Triết học và cuộc sống
1. Đại hội Đảng lần thứ VI đã nêu lên một vấn đề hết sức quan trọng là sự cần thiết đổi mới tư duy, trước hết đổi mới tư duy về kinh tế. Nhưng trong thực tế sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội, tình hình chưa thấy sáng sủa hơn, nhiều bế tắc về kinh tế chưa có khả năng gỡ ra hoặc cách giải quyết có tính cục bộ, rời rạc, chồng chéo, mâu thuẫn với nhau.Nhiều người trong chúng ta đã rút ra kết luận: cần thiết có sự đổi mới nhũng quan điểm cơ bản về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Trước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân Việt
Chúng ta đã giảng dạy, tuyên truyền triết học Mác-Lênin như những kiến thức sách vở của lịch sử để lại, một môn học khó, bắt sinh viên các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội học thi mà họ không thấy lợi ích thực tế học để làm gì. Còn các nhà lãnh đạo chính trị thì không cần đến triết học khi ban hành các quyết định quan trọng về đường lối, chính sách, hoặc chỉ sử đụng triết học như một công cụ để minh giải cho tính đúng đắn, tính khoa học của những quyết định đó.
Trong một thời gian dài, các nhà triết học của chúng ta đã áp dụng các nguyên lý của triết học Mác - Lênin một cách giáo điều, đem thực tiễn sinh động của cách mạng Việt
Nhưng ngày nay lại chính cuộc sống sinh động trên đất nước Việt
2. Đúng như C.Mác và Ph.ăng ghen đã nói, thực tiễn thúc đẩy sự phát triển của khoa học hơn nhiều lần. Nhưng chúng ta cũng không thể quan niệm đơn giản là sự phát triển của thực tiễn sẽ tự phát dẫn tới sự phát triển tương ứng của lý luận triết học, theo quan điểm thô sơ, cứng nhắc về nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Điều đó có nghĩa là không phải cứ đi vào thực tiễn là có thể đổi mới tư duy.
Chính tất cả sự phức tạp của cuộc sống là ở tính độc lập tương đối của ý thức đối với tồn tại, do đó có sự tách rời giữa lý luận và thực tiễn, hoặc có sự phản ánh sai, xuyên tạc, lạc hậu hơn thực tiễn, tất nhất thường cũng chỉ là sự phản ánh gần đúng, từ đó có thể dự đoán được tương lai.
Chỉ có sự phản ánh đúng mới tìm ra quy luật vận động của sự vật, từ đó mới có tác động trở lại đúng đắn, cải tạo được thực tiễn.
Như C.Mác nói: "Các nhà triết học chỉ biết cách giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới". Tôi cho rằng, ở đây C.Mác nói đến những cách giải thích không đúng về thế giới, bởi vì, nếu giải thích đúng sự nảy sinh, vận động, phát triển của một sự vật, hiện tượng nào đó thì tức là đã tìm được quy luật vận động của nó. Tìm ra quy luật là bước đầu hết sức quan trọng để có thể tác động vào việc cải tạo sự vật. Tất nhiên việc vận dụng quy luật như thế nào để tác động vào sự vật còn là vấn đề khó khăn nhưng nhận thức đúng là một khâu quyết định đối với việc cải tạo thế giới khách quan.
Nhưng từ thực tiễn cuộc sống, để có thể có sự phản ánh đúng, rút ra những kết luận về nhận thức chính xác, bổ sung, phát triển lý luận vốn có lại không đơn giản. ở đây đòi hỏi phải có năng lực tư duy trừu tượng, biết tổng kết, rút ra từ trong thực tiễn những khái quát lý luận đúng đắn.
Chúng ta đã phạm sai lầm giáo điều, duy ý chí chủ quan trên một số vấn đề lớn của công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội 10 năm qua. ở nhiều địa phương những thực tiễn thất bại đã diễn ra đau đớn, kẻo dài, mà tại sao đến nay chúng ta mới như bừng tỉnh và đặt vấn đề phải "đổi mới tư duy?". Bởi vì, dù đã có thực tiễn nhưng nếu không tổng kết, rút kinh nghiệm một cách đúng đắn, thiếu tư duy lôgíc khái quát thì chúng ta vẫn không thể rút ra được những kết luận lý luận đúng đắn. Điều đó cũng có nghĩa là: đi vào thực tiễn sản xuất, chiến đấu đối với các nhà triết học là hết sức quan trọng để phát hiện vấn đề, nhưng để nâng từ những nhận xét lẻ tẻ, cảm tính, rời rạc thành những kết luận lý luận có giá trị thì còn là khoảng cách.
Ở đây cũng có nhiều nguyên nhân tác động đến sự phát triển tư duy triết học:
- Những thực tiễn sai lầm, thất bại trước đây bị che dấu, nay bộc lộ ngày càng rõ, tiếng kêu cứu từ cấp thấp lên đến cấp cao, từ một vài nơi, một vài ngành đến cả nước. Thực tiễn đó làm chúng ta ngày càng tỉnh ngộ, các nhà lý luận càng thấy rõ những sai lầm trong quan điểm lý luận đã đề ra.
- Do trình độ nhận thức lý luận, trình độ tổng kết có hạn, chưa có phương pháp tư duy đúng. Đây là hạn chế của bản thân đội ngũ cán bộ lý luận.
- Do thiếu tự do tư tưởng trong sinh hoạt khoa học, các nhà triết học ít được bàn luận công khai, dân chủ về những quan điểm cơ bản của Đảng, làm rõ đúng sai, nói lên sự thật. Về phía cán bộ, đảng viên có sự thiếu dũng cảm, không dám bảo vệ chân lý. Mặc dù đã nhìn thấy sai lầm, nhưng cơ chế và uy quyền đè bẹp họ. Hiện nay, bắt đầu có sự giải toả tư tưởng cho cả cán bộ lý luận và cán bộ thực hành.
3. Cuộc sống đòi hỏi triết học phải có sự phát triển phù hợp để giải thích sự vận động của nó một cách đúng đắn và thúc đẩy bước chuyển hoá nhanh hơn. Ở đây có vai trò to lớn của các nhà triết học, các nhà lý luận xuất sắc với sức mạnh trí tuệ, với năng lực tư duy trừu tượng đặc biệt, xuất chúng của họ.
Thời đại nào cũng đòi hỏi và làm nảy sinh những cá nhân, anh hùng của thời đại ấy. Trong hoạt động lý luận ở nước ta cũng đòi hỏi có những nhà lý luận, nhà triết học xuất chúng để đưa nền triết học Việt
Trong hoạt động lý luận, triết học cần có những sáng kiến, phát minh như trong khoa học kỹ thuật, những giá trị tư tưởng mới do những bộ óc thông minh đúc kết lại.
Có đồng chí cho rằng, trong thời đại chúng ta ngày nay không thể trông chờ sự xuất hiện các lãnh tụ như Mác, Ăng ghen, Lênin, Hồ Chí Minh để đưa cách mạng Việt Nam đi vào quỹ đạo đúng đắn, mà phải là sự đóng góp của trí tuệ tập thể, thông qua sự thảo luận, bàn bạc. Nhưng tôi muốn lưu ý rằng, với đặc điểm của hoạt động tư duy lý luận, chúng ta phải chú ý đến vai trò cá nhân của những nhà lý luận thông minh, xuất sắc. Sự hoạt động trí tuệ là hoạt động cá nhân với điều kiện có tự do tư tưởng và có sự trao đổi thông tin rộng rãi, vì vậy cần trân trọng những cá nhân có tài.
4. Triết học Mác - Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học để nghiên cứu, giải thích thế giới. Đó là điều chúng ta vẫn thường nói nhưng lại chưa làm đúng.
Triết học Mác - Lênin chỉ giúp chúng ta những phương hướng để hình thành các kiến giải cho các vấn đề cuộc sống đang đặt ra phải giải đáp một cách khoa học. Nhưng nó không cung cấp cho chúng ta những giải đáp có sẵn về các vấn đề cụ thể.
Như C.Mác đã nói: "Việc xây dựng tương lai và việc tuyên bố dứt khoát về những giải đáp có sẵn trong thời gian tới, đó không phải là công việc của chúng tôi"(2). Chính chúng ta đã phản lại Mác - Ăng ghen khi áp dụng giáo điều các quan điểm lý luận của các ông vào thực tiễn cách mạng Việt
Vậy phải nắm cái gì trong triết họe Mác - Lênin? Đó là thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật. Chúng ta đứng trên thế giới quan duy vật và vận dụng phương pháp biện chứng duy vật để nghiên cứu, phân tích thực tế lịch sử cụ thể của Việt
Biện chứng duy vật là vận động phát triển không ngừng. Theo quy luật khách quan đó, không có nguyên lý cụ thể nào của Mác - Ăng ghen đã nêu lên lại là chân lý cuối cùng đã hoàn thiện đầy đủ mà không cần bổ sung, phát triển hay thay đổi. Không có gì tồn tại vĩnh viễn ngoài quy luật của sự vận động, phát triển, thay đổi không ngừng của cả vật chất và sự phản ánh của vật chất là ý thức, lý luận, triết học.
Do đó những kết luận cụ thể của Mác - Ăng ghen - Lênin về chủ nghĩa cộng sản không phải là những giới hạn cuối cùng của sự nhận thức, ngược lại cuộc sống đang đòi hỏi chúng ta cần có sự phát triển, đổi mới không ngừng.
(1) C Mác. Lời nói đầu của Phê phán triết học pháp luật của Heghen. Nxb Sựthật, 1962. tr. 27.
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t. 1 . Nxb Dietz Verlag,
Nội dung khác
“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005