Khái niệm với tính cách một vấn đề triết học
Khái niệm là một trong số những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong sách báo khoa học. Khi sử dụng thuật ngữ khái niệm chúng ta cần phải biết "Khái niệm là gì?”. Câu hỏi, Khái niệm là gì? trước hết là câu hỏi (vấn đề) của triết học. Vấn đề triết học này tuy đã được đặt ra và phân tích trong các sách giáo khoa về logic học, lý luận nhận thức, phép biện chứng, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề này.
Khái niệm là sản phẩm cao nhất của nhận thức.
Trong "Bút ký triết học", khi bàn về vấn đề khái niệm, Lênin viết: "Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người... ở đây, thậtsự và về khách quan có bavế: 1)Giới tự nhiên, 2) Nhận thức của con người, = bộ óccủa người (với tư cách là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên đó ) và 3) Hình thức của sự phản ánh giới tự nhiên vào trong nhận thức của con người, hình thức này chính là những khái niêm, những quy luật, những phạm trù...", “những khái niệm là sản phẩm cao nhất của bộ óc". Như vậy,
Khái niệm, đúng như Lênin quan niệm, là sản phẩm cao nhất của nhận thức, bởi vì khái niệm chẳng qua là sự hiểu biết đúng đắn, tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất của các hiện tượng (đối tượng), có thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ với các đối tượng ấy.
Nói đến khái niệm trước hết là nói đến sự hiểu biết (tri thức) về bản chất của các hiện tượng.Trong giới tự nhiên có vô vàn hiện tượng khác nhau với những bản chất khác nhau, chịu sự chi phối của các quy luật khác nhau. Hiện tượng và bản chất tuy khác nhau song lại thống nhất với nhau, vì hiện tượng nào cũng được phát khởi từ bản chất của nó, còn bản chất nào cũng được biểu hiện qua các hiện tượng của mình. Nhận thức cảm tính chỉ mới phản ánh được thế giới hiện tượng, còn nhận thức lý tính thì mới phản ánh được thế giới bản chất. Nếu tri giác và biểu tượng mới chỉ là "hình ảnh" (ánh phản, sự phản ánh) về các hiện tượng ,thì khái niệmlà "hình ảnh" về các bản chất. Chỉ con người mới có khái niệm, vì chỉ con người mới có sự hiểu biết (sự phản ánh) về các bản chất ẩn dấu đằng sau các hiện tượng.
Khái niệm tồn tại trong đầu óc của con người, còn bản chất tồn tại trong thế giới. Bản chất là đối tượng của sự phản ánh, còn khái niệm là sự phản ánh. Mặc dù có sự khác nhau đó, song bản chất và khái niệm lại có sự thống nhất với nhau, vì nói đến khái niệm là nói đến sự hiểu biết đúng đắn, phù hợp, trùng hợp của bản chất.Cho rằng khái niệm là sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của các hiện tượng,điều đó có nghĩa rằng, những hiểu biết (những quan điểm, quan niệm, lý thuyết...) không đúng đắn(hoặc chưa được xác nhận là đúng đắn) thì không phải là khái niệm. Thêm nữa, bất kỳ bản chất nào cũng đều có nhiều phương diện, bởi thế nếu chúng ta chưa hiểu biết toàn diện và có hệ thống về một bản chất nào đó, thì sự hiểu biết ấy cũng chưa phải là khái niệm.
Với tính cách là sự hiểu biết đúng đắn, tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất của các hiện tượng, khái niệm có thể chỉ đạo con người hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới. Nếu không có được sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của các hiện tượng thì nhất định con người không thể cải tạo được thế giới, bắt nó phục vụ cho cuộc sống của mình. Bởi vì,từ những cái búa rìu bằng đá thô sơ, đến những con tàu vũ trụ, đó đều là những sản phẩm vốn không có trong thế giới song đã được con người "sáng tạo" ra, những sản phẩm ấy chính là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn hiện thực hóa các khái niệm tương ứng. Tóm lại, vì là sự hiểu biết đúng đắn, tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất của các hiện tượng, nên khái niệm chính là sản phẩm cao nhất của nhận thức,và trên nó chỉ có thể là hoạt động thực tiễn hiện thực hóa khái niệm.
