"/>"/>

Góp phần tìm hiểu triết học quản lý

05:50 CH @ Thứ Năm - 19 Tháng Mười, 2006

Khôngphải bất kỳ một ngành khoa học cụ thể nào cũng có thể đạt tới trình độ tư duy triết học. Có những khoa học cụ thể đã làm nên cơ sở khoa học cho sự phát triển của tư duy triết học, nhưng chưa bao giờ thuộc về các khoa học triết học. Song lại có những khoa học trong một thời gian dài đã được hình thành và phát triển ngay trong lòng triết học, rồi đến một thời gian nào đó, lại tách ra thành một ngành khoa học độc lập. Triết học nói chung cũng đã tách ra thành các nhánh khác nhau như triết học nghệ thuật, triết học lịch sử, triết học khoa học...

Nghệ thuật quản lý xuất hiện và tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Lý luận quản lý xuất hiện muộn hơn, hình thành ngay trong lòng triết học như là một bộ phận của triết học. Ngay từ thời cổ đại, Platôn đã trình bày học thuyết về Nhà nước và các phương thức quản lý trong các tác phẩm "Luật pháp" và "Nhà nước". Arixtốt cũng trình bày lý luận quản lý Nhà nước trong tác phẩm rất nổi tiếng “chính trị".

Các nhà triết học Ấn Độ cổ đại cũng trình bày tư tưởng quản lý nhà nước trong tác phẩm "Arthasastra hay khoa học chính trị". Trong các hệ thống triết học Trung Quốc cổ đại, chúng ta cung có thể tìm thấy những tư tưởng quản lý trong các tác phẩm của Không Tử, Tuân Tử và Mạnh Tử. Ở nhiều nước khác cũng có hiện tượng tương tự như vậy. Và chỉ đến khi CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới, sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đạt những thành tựu rực rỡ, lý luận quản lý mới từng bước tách khỏi triết học và dần dần trở thành một bộ môn khoa học độc lập. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học quản lý làm cho một số người lầm tưởng rằng có thể thâu tóm tất cả các lý luận quản lý vào trong một khoa học duy nhất: khoa học quản lý.Nhưng thực tế cuộc sống cho thấy, để nghiên cứu về quản lý, cần có nhiều môn khoa học khác nhau: một số môn chỉ nghiên cứu thuần tuý các vấn đề quản lý, một số môn khác chỉ góp phần vào việc nghiên cứu quản lý như là cơ sở phương pháp luận và cơ sở khoa học của chính khoa học quản lý.Càng ngày lý luận quản lý càng tích luỹ thêm nhiều tri thức mới, và chính điều đó đã đặt ra một vấn đề là: Liệu có một ngành triết học nghiên cứu về lĩnh vực quản lý hay không? Cho đến nay, chúng ta đã có đầy đủ cơ sở để nói rằng đãhình thành mộthướng khoa họcmới như làmột môn khoa họcđộc lập- đó là triết học quản lý.Chúng ta có thể thấy rõ các đấu hiệu chủ yếu của nó là: Triết học quản lý có đối tượng nghiêncứu riêng, nó nghiên cứu bản chất của các quy luật và tính quy luật chung của nhân loại trong lĩnh vực quản lý các xã hội và các nền văn minh khác nhau, trong việc phát hiện bản chất tồn tại của nhân loại.

Triết học quản lý có hệ thông trithức chuyên ngành và liên ngành với sự hỗ trợ của nhiều khoa học liên quan như triết học, kinh tế học, toán học, tâm lý học, giáo dục học... Nó có hệ thống các khái niệm, phạm trù, các quy luật chuyên ngành và liên ngành.

Triết học quản lý có chức năng, nguyên tắc,hệ phương phápnghiên cứu của mình.Nó có những hướng nghiên cứu rất có triển vọng và có đội ngũ những người nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau.

Nhiệm vụ của triết học quản lý;Một là, chỉ rõ bản chất của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của các tư tưởng - lý luận quản lý trong tính thống nhất với tồn tại xã hội. Hai là, giải thích bản chất của các quan hệ quản lý "người - người", “người - máy” trong sự tác động qua lại của con người với con người, với tự nhiên và không gian vũ trụ. Ba là, làm sáng tỏ bản chất của các phương thức quản lý như là phương thức nhận thức thế giới, phương thức tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Bốn là, chỉ ra bản chất của các quy luật và tính quy luật của quản lý, dự báo về các định hướng phát triển của quản lý đối vớixã hội, tự nhiên và không gian vũ trụ.

Và ở đây triết học quản lý đã thực hiện 4chức năngchủ yếu:chức năng thế giới quan, chức năng phương pháp luận, chức năng liên kết và chức năng dự báo. Thực hiện những chức năng này, triết học quản lý trở thành cơ sở phương pháp luận cho lý luận quản lý và các khoa học quản lý chuyên ngành, góp phần tổng hợp, tái tạo các lý luận quản lý, tìm kiếm con đường phát hiện những quy luật mới, những lý luận mới trong lĩnh vực quản lý, dự báo triển vọng phát triển trong lý luận và thực tiễn quản lý.

Triết học quản lý bỏ qua cái ngẫu nhiên của quản lý, cái biểu hiện có tính chất bộ phận của tính quy luật nào đó hay sự mô tả thực nghiệm của các công nghệ quản lý. Triết học quản lý tập trung nghiên cứu cái bản chất của lý luận và thực tiễn quản lý trong việc phát hiện những đặc điểm quan trọng nhất của hoạt động sống của con người trong mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và không gian vũ trụ. Tóm lại, triếthọc quản lý là khoahọc về bản chất của các quy luật và tính quy luật của quản lý trong quá trình phát hiện bản chất tồn tại của xã hộiloài người.

Cần nhấn mạnh rằng, có rất nhiều vânđề của quản lý đangđược đặt ra mà các khoahọc quản lý cụthể không thể giải quyết được.Và chỉ có liên kết tất cả các lý luận quản lý, các khoa học quản lý với triết học quản lý, chúng ta mới giải quyết được những vấn đề như vậy. Có thể nêu ra một vài vấn đề như: Bản chất của quản lý và các quá trình quản lý là gì? Bản chất của mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý? Bản chất của các quy luật quản lý trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô? Bản chất của các quy luật quản lý trong mối quan hệ con người - xã hội - tự nhiên - không gian vũ trụ? Vai trò củ lý thuyết hệ thống và điều khiển học trong một "trường" quản lý phức tạp? Bản chất của các sai lầm trong các hệ thống quản lý? Dân chủ và quản lý trong các chế độ xã hội khác nhau?

Trong lịch sử phát triển của lý luận và khoa học quản lý, đã không ít lần các khoa học quản lý muốn đứng lên làm nhiệm vụ của triết học quản lý mà không thành: Trước hết có thể nói đến điều khiểnhọc. Trong những năm 30 - 50 của thế kỷ XX đã xuất hiện khả năng thực tế cho khoa học quản lý trở thành khoa học quản lý có tính chất toàn cầu với những quy luật quản lý thống nhất. Hy vọng đó xuất hiện cùng với sự luận chứng các quan điềm hệ thống và sự ra đời của điều khiển học. Điều khiển học đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của khoa học quản lý, mở đột phá khẩu vào sự phát triển tương lai. Và đường như mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã được quản lý một cách khoa học dưới sự quản lý có tính chất điều khiển học. Công lao của điều khiển học trong lĩnh vực quản lý là hết sức to lớn. Nó đã đưa ra nhiều quy luật quan trọng, ví dụ như tính thông tin của bất kỳ quá trình quản lý nào, sự cân bằng của mối liên hệ thẳng và mối liên hệ ngược…Đến những năm 50 - 60, tính ứng dụng rộng rãi của điều khiển học trong các lĩnh vực khác nhau làm cho nhiều người nghĩ rằng chỉ tồn tại một kiều quản lý là điều khiển học. Nhưng rõ ràng, quan niệm đó là không thực tế, bởivì thực tiễn quản lý rộng lớn hơn rất nhiều so với phạm vi hoạt động của điều khiển học. Sự phân chia các lĩnh vực quản lý có tính chất điều khiển học không giải quyết được toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực phức tạp như giáo đục, pháp luật, văn hoá...Và người ta không thể tập hợp lại, thâu tóm lại những tư tưởng dựa trên sự áp dụng máy móc các quy tắc điều khiển học vào việc quản lý xã hội. Các hiện tượng xã hội lại mang tính chất biện chứng và phức tạp hơn rất nhiều so với những quy tắc này. Và điều khiển học đã không làm sáng tỏ được cái bản chất có tính chất triết học của các quy luật và tính quy luật trong lĩnh vực quản lý. Nó chỉ thực hiện nhiệm vụ của khoa học cụ thể, đóng vai trò là cơ sở khoa học cho triết học quản lý và triết học quản lý là cơ sở phương pháp luận của điều khiển học.

Một khoa học quản lý khác cũng đã có kỳ vọng trở thành triết học quản lý mà không được đó là quản trị học (management). Cuối thế kỷ XIX, PhrêdríchTaylor và những người kế nghiệp ông ở Mỹ và ở các nước khác, đã tuyên bố về việc xuất hiện một nghề mới rất phức tạp: Quản trị học! Họ cho rằng, nắm lấy quản trĩ học là trở thành nhà quản trị, và ai muốn trở thành người lãnh đạo cũng phải nắm vững quản trị học. Thoạt đầu, Ph.Taylor cố gắng luận chứng các quy luật quản lý xí nghiệp. Sau đó A.Fayol cố gắng phát triển hệ thống này vào lĩnh vực xã hội rộng lớn hơn. Họ cố gắng giải quyết các phạm trù của quản lý trên các phương điện khác nhau của đời sống xã hội. Quản trị học dần dần thâm nhập vào kinh tế học, xã hội học, giáo dục học, tâm lý học và trở thành phương pháp đặc thù - một dạng đặc thù của quản lý, xoay quanh con người nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của tập thể và của cá nhân trong tập thể. Quản trị học đã phát triển mạnh tới mức khó có thể xác định được biên giới của nó, vì nó đã thu nhận thêm tri thức của rất nhiều ngành khoa học khác nhau. Nó cũng đã tạo ra được một tổng thể chiến lược, nguyên tắc, phương pháp, biện pháp, hình thức quản lý của con người. Nhưng do vậy, nguồn gốc tồn tại của quản trị học lại không rõ ràng. Với tư cách là một lĩnh vực của tri thức quản lý, người ta cho rằng nó xuất hiện ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX, ở Đức và Pháp vào đầu thế kỷ XX, ở Anh vào những năm 40 của thế kỷ XX. ở các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa trước đây, ở các nước thuộc Liên Xô cũ, ở Việt Nam và Trung Quốc, trong những năm gần đây, thị trường sách về quản trị học, các lớp học quản trị học tăng nhanh một cách chóng mặt. Và dường như người ta nghĩ rằng quản trị học đã thay thế cho lý luận quân lý nói chung và trở thành khoa học quản lý bao trùm lên tất cả. Trên thực tế, lý luận quản lý chung rộng lớn hơn rất nhiều so với quản trị học. Quản trị học đà có đóng góp lớn trong việc làm sáng tỏ bản chất triết học của các khoa học quản lý, nhưng tự nó không trở thành triết học quản lý được. Điều đó lại càng thể hiện rõ hơn, khi mà quản trị học ngày càng lạm dụng các phương pháp tâm lý học để giải quyết các vấn đề của mình và rơi vào lĩnh vực tâm lý học quản lý.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ, những biến đổi to lớn trong lĩnh vực lý luận - tư tưởng và trong đời sống xã hội đã tác động mạnh mẽ đến các khoa học quản lý. Những cuộc cải tổ cơ cấu sản xuất, việc nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, sự xuất hiện các tổ hợp kinh tế xuyên quốc gia, việc sử dụng hải phận và không phận quốc tế, thậm chí không gian vũ trụ, đã đặt ra các vấn đề quản lý mới . Giải quyết những vấn đề mới này theo một tư tưởng triết học quản lý nào đó không phù hợp với tiến bộ lịch sử, thường gây ra những hậu quả không lường trước được. Ví dụ, chủ nghĩa phát xít Hít le là sản phẩm lịch sử của nhiều nguyên nhân lịch sứ khác nhau. Nó đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để phân chia lại thị trường thế giới và các khu vực ảnh hưởng do nước Đức quốc xã quản lý. Xét ở góc độ triết học quản lý, họe thuyết về "sự thống trị” thế giới của dân tộc Đức đã là định hướng trước khi chiến tranh nổ ra và nó đã để lại hậu quả khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Và ngày nay, đế quốc Mỹ vẫn theo đuổi triết lý "Nước Mỹ sẽ cai trị thế giới" bằng mọi thủ đoạn, phương tiện có được.

Trên thế giới hiện nay có hàng loạt các vấn đề mang tính chất toàn cầu trong lĩnh vực quản lý. Việc giải quyết chúng không dừng lại ở phạm vi kỹ thuật - công nghệ của các khoa học quản lý cụ thề, mà phải trên cơ sở của một triết học quản lý sáng suốt. Nếu như trong các khoa học cơ bản, nhiều hệ thống lý luận kinh điển bị lật đổ với sự xuất hiện của những lý thuyết mới, thì trong khoa học quản lý cũng diễn ra những biến đổi có tính chất cách mạng như vậy. Và cũng phải thừa nhận rằng, ngày nay trên thế giới dang diễn ra sự hoạt động của nhiều tính quy luật mới mà lý luận khoa học quản lý chưa nhận thức được. Do vậy, chỉ có một phương pháp luận triết học đúng đắn để liên hợp tất cả các lý luận khoa học quản lý phát hiện những tính quy luật mới cũng như dự báo được những định hướng phát triển của xã hội và quản lý, chúng ta mới có hy vọng tìm kiếm được những lý luận quản lý thích hợp với những điều kiện mới, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước văn minh đều thừa nhận rằng thế kỷ XXI là thế kỷ của giáo dục và quản lý.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI

    30/08/2012Vũ Tiến Phúc (dịch)cuốn sách này chi bàn về những đề tài "nóng bỏng" của ngày mai mà thôi - đó là những đề tài thiết yếu, trọng tâm, có tính chất sống còn và chắc chắn sẽ là những thách thức chủ yếu của ngày mai. Những thách thức và những đề tài được Peter Drucker bàn luận ở đây đều là những vấn đề đang gặp phải ở tất cả các nước phát triển cũng như ở hầu hết các nước đang trỗi dậy...
  • Nhà quản lý Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu

    20/08/2006Phạm Anh Tuấn (Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững)Tác giả đề cập đến một vài nét khác biệt giữa văn hóa quản lý của thế giới và của Việt Nam mà các nhà quản lý của chúng ta đã, đang và sẽ phải đối mặt trong xu thế hội nhập toàn cầu...
  • Phong cách quản lý độc đáo Bill Gates

    12/03/2004Bùi Quang MinhBill Gates hiểu một cách sâu sắc hơn ai hết về những đặc thù của công nghệ sản xuất phần mềm. Từ đó, ông đã đề ra một phương pháp tổ chức-quản lý vô cùng độc đáo trong công ty của mình. Và đó cũng chính là một yếu tố quyết định sự thành công chói lọi của Microsoft...
  • Bàn về từ nguyên của thuật ngữ “quản lý” và “quản lý hành chính”

    16/04/2006Hoàng Ngọc Hùng (Đại học Đà Nẵng)Bàn thêm về thuật ngữ quản lý và quản lý hành chính là một trong những việc cần thiết cho hoạt động dạy học quản lý hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta...
  • George Soros: Nhà quản lý tài chính của thế giới

    02/08/2005Thu Hiền tổng hợpCái tên George Soros đã trở nên hết sức quen thuộc với Phố Wall. Người ta biết đến ông như một nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Phía sau những thành công đó, Soros là một nhà kinh doanh đầy cá tính và đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong kinh doanh...
  • Thuyết hành vi trong quản lý của H. A. Simon

    16/01/2006Phạm Quang LêHerbert A.Simon (người Mỹ) giáo sư tiến sĩ chuyên về khoa học máy tính và tâm lý học, trí tuệ nhân tạo và khoa học quản lý, từng đoạt giải Nobel về kinh tế năm 1978. Tư tưởng quản lý của Simon là Coi cốt lõi của quản lý chính là ra quyết định...
  • Sự khác nhau giữa nhà quản lý điều hành và nhà quản lý cao cấp (Top manager/Leader)

    16/12/2005TS. Nguyễn Trường TiếnXác định đúng chức năng và đặc trưng của vị trí quản lý, lãnh đạo sẽ giúp tăng được năng lực chung của tổ chức và đội ngũ nòng cốt...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam (tiếp theo)

    12/11/2005Nguyễn Ngọc BíchTuyệt đại đa số các Công ty tư nhân (CTTN) ở ta ra đời năm 1990 đều áp dụng mô hình Quản lý xí nghiệp (QLXN) của XNQD...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam

    08/11/2005Nguyễn Ngọc BíchNhiều giám đốc của ta hiện nay mong muốn có một cuộc cách mạng về quản lý trong doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh. Họ làm đủ việc, nào là thay đổi nhân sự, nào đi học tập ở nước ngoài, nào lấy chứng chỉ ISO… Song nhiều trường hợp đã mang lại kết quả đáng buồn. Tại sao vậy?
  • Khoa học quản lý - khoa học của hành động

    06/11/2005Trần Bạch ĐằngLà 1 môn khoa học nên vận động là quy luật, quản lý chỉ có ý nghĩa sống khi gắn chặt với mọi mặt xã hội và trong những trường hợp nhất định, khoa học quản lý thêm, bớt bản thân chủ trương, đôi khi giúp cả lối thoát cho chủ trương, vào những tình thế nhất định. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ mặt ngược - quản lý sai dẫn đến hậu quả xấu, đôi khi, cực xấu...
  • xem toàn bộ