Albert Einstein - nhà khoa học, nhà triết học

09:33 CH @ Thứ Ba - 28 Tháng Mười, 2014

Albert Einstein (1879–1955) là người Đức gốc Do Thái. Ông là nhà vật lý lý thuyết tương đối. Năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về vật lý học. Khi Đức Quốc xã lên cầm quyền, ông di cư sang Mỹ (năm 1933); từ đó, ông giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Princeton.

Thuyết tương đối của Einstein với công thức nổi tiếng E = mc2 là nền tảng của sự phát triển năng lượng nguyên tử, là một trong những cơ sở khoa học của các lý thuyết hiện đại về vũ trụ. Ngoài ra, theo đánh giá của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu của ông còn góp phần không nhỏ vào việc khám phá những bí mật của ADN, vào cuộc cách mạng của công nghệ máy tính hiện đại, vào việc thúc đẩy tất cả các lý thuyết vật lý hiện đại cùng phát triển theo hướng hợp nhất giữa thế giới vi mô và thế giới vĩ mô.

Ngày 14-11-2002, cuộc triển lãm lớn nhất từ trước đến nay về cuộc đời và sự nghiệp của nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein được tổ chức tại Viện Bảo tàng về lịch sử tự nhiên của Mỹ ở New York. Tại cuộc triển lãm, Giáo sư vật lý lý thuyết Hanốc Gútphaunđơ (Hanoch Gutfreund), cố vấn của Viện Bảo tàng, nhận xét: Einstein nổi tiếng không chỉ vì những cống hiến của ông cho khoa học, mà còn ở những quan điểm của ông về nhiều vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, đạo đức. Ông nói về chiến tranh và hoà bình, về tôn giáo, về nhân quyền, về chủ nghĩa dân tộc...Quan điểm của ông được bày tỏ một cách thẳng thắn, không khoan nhượng, nhiều khi có vẻ khi có vẻ ngây thơ, những người ta chú ý đến ông, lắng nghe ông nói.

Thông qua các tài liệu được công bố trong cuộc triển lãm và trên mạng Internet, gồm các sách, tài liệu do chính ông viết hoặc các tác giả khác viết về ông, cũng như những thư từ trao đổi quan điểm giữa ông với những người viết thư hỏi ý kiến ông, chúng ta biết được rằng Einstein không chỉ là nhà khoa học thiên tài, mà còn là một nhà triết học lớn. Quan điểm triết học của ông bao quát nhiều lĩnh vực quan trọng, từ vấn đề bản thể luận, nhận thức luận đến các vấn đề chính trị, xã hội, con người, đạo đức, tôn giáo,...Quan điểm triết học của ông thấm đượm tính duy vật biện chứng và tính nhân bản sâu sắc.

Về bản thể luận. Einstein khẳng định rằng thế giới tồn tại khách quan không phụ thuộc vào thần thánh và ý chí con người. Theo ông, vũ trụ hoạt động theo quy luật khách quan, nhà khoa học không thể tin rằng Thượng đế (Chúa trời) lại có thể can thiệp vào sự vận hành của các thiên thể.

Ông nói: “Hãy giả dụ rằng chúng ta đang nói về một nhà vật lý hay nhà khoa học lý thuyết, anh ta rất quen thuộc với những quy luật khác nhau của vũ trụ, thí dụ, các hành tinh quay quanh mặt trời và các vệ tinh quay quanh các hành tinh tương ứng như thế nào. Bây giờ, nhà khoa học này đã nghiên cứu và hiểu được những quy luật khác nhau đó, thì làm sao anh ta có thể tin rằng một vị Thượng đế lại có thể làm sai lệch quỹ đạo của những khối vật chất khổng lồ đó...Các quy luật tự nhiên không chỉ được khám phá về mặt thực tiễn nữa. Tôi không tin vào quan niệm về một vị Thượng đế được nhân cách hoá (an Anthropomorphic God) có sức mạnh can thiệp vào những quy luật tự nhiên”.

Chính vì thế, theo Einstein, nhà khoa học không thể tin rằng một lời cầu nguyện có thể làm thay đổi được tiến trình các sự kiện. Ngày 19-1-1936, một học sinh lớp 6 ở New York, đã viết thư cho Einstein hỏi rằng các nhà khoa học có cầu nguyện không, và nếu có, thì họ cầu nguyện điều gì? Ngày 24-1, Einstein viết thư trả lời như sau: “Việc nghiên cứu khoa học dựa trên tư tưởng cho rằng tất cả mọi quá trình diễn ra đều bị quyết định bởi quy luật tự nhiên, và điều này cũng áp dụng cho mọi hoạt động của con người. Vì lẽ đó, một nhà nghiên cứu khoa học khó có khuynh hướng tin rằng những sự kiện lại có thể bị ảnh hưởng bởi một lời cầu nguyện, nghĩa là, một điều mong ước được khấn vời một thực thể siêu tự nhiên”.

Einstein cũng bác bỏ quan niệm tôn giáo về một vị Thượng đế quyết định hành vi và số phận của con người. Không dừng lại ở đó, ông còn vặch ra bản chất của vị thượng đế đó chính là phản ánh mục đích chủ quan và sự yếu đuối của con người. Ông nói: “Tôi không thể hình dung một vị Thượng đế lại ban thưởng hay trừng phạt những vật do mình sáng tạo ra, một vị Thượng đế mà mục đích được phỏng theo mục đích của chúng ta – tóm lại, một vị thượng đế chẳng qua chỉ là phản ánh sự bạc nhược của con người mà thôi”.

Thực ra, Einstein có nói đến Thượng đế, nhưng đó là một vị Thượng đế hoàn toàn khác với Thượng đế của các tôn giáo đương thời. Thượng đế của Einstein, đó chính là thế giới, là giới tự nhiên với trật tự hợp lý của nó mà lý trí con người có thể nhận thức được; với những điều huyền diệu của nó mà con người mới chỉ nhận thức được một phần rất nhỏ. Quan niệm này của Einstein cũng giống như quan niệm phiếm thần luận của nhà triết học Hà Lan Barúc Xpinoda (baruch Spinoza, 1632-1677). Xpinôda cho rằng giới tự nhiên là thực thể duy nhất, tồn tại độc lập, không do ai sáng tạo ra; Thượng đế cũng chính là giới tự nhiên. Cho nên, khi được hỏi: “Ông có tin vào Thượng đế không?”. Einstein đã trả lời; “Tôi tin vào thượng đế của Xpinôda đã mặc khải chính mình trong sự hài hoà có trật tự của những gì đang tồn tại, chứ không phải một vị Thượng đế liên quan đến số phận và hoạt động của con người”.

Einstein không chỉ chống lại quan niệm duy tâm khách quan về sự can thiệp của một lực lượng siêu tự nhiên, mà còn bác bỏ cả quan niệm duy tâm chủ quan về vai trò quyết định của ý chí con người. Năm 1934, phát biểu tại Hội nghị của Hiệp hội Hoa Kỳ vì sự phát triển của khoa học (American Association for the Advancement of Science), ông nói: “Con người càng thấm nhuần sự hiểu biết về tính quy luật của sự kiện, anh ta càng tin tưởng vững chắc rằng không có chỗ cho sự giải thích tính quy luật này bằng những nguyên nhân khác với tự nhiên. Đối với anh ta, không tồn tại những quy tắc của con người cũng như quy tắc của thần thánh với tư cách là nguyên nhân độc lập của các sự kiện tự nhiên”.

Do đó, Einstein kịch liệt chống lại ý chí luận (Voluntarism) – quan niệm cho rằng với ý chí của mình, cá nhân có thể thực hiện được tất cả những điều mà mình muốn. Theo Einstein, con người không có tự do tuyệt đối như các nhà triết học hiện sinh đã khẳng định. Hành động của con người tuân theo tính tất yếu khách quan không chỉ của thế giới bên ngoài, mà còn cả của chính bên trong mình. Ông nói: “Mỗi người hành động không chỉ do sự bắt buộc bên ngoài mà còn phải phù hợp với tính tất yếu bên trong”. Ông nói tiếp: “Tôi không tin vào sự tự do ý chí. Những lới nói sau đây của của Sôpenhauơ (Schopenhauer): “Con người có thể làm điều anh ta cần, nhưng không thể muốn có được mọi điều anh ta muốn” đã đi theo tôi trong mọi tình huống trong suốt cuộc đời và đã hoà giải tôi với hành động của người khác, ngay cả khi những hành động này làm cho tôi khốn khổ”.

Einstein cũng không tin vào sự tồn tại của linh hồn bất tử. Ông nói: “Tôi không tin rằng cá nhân con người có thể tiếp tục sống sau cái chết của cơ thể, mặc dù những tư tưởng như vậy vì sợ hay do tính duy ngã đến lố bịch”.

Là