Khái niệm và phán đoán
Phán đoán là tư tưởng (ý nghĩ, quan điểm, quan niệm...) đã định hình trong tư duy phản ánh các hiện tượng ở một phẩm chất xác định mà chúng ta có thể xác nhận là đúng hay sai. Như vậy, phán đoán cũng là sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng như khái niệm, nhưng khác với khái niệm ờ chỗ, phán đoán nếu đúng chỉ là sự hiểu biết từng mặt, từng phần của bản chất, chứ không phải là sự hiểu biết tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất..
Phán đoán bao giờ cũng được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ là câu trần thuật có chủ ngữ và vị ngữ.Trong khi đó, khái niệm được thể hiện dưới dạng một hệ thống của nhiều câu,dĩ nhiên một hệ thống của nhiều câu có thể được rút gọn thành một từ hay một cụm từ .Quan hệ giữa phán đoán và khái niệm có nét giống với quan hệ giữa bản chất và quy luật, bởi vì nếu một bản chất gồm nhiều quy luật thì một khái niệm cũng gồm nhiều phán đoán đúng, và nếu khái niệm là sự phản ánh của bản chất, thì phán đoán đúng là sự phản ánh của quy luật:
Ở một số tài liệu, khái niệm được coi là một hình thức của tư duy có trước phán đoán và cấu tạo nên phán đoán vì, theo sự lập luận ở đó,một phán đoán gồm ít nhất hai khái niệm.Thực ra, nếu không đồng nhất phán đoán với câu, khái niệm với từ, và nếu cho rằng một khái niệm là một hệ thống của nhiều phán đoán phản ánh về bản chất của đối tượng, thì chúng ta sẽ thấy rằng khái niệm không thể có trước phán đoán.
Khái niệm và ý niệm
Khi theo dõi qua trình phát triển của tư duy con người từ lúc ở tuổi ấu thơ, chúng ta dễ dàng nhận thấy, ngay từ lúc 3 hoặc 4 tuổi đứa trẻ đã có thể biết gọi đúng tên một số đối tượng trong thế giới xung quanh, đã hiểu được ý nghĩa của tên gọi các đối tượng ấy. Rõ ràng là ngay từ lúc đó, con người đã có sự hiểu biết nhất định về cái
Ngoài hai hình thức của tư duy trừu tượng là khái niệm và phán đoán,
Ý niệm và khái niệm là hai hình thức của tư duy trừu tượng khác nhau về trình độ sâu sắc, đầy đủ, hệ thống trong việc phản ánh bản chất của các đối tượng. Tuy có sự khác nhau đó, song khái niệm và ý niệm lại có quan hệ mật thiết với nhau. Bới vì, cả khái niệm và ý niệm đều có thể được ngôn từ hóa ở cùng một từ ngữ giống nhau. Một từ bất kỳ nếu được nói ra ở trẻ em thì đó là từ để chỉ ý niệm, còn nếu được nói ra ở người lớn có hiểu biết sâu sắc đặc biệt ở những người có chuyên môn, thì đó là từ để chỉ khái niệm. Hơn nữa, sự phân biệt giữa ý niệm và khái niệm là tương đối, ý niệm cũng có thể được coi là khái niệm ở dạng phôi thai, tiềm năng, tiềm tàng. Sự hiểu biết dưới hình thức ý niệm sẽ dần dần được bổ dung thêm (bằng các phán đoán mới) để ngày càng trở nên chính xác hơn, đầy đủ hơn, có tính hệ thống hơn, nghĩa là dần dần trở thành khái niệm hoàn chỉnh.
Có thể hiểu rõ hơn quá trình hình thành nhận thức lý tính từ ý niệm đến khái niệm qua phân tích sự hiểu biết về bản chất của một hiện tượng tự nhiên, như của nước (H2O). Khi còn nhỏ mọi người đều đã tiếp xúc với nước, đã biết sử dụng từ “nước" một cách khá đúng đắn, đã biết phân biệt các đối tượng là nước với các đối tượng khác, tức là đã có sự hiểu biết nhất định về bản chất của nước. Tuy nhiên, sự hiểu biết về nước lúc đó chưa phải là sự hiểu biết tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất của nước, tức chưa phải là khái niệm về nước, mà mới chỉ là ý niệm về nước. Trong quá trình nhận thức về sau, con người mới dần dần biết thêm nhiều phương diện khác của nước: mới biết nước được cấu tạo từ các nguyên tố nào, nước sôi và đóng băng ở nhiệt độ bao nhiêu, nước có quan hệ với các chất khác như thếnào... Tổng hợp những hiểu biết ấy mới tạo thành khái niệm nước.
Dĩ nhiên khái niệm "nước" mà bây giờ chúng ta có được chưa phải là khái niệm hoàn toàn đầy đủ về nước. Chắc chắn là sẽ không bao giờ có được bất kỳ một khái niệm hoàn toàn đầy đủ nào. Bởi vì nhận thức của con người luôn luôn phát triển: đi từ biết ít đến biết nhiều, tử đơn giản đến phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất, rồi từ bản chất cấp 1 đến bản chất cấp 2, cấp 3 và cứ thế mãi. Nói cách khác khái niệm được hình thành dần dần từ ý niệm và sau khi đã hình thành thì không ngừng hoàn thiện. Sự phát triển không ngừng của nhận thức lý tính nơi con người không phải chỉ là sự gia tăng số lượng các khái niệm mà còn là sự gia tăng chất lượng (gia tăng mức độ sâu sắc và đầy đủ) của từng khái niệm, đó là quá trình chuyển hoá từ ý niệm thành khái niệm, từ khái niệm cấp 1 đến khái niệm cấp 2…
Khái niệm và thuật ngữ
Khi sử dụng chữ "khái niệm "và chữ "thuật ngữ" chúng ta cần chú ý phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Nếu kháiniệm là sự phản ánh của bản chất bởi con người thì thuật ngữlà cái được con người sáng tạo ra dùng để chỉ khái niệm hoặc ý niệm. Có thể nói một cách hình ảnh rằng, thuật ngữ là vỏ vật chất của khái niệm hoặc ý niệm.
Khái niệm lúc đầu được hình thành từ một người cụ thể, sau đó nó được lan truyền sang nhiều người khác thông qua quá trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp về mặt này là quá trình lan truyền kiến thức, trao đổi sự hiểu biết, khái niệm từ người này sang người khác, trong quá trình ấy, người ta không thể không sử dụng thuật ngữ như là công cụ vật chất định hình, ghi giữ và chuyển tải khái niệm từ người này sang người khác. Có thể hình dung sự khác nhau giữa khái niệm và thuật ngữ giống như sự khác nhau giữa thông tinvà tín hiệu.Bới vì tín hiệu là phương tiện để truyền tải thông tin từ người này sang người khác, còn thông tin là ý nghĩ (sự nhận thức, sự hiểu biết, tri thức) được truyền tải từ người này sang người khác thông qua tín hiệu.
Vì là phương tiện được con người sáng tạo ra dùng để chỉ khái niệm, nên thuật ngữ được con người sử dụng rất linh hoạt và mềm dẻo. Tuy cùng để chỉ một khái niệm, nhưng có thể những người ở các nước khác nhau, ở các vùng khác nhau, ở các thời đại khác nhau lại dùng các thuật ngữ khác nhau. Thậm chí những người khác nhau trong cùng một nước, một vùng, một thời điểm cĩmg có khi sử dụng các thuật ngữ khác nhau để chỉ một khái niệm. Một thuật ngữ có khi được dùng để chỉ nhiều niệm (từ đồng âm khác nghĩa). Nhiều thuật ngữ có khi lại cùng được dùng để chỉ một khái niệm (từ đồng nghĩa khác âm). Do việc sú dụng thuật ngữ linh hoạt và mềm dẻo như vậy, nên các từ điển dù có liên tục bổ sung cũng khó có thể liệt kê hết các nghĩa khác nhau của một tử và các từ khác nhau có cùng nghĩa. Việc truyền tải khái niệm từ người này sang người khác, do đó, cũng khó tránh khỏi sai lệch hoặc thiếu sót ít nhiều: người đọc hoặc người nghe có thể hiểu nhầm tư tưởng, ý nghĩ của người viết hoặc của người nói.
Thuật ngữ tuy được con người sử dụng một cách mềm dẻo để chỉ khái niệm, song bản thản khái niệm lại cũng luôn biến đổi từ chưa sâu sắc đến sâu sắc, từ sâu sắc ít đến sâu sắc nhiều. Chẳng hạn, chúng ta đều sử dụng thuật ngữ "chủ nghĩa tư bản" đề chỉ khái niệm "chủ nghĩa tư bản", song khái niệm (sự hiểu biết) về "chủ nghĩa tư bản" là rất khác nhau ở những người khác nhau, ở những thời điểm khác nhau. Tình hình này lại càng làm tăng thêm khả năng sai lệch trong việc truyền tải khái niệm từ người này sang người khác.
