Triết học phương Tây hiện đại đi về đâu?
Các vấn đề nổi lên hàng đầu trên thế giới hiện naykể ra không xiết: công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu, toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, các phát hiện mới về sinh học, xung độtđẫm máu cục bộ bệnh tật mới, cao trào du lịch, thương mại điện tử… Hiển nhiên triết học khó lòng chiếm một chỗ nhỏ bé trong hoạt động tri thức của con người thời đại. Nó còn được nhắc nhở phần nào chăng qua các phương tiện truyền thông, hay tối thiểu còn có cơ may thu mình lại trên vài trang sách?
Nhìn lại một cách sơ lược và tổng thể triết học Tây phương hiện đại, ta ghi nhận những tên tuổi lớn trong buổi đầu của thế kỷ muốn xây dựng tri thức trên những cơ sở vững chãi: Husserl, Witrgenstein. Bên cạnh đó là nền luận lý toán học với các công trình của Frege.
Tiếp theo là Thế chiến thu hút tư tưởng xoay quanh những loại triết học về tận thế. Chủ nghĩa nhân bản ở Âu Châu lung lay tận gốc.
Giai đoạn sau là một nền triết học bao gồm toàn những tên tuổi Đức quốc: Heidegger, Jaspers, Hannah Arendt, trường phái Francfurt... đều tập trung tư tưởng về hiện tượng “lò sát sinh
Triết học có phần hoài nghi về bản chất và giá trị của nó, đến nỗi có người tự hỏi biết đâu triết học chẳng có giá trị bằng một giây phút trầm tư nữa đấy. Và sự kiện loài người trải qua kiếp nạn là cuộc chiến khổng lồ có thể xuất phát từ một luồng tư tưởng nào đó, một triết thuyết nào đó không biết chừng... Có thể là một triết thuyết khước từ thượng đế, một triết thuyết lấy con người làmThượng đế?
Hiện nay một số triết thuyết đang thoái trào, như cơ cấu luận, không còn được nhắc nhở nhiều, bên cạnh một số triết thuyết còn được ứng dụng vào bối cảnh một như hiện tượng luận, hiện sinh, tín hiệu học.
Bộ môn triết học cũng sa sút nhiều trong trường học, ở lớp cuối chương trình PTTH giáo dục phổ thông. Có một điều mâu thuẫn là: Đứng trước những vấn đề xã hội bùng nổ vỡ bờ, thanh niên trở nên vô cùng thắc mắc, bức xúc, khủng hoảng cảm thấy bế tắc trong lối tìm giải đáp. Loại sách đào sâu dằn vặt, giải đáp vấn nạn, dường như không có mấy. Thanh niên cảm thấy vắng bóng những tấm gương, những khuôn mặt nổi bật. Khoảng những năm 50 hiện lên hình ảnh triết gia "dấn thân" vào đấu tranh, phục vụ chính nghĩa, hoặc trong nhũng năm 60 có những bậc "thầy tư tưởng", những vị "đánh thức lương tâm"...Những hình ảnh này đã vắng bóng. Các phương tiện truyền thông thỉnh thoảng đóng vai trò cầu nối giữa tư tưởng và đại chúng bằng cách tạo dịp mới cho các nhà tư tưởng ở trong nước và ngoài nước lên màn ảnh như để phỏng vấn, hoặc tổ chức bàn tròn thảo luận. Hoặc, để thay đổi không khí, họ mở ra trong xã hội những tụ điểm "cà phê triết học" làm nơi gần gũi và trao đổi giữa thanh niên và số người nổi tiếng.
Sau thế hệ các triết gia Đức và Áo như Witrgenstein, Pop-per, Arendt,Marcuse... nổi lên một số " triết gia mới " của Pháp như Demda, Foucault, Deleuze, Lyotard, Serres... gây được tiếng vang và tranh luận ở trong nước và ở Hoa Kỳ. Chính những nhà tư tuởng này đã tạo được uy tín rộng rãi hơn các tác giả văn thơ. Và tư tưởng được phổ biến bằng con đường thông tin và dịch thuật hơn là tiếp xúc.
Vấn đề Triết học Tây phương hiện đại, dù tồn tại dưới dạng thức nào, cũng đang ở vào bước đường "lâm nạn", qua đó hiện rõ sự thể "cung" không ứng với "cầu”. Phương tiện tham khảo và phương tiện làm việc được hoàn thiện hơn nhờ công nghệ thông tin, nhờ dụng cụ dồi dào đổi mới. Nhưng cùng một lúc, do thế giới biến động và xã hội xoay chuyển theo, phát sinh những cơ chế mới tạo những sức ép trong cách nghĩ, cách làm của con người, đòi hỏi sự đồng hóa, đồng loạt, những khuôn mẫu, tiêu chí... bấy nhiêu đòi hỏi đều xa lạ với tư tưởng, loại trừ những gì là riêng biệt, mới mẻ. Tư tưởng phải chọn cách thể tồn tại.Do tổ chức xã hội theo cơ chế thị trường, triết gia thời đại mới không thể là triết gia “trùm chăn”hoặc thu rút vào " tháp ngà" được. Họ phải “dấn thân”, dù dưới nhiều dạng khác nhau có thể khởi đầu bằng cách viết báo, dạy học. Đây là những diễn đàn. Càng ngày tư tưởng càng hoà nhập vào báo chí. Công cụ báo chí đòi hỏi nhà tư tưởng phải cẩn trọng vì nó là con dao hai lưỡi: nó có mặt tích cực khi phổ cập tư tưởng vào xã hội, nhưng ngược lại có thể rơi vào mặt tiêu cực khi vô tình giản lược hoặc thậm chí vo tròn bóp méo tư tương một cách oan uổng do yêu cầu của trang báo.
Mặt khác, tư tưởng, dù muốn dù không, dù xuất phát từ nhu cầu trí tuệ hay yêu cầu của hoàn cảnh, vô hình trung đụng đầu vào tổ chức và quyền lực quốc gia. Có khi thuận chiều, lắm khi nghịch chiều. Bên dưới quyền lực quốc gia có tính tập hợp và tập trung, xã hội phát triển chứng kiến sự nảy nở đồng thời của rất nhiều loại quyền lực chi phối con người: quyền lực chính trị và luôn cả những quyền lực khoa học, công nghệ nữa. Nhà nước nhằm quy hoạch đời sống, thâm nhập đời sống cá nhân riêng tư, quy hướng tất cả về vấn đề trọng tâm là sản xuất tiêu thụ.
Xã hội tiêu thụ là xã hội hàng hóa. Từ khi đồ vật trở nên đầy ắp trong đời sống con người, thoát thai từ nền đại công nghiệp, đồ vật thực sự lên ngôi, nó trở thành mục tiêu lớn trong đời sống con người. Người sản xuất hùng hục tạo mặt hàng, hàng loạt. Người tiêu thụ một mực vơ vào. Đồ vật nghiễm nhiên chễm trệ trong không gian sống, và luôn cả trong đầu óc con người.Và suy tư chẳng là lấy đồ vật ấy tầm trung tâm. Nó thoắt mang hai mặt, như tấm Huy chương vậy: mặt phải để trần thiết, phục vụ và mặt trái đề ô nhiễm con người. Đất trống, từng mảng một, biện thành núi rác, nghĩa trang phế liệu, đại dương trở thành vực thẳm chất chứa độc tố ủ bệnh cho con người.
Con người không phải là không thấy ra bao nhiêu hiểm họa ấy. Nó đã đi đến những nỗ lực chung, những ưu tư chung, những kế hoạch chung: môi trường sinh thái, trên tất cả mọi thứ, ra đời. Và xem đó là một con đường sống, và chung cho cả loài người.
Để xây đắp tương lai ta thường nghe nói, nơi này nơi khác, đến kế hoạch 5năm, nhiệm kỳ 7 năm... để đánh mốc từng chặng hợp đồng tập thể trong từng quốc gia.
Nay con người khắp nơi đối đầu với những vấn đề lớn hơn, huy động sức lực rộng hơn nhiều:đúng là những vấn đề không biên giới.
Đây là một cuộc chiến khổng lồ, không đạn bom, xuyên lục địa và đại dương, do loài người thiện chí phát động trên mặt địa cầu, chống lại cái cuồng ngạo hồ đồ, cái xu hướng bái ngã và vật thể hóa, đồng thời đánh thức và huy động lương tri của con người bảo toàn sinh mệnh của nó bằng cách quay ngược ý chí của mình kiềm chế và thống trị lại vật chất, bắt vật chất lệ thuộc con người. Chỉ cần thống trị vật chất là con người phục hồi diện mạo của mình, trong đó có hình ảnh của đồng loại, có thiên nhiên, văn hóa và từ đó mới kết tủa triết lý cứu rỗi cần bồi đắp thêm trong thời đại mới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt