viết: "Toàn thể triết học như một cái cây mà rễ là siêu hình học, thân là hình nhi hạ học". Trước hết, đó là những sự vật như bản thể nói chung, nhất là Thượng đế, là những bản thể tinh thần được làm ra từ hình ảnh của Người (Bossuet), đó là toàn thể những tri thức do năng lực nhận thức a priori đưa lại (Kant), đó là tri thức trực giác của cái tuyệt đối và một cách ưu tiên của cái tinh thần (Bergson). Còn có thể kể tiếp nhiều ý tưởng tương tự. Tất cả các chân lý của siêu.hình họe, nói như Husserl, đều là cái bất biến, nói như J.P.Sartre, là cái vô bằng, nó là nguyên nhân của chính nó.

Einstein đã nói một câu nổi tiếng về sự bất cập của chủ nghĩa duy lý: Điều khóhiểu nhất của thế giới làcó thể hiểu được thế giới, có nghĩa là mặt phi lý nhất của thế giới là ở tínhduy lý của nó. Cho nên, để thực hiện khoa học trong quan hệ con người - tự nhiên, không chỉ có sự tương hợp giữa tư duy, tức lý trí và tự nhiên, mà còn cần một nhân tố thứ ba - Einstein gọi đó là trực giác- với chức năng là hình thức nhận thức tức thờicủa con người trong sự hình thành những phát minh khoa học lớn.

Người ta cho rằng chủ nghĩa quy giản ca tụng một thứ chủ nghĩa nhị nguyên tầmthường, sai lầm và tĩnh tại đã không biết, đã quên lãng nhân tố thứba này của sự nhận thức. Trực giác mà Einstein nói ở đây chính là sự tưởng tượng của con người vượt ra ngoài vòng cương tỏa của lý trí. Vậy, tính ưu tiên dành cho năng lực nào của nhận thức? Einstein khẳng định: "tưởng tượng quan trọng hơn tri thức". Nhà bác học về sinh học phân tử Fracois Jacob cho rằng trong công việc của nhà khoa học cũng như trong công việc của nhà nghệ sĩ, yếu tố tưởng tượng ít nhất lúc bắt đầu, rất giống nhau. Ông nói: "Co ngựa phi, con chim bay, con bọ chét nhảy. Còn chúng ta thì hoạt động với sức tưởng tượng của mình". I.Prigorine (giải thưởng Nobel về hoá học) cũng đề xướng chủ đề về “sự liên minh” giữa con người và vũ trụ. J.Monod (giải thưởng Nobel về y học) cũng góp phần vào vấn đề lớn chung đó. Xem xét lịch sử khoa học thì đặc trưng về tư duy nói trên ở nhà khoa học cũng không hoàn toàn là bất ngờ. Từ thời cổ đại, Aristote chả đã nói rằng “khoa học bắt đầu từ sự ngạc nhiên” hay sao?

"Ngọn đèn" soi đường cho khoa học mà các nhà khoa học lớn truyền tay nhau đã được Tuyên bố Venisethắp sáng lên: “Sự gặp gỡ bất ngờ và bổ ích giữa khoa học với các truyền thống khác nhau trên thế giới cho phép ta nghĩ đến sự xuất hiện một cách nhìn về loài người, thậm chí một chủ nghĩa duy lý mới có thể dẫn đến một triển vọng siêu hình học mới". TheoTuyên bố Venise, trong hoạt động khoa học trước đây, người ta đi theo một chủ nghĩa nhị nguyên đối lập khoa học và siêu hình học, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý, vật chất và tinh thần... Ngày nay, chủ nghĩa nhị nguyên đó đã bị vượt qua, cho nên một chủ nghĩa duy lý mới, tính duy lý bội của khoa học, một siêu hình học mới đã xuất hiện. Khoa học ngày nay không phải là "tháp ngà" dành riêng cho chủ nghĩa duy lý: mọi tinh lực của con người đều cần có mặt ở đấy để góp một tiếng nói chung, để tranh luận về thế giới, để tìm những phương thế can thiệp vào thế giới ấy.

Chủ nghĩa thực chứng chỉ sùng bái khoa học. Vì vậy, chủ nghĩa duy khoa học của nó đối lập với tất cả những gì có trước nó, khác nó mà nó gọi là truyền thống.Truyền thống là toàn bộ các học thuyết, các tập tục tôn giáo, tâm lý, đạo đức, là toàn bộ thông tin ít nhiều mang tính truyền thuyết liên quan tới quá khứ. Tóm lại, đó là toàn bộ những hiểu biết trong sự tiến hoá tinh thần của con người về vị trí, về mối quan hệ của con người trong các thế giới khác nhau. Toàn thể những hiểu biết ấy, mặc dù có những hình thức đa dạng trong giao lưu, và có những biến dạng do thời gian và lịch sử gây nên, nhưng nhìn chung là bền vững, bất biến và vĩnh cửu. Cho nên chúng mang tính siêu hình rõ ràng.

Khoa học trước đây đối lập với truyềnthống ít nhất ở mấy mặt sau đây:

Khoa học dựa trên sự nhận thức thực tại qua trung gian lý tính, trí tuệ, kết cấu logic và toán học. Trái lại, truyền thống suy ngẫm, phát hiện, nhận biết trực tiếp về thực tại bằng thể xác, bằng bản năng, bằng cảm giác bằng niềm tin. Nó coi tư duy thân xác tế vi, cao hơn tư duy logic.

Khoa học giả định rằng một tiền đề nào đó về sự tồn tại của một thực tại khách quan phải được chứng minh trong một không gian, thời gian xác định. Trái lại, truyền thống luôn khẳng định rằng thực tại không gắn với không thời gian. Vấn đề là chỉ cốt sao tìm được bản thể đích thực của đối tượng bằng việc hoà nó vào một thực tại duy nhất, bao hàm tất cả.

Khoa học thực hiện thí nghiệm. Thí nghiệm đó được truyền đạt và được lặp lại, được xác định một cách khách quan và ở mức tối đa. Thí nghiệm là quan toà tối cao của khoa học. Trái lại, trong rất nhiều trưởng hợp, truyền thống không thể truyền đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên, nó là “vô ngôn". Thí nghiệm của truyền thống là duy nhất, là triệt để vượt qua những phạm trù logic thông thường.

Khoa học quan tâm chủ yếu đến hiệu quả ở mức cao nhất, trên phương diện tính vật chất trực tiếp, nhằm dẫn tới những phát minh. Trái lại, truyền thống có quyền không tính tới hiệu quả đối với tính vật chất không gian - thời gian, tính vật chất trực tiếp của quan sát.

Tóm lại, khoa học hiện đại vẫn khác với truyền thống về bản chất, cả về phương điện huy động và về mục đích. Chúng như hai cực của một mâu thuẫn, hai cái nan hoa của một bánh xe. Tuy khác nhau, nhưng chúng luôn luôn hướng về một tâm: đó là con người và sự tiến hóa của con người. Đây là nguyên lý về sự cần thiết đối với truyền thống của khoa học hiện đại.

Thế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay. Và bây giờ, đến lượt nó, nó lại chứng minh cho triết học theo nguyên lý của lý thuyết phức hợp rằng tư duy lý trí và tư duy không lý trí, hoạt động của tư duy khoa học và của tư duy siêu hình học vừa có sự phân biệt,vừa có sự liên kết không tách rời.

Để làm rõ ý tưởng này, chúng tôi xin đề cập tới phát minh khoa học của RogerSperry về chức năng cao cấp của não - phát minh đã đưa lại cho ông giải thưởngNobel về sinh lý và y học. Trước khi có phát minh này, nhà thần kinh học người PhápPierrePaulBroca đã chứng minh rằng vùng tiếng nói nằm ở bán cầu trái của não. Còn nhà sinh lý học người NgaPaplov cho rằng ở nhà nghệ sĩ thì trội ở bán cầu phải - bán cầu mang tính tổng thể, còn ở nhà tư tưởng thì trội ở bán cẩu trái - bán cầu có tính phân tích. RogerSperry đã đề xướng một lý thuyết chặt chẽ về chức năng riêng của từng bán cầu. Hoạt động của bán cầu trái mang tính phân tích, trình tự duy lý. Hoạt động của bán cầu phải mạng tính tổng hợp, tổng thể , trực giác. Ông khẳng định rằng não chỉ đạt tới mức hoạt động cao nhất khi có sự hợp tác các chức năng giữahai bán cầu.

Như vậy, trong sinh lý học chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý, khoa học và siêu hình học không còn chỉ là những tư biện, những điều bày đặt của nhà triết học, mà đã có những chứng cứ mạnh mẽ. Vấn đề lớn nhất đặt ra cho triết học là trong não người không phải chức năng này tiêu diệt chức năng kia, mà là cùng hợp tác để tạo nên con người.

Gắn khoa học với siêu hình học, khoa học hiện đại đã đặt con người vào trung tâm của quá trình nhận thức thực tại. Con người không phải là khách thể mà là chủ thể quan sát thực tại đó. Phải chăng đây là một dấu hiệu khẳng định sự đúng đắn của dự báo nổi tiếng của Mác: "Khoa học tự nhiên sẽ bao gồm khoa học về con người, cũng như khoa học về con người sẽ bao gồm khoa học tự nhiên, và đó sẽ là một khoa học".

Sự phân ngành khoa học không bao giờ chấm dứt mà ngày càng mạnh mẽ hơn, cho nên không bao giờ khoa học trở thành một. Khoa học tự nhiên hiện đại đi theo chiều “một khoa học" là ở chỗ, nó đón nhận, thừa nhận địa vị con người, nói như Jacques Monod, phải có "đạo đức học của nhận thức", nhận thức khoa học phải mang giá trị do con người đưa lại, và như vậy nó bỏ lại phía sau chủ nghĩa duy khoa học để trở thành văn hoá khoahọc. Khoa học thiếu sự hiện điện của con người, khoa học không có sự đối thoại vớitriết học là khoa học chết, khoa học chưa phải là văn hoá.

Từ giữa thế kỷ, triết học về khoa học càng ngày càng mang tính chống thực chứng, đáng lưu ý nhất là ở Mỹ, nước sớm đi vào xã hội hậu công nghiệp. Chủ nghĩa thực chứng mới nhất là trường phái Vienna - trường phái theo đuổi "chương trình thủ tiêu triết học", tuyên bố "triết học đã chết", chỉ thừa nhận mệnh đề khoa học, còn mệnh đề siêu hình học là không có nghĩa. Các nhà triết học về khoa học hậu thực chứng đòi phục hồi lại siêu hình học, đòi xây dựng lại bản thể học mới. K.Popper bác bỏ chủ nghĩa duy kinh nghiệm thực chứng chủ nghĩa, coi phương pháp quy nạp trong khoa học là đáng nghi ngờ. Popper cùng chia sẻ với G.Bachelard, đề xướng ý tưởng cho rằng sự tưởng tượng là bí quyết của sự thành công khoa học. Đi mạnh mẽ nhất theo bảng chỉ đường của siêu hình học, của triết học là triết họcphân tích thựcdụng và trường phái lịch sửở Mỹ - trường phái gây tiếng vang lớn trong giới khoa học thế giới hiện đại. Điểm nổi bật của các trường phái triết học khoa học ở Mỹ là từ bỏ cái thế đứng ngoài để mô tả "sự tăng trưởng của tri thức". Sự tăng trưởng của tri thức đó chỉ có thể có được, nếu nó không rời bỏ gốc rễ của nó là siêu hình học, nếu những nhân tố giá trị không bao giờ vắng mặt trong hoạt động khoa học.

Để giải được “vấn đề” đầy ngạc nhiên của khoa học, K.Poppêr đã huy động chú giải họcđể khơi dậy sự tưởng tượng, nhằm dẫn tới lý thuyết khoa học. Cũng từ chú giải học RichardRorty coi "đàm thoại" (conversation) là hoạt động phổ biến của con người để tìm chân lý: chân lý không hề có săn bới vì con người không có mục tiêu nào khác ngoài chính bản thân mình.

Nếu Popper cho chỉ có siêu hình học mới đóng được vai trò phác thảo đầu tiên của lý thuyết khoa học, thì Lakatos coi siêu hình học là "hạt nhân rắn", tức những nguyên lý bất biến không thể bị bác bỏ trong khoa học. T.Kuhn đã đưa siêu hình học vào hệ chuẩn và đã lý giải mối quan hệ "hệ chuẩn - xã hội khoa học" (paradiglne socxiété scientifique) theo chủ nghĩa phi duy lý và chủ nghĩa chống trí tuệ. ông cho rằng niềm tin của "xã hội khoa học" là nhân tố quyết định sự chuyến hóa từ hệ chuẩn này sang hệ chuẩn kia. Peyerabend là người đẩy chủ nghĩa phi duy lý đến đỉnh cao. Ông cho rằng trong khoa học không thể chỉ có cái lý tính mà còn có cái ',lỏng lẻo", "cái hỗn độn" của cái phi lý tính theo nguyên tắc "thế nào cũng được", tức chủ nghĩa đa nguyên trong khoa học.

Trong trường phái lịch sử Mỹ, Wartofski là người tích cực nhất trong việc phục hồi siêu hình học để phát triển khoa học. Ông đặc biệt kế thừa phạm trù lương tri trong siêu hình học của triết học cổ điển đó là năng lực phân biệt cái đúng, cái sai, (thật, giả) - những cái tồn tại một cách tự nhiên, ngang nhau ở mọi con người. Từ đó, ông làm rõ nhiều chức năng của siêu hình học trong khoa học: gợi mở cho khoa học, xây dựng các mô hình cơ bản của nhận thức khoa học, phê phán các luận cứ cơ bán của khoa học... Nước Mỹ hiện nay có một nền khoa học phát triển nhất thế giới. Điều đó không thể không biết tới sự đóng góp của các nhà triết học về khoa học - những người cũng đi đầu trong việc khẳng định nhân tố con người trong nhận thức khoa học.

Khoa học hiện đại, nói như Jaspers, nhờ “sự làm việc" của triết học mà gốc là siêu hình học, đã vượt lên những bế tắc để phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội cũng đã nhờ cái lực đẩy đó mà trở thành khoa học nhân văn, khoa học con người.Khoa học nhân văn chỉ có thể xuất hiện cùng lúc khi triết học về con người đã phát triển tới đỉnh cao. Đó là một cuộc cáchmạng trong nền văn hoá của loài người khi bước vào thế giới hiện đại. Giờ đây, khi khoa học hiện đại được triết học khơi nguồn thì chủ nghĩa trung tâm xã hội phải lùi bước và "chủ nghĩa trung tâm cái tôi" phải được thay bằng quan niệm coi con người là trung tâm thực tại, con người là chủ thể để nhận thức thực tại. Chủ nghĩa kỹ trị phải được thay thế bằng chủ nghĩa nhân trị (anthro pocratime). Không chỉ có "văn học là nhân học", mà tất cả các khoa học xã hội, kể cả các bộ môn lấy xã hội làm trung tâm như xã hội học, kinh tế... cũng đều trở thành khoa học nhân văn, một khi chúng gắn hữu cơ với triết học con người.

"Một khoa học" không phải ở chỗ "văn hoá khoa học" và "văn hoá nhân văn" "thâm nhập vào nhau”. Sự phân ngành khoa học là vô tận. Khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn trở thành một khoa học vì chúng đã làm đảo lộn "trường" của những cái vì sao do triết học đưa lại. Các khoa học - khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn - đối thoại với nhau trong những câu hỏi rối như tơ vò mà E.Morin gọi là tính phức hợp. ông miêu tả bằng cách thêm một ý tưởng vào định nghĩa của Des- cartes: Triết học như là một cái cây, rễ là siêu hình học, thân là hình nhi hạ học và những cành mọc ra từ đó là các khoa học khác.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mối quan hệ giữa triết học và bức tranh vật lý học về thế giới

    11/01/2015TS. Nguyễn Ngọc Thu, TS. Bùi Bá LinhMặc dù việc xây dựng bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới là công việc của các nhà khoa học tự nhiên, nhưng bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới không thể được xây dựng thuần túy từ các thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên được. Bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới là một công trình sáng tạo khoa học vượt ra ngoài khuôn khổ của bản thân khoa học tự nhiên...
  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Triết học phương Tây hiện đại

    02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
  • Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học

    20/03/2006Phạm Văn ĐứcKế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Quy luật đó cùng tồn tại một cách khách quan trong lịch sử triết học. Nhưng cũng như mọi quy luật không phải ngay từ đầu mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử quy luật đó mới được phát hiện.
  • Triết học với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

    19/11/2005Bùi Quang MinhĐể góp phần tìm hiểu những vấn đề triết học của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, đồng thời tham gia vào việc triển khai nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng vào cuộc sống ; chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Sáng tạo ở bên bờ hỗn độn...

    20/05/2005GS. Phan Đình DiệuKhả năng sáng tạo ở bên bờ hỗn độn, một khả năng phổ biến của mọi hệ thích nghi phức tạp mà ta gặp khắp nơi trong mọi lĩnh vực tự nhiên, sự sống cho đến kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp cho con người những cách hiểu mới về cách thức tiến hoá của giới tự nhiên và qua đó sự tiến hoá của các loại hệ thống khác, kể từ khi học thuyết tiến hoá ra đời vào giữa thế kỷ 19...
  • Khởi đầu xây dựng một Thế giới quan mới

    26/04/2003Bùi Quang Minh ([email protected])Khoa học công nghệ đương đại sẽ cung cấp tư liệu mới, phương pháp tư duy mới làm cơ sở cho việc xây dựng “lâu đài” triết học của thế kỷ 21 định hướng cho con người hiện đại rõ ràng và đúng đắn hơn...
  • Triết học và Thế giới quan (World outlook) là gì?

    27/04/2003Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người – thế giới (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con người...
  • Cùng triết học vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

    27/04/2003Bùi Quang Minh ([email protected])Để tiến vào tương lai, chắc chắn chúng ta không chỉ dựa vào khoa học hiện đại, vào kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, mà còn nhất thiết cần phải dựa vào tư duy khoa học và tư duy lý luận ở trình độ cao và hiện đại...
  • Vấn đề xây dựng 1 thế giới quan mới

    26/04/2003Minh BùiSuy nghĩ vững chắc những vấn đề Triết lý sẽ đóng góp một vai trò quan trọng với chúng ta...
  • xem toàn bộ