Định nghĩa khái niệm và định nghĩa thuật ngữ
Để hạn chế sự sai lệch trong việc truyền tải khái niệm, chúng ta cần chú trọng việc định nghĩa các khái niệm và định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng.
Định nghĩa khái niệm là vạch ra phần cơ bản trong nội hàm khái niệm, tức là trình bày tóm tắt sự nhận thức (sự hiểu biết) của con người về bản chất của các đối tượng mà khái niệm phản ánh. Chẳng hạn, định nghĩa khái niệm "con người" là trình bày tóm tắt sự hiểu biết của chúng ta cho đến nay đã đạt tới về bản chất của con người: "Con người là động vật biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động".
Toàn bộ sự hiểu biết của con người về một khái niệm (dù đó là khái niệm đơn giản như cốc, chén, bàn, ghế...) là rất phong phú. Để trình bày toàn bộ sự hiểu biết ấy có khi phải cần tới hàng chục, hàng trăm ...cuốn sách. Ví dụ số lượng sách viết về động vật (trình bày sự hiểu biết của con người về bản chất của động vật) cho đến nay tuy đã là rất lớn nhưng đó chưa phải là con số cuối cùng. Để trình bày tóm tắtsự hiểu biết của con người về một bản chất nào đó (để định nghĩa một khái niệm) thì tất nhiên không cần phải đến số lượng sách như vậy.
Định nghĩa khái niệm là vạch ra phần cơ bản trong nội hàm khái niệm, cũng tức là chỉ ra các quy luật cơ bản nhất trong hệ thống các quy luật tạo thành bản chất được phản ánh trong nội hàm khái niệm.
Như vậy, định nghĩa một khái niệm nào đó là một công việc khó khăn và phức tạp vì cần phải đạt được mục đích là qua đó người đọc hoặc người nghe có được sự hiểu biết về những quy luật cơ bản nhất trong hệ thống các quy luật tạo thành bảnchất mà khái niệm phản ánh.
Khác với định nghĩa khái niệm, định nghĩa thuật ngữlà tìm những thuật ngữ (hay những cụm thuật ngữ) khác đã biết có cùng nghĩa với thuật ngữ cần định nghĩa. Chẳng hạn, ở định nghĩa "ASEAN là hiệp hội các nước Đông Nam Á" thì "ASEAN" và "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" là hai thuật ngữ có cùng nghĩa.
Định nghĩa thuật ngữ tuy không phức tạp như định nghĩa khái niệm, song không phải là không quan trọng. Bởi vì nếu không định nghĩa thuật ngữ thì người đọc hoặc người nghe có thể sẽ hiểu sai ý của người viết hoặc người nói. Chúng ta đều biết rằng, đã có nhiều cuộc tranh luận xảy ra không phải là do bất đồng về quan điềm, mà là do hiểu lầm nhau về thuật ngữ, là do hai bên tranh luận tuy sử dụng cùng một thuật ngữ nhưng với hai nghĩa khác nhau mà lại cứ tưởng rằng họ sử dụng thuật ngữ ấy theo cùng một nghĩa. Để tránh những sự hiểu lầm không đáng có như vậy, trong khoa học trước khi đính nói, hoặc viết gì đó (cho người khác nghe hoặc đọc thì người ta phải tiến hành định nghĩa tất cả các thuật ngữ được sử dụng nếu như nghi ngờ người đọc hoặc người nghe hiểu lầm.
Trong các tác phẩm của người xưa có rất nhiều thuật ngu cần được định nghĩa nhưng lại không được định nghĩa.vì thế mà những người về sau khi đọc các tác phẩm của họ đã có sự hiểu lầm đáng tiếc. Cùng một câu nói của người xưa nhưng ngày nay có người thì giải thích
Dĩ nhiên chúng ta không thể đòi hỏi rằng người xưa và cả chúng ta phải định nghĩa tất cả các thuật ngữ được sử dụng, phải viết rõ ràng đến mức để hậu thế không hiểu lầm. Tuy nhiên, càng hạn chế sự hiểu lầm được bao nhiêu thì sẽ càng tốt bấy nhiêu, và do đó, đối với một số thuật ngữ quan trọng cần có sự giải thích, cần có sự định nghĩa.
Nếu người nói hoặc người viết còn để cho người nghe hoặc người đọc hiểu lầm tư tưởng và ý nghĩ của mình thì bài nói hoặc bài viết ấy là đã mắc lỗi logic và như thế, ít nhiều là chưa thành công.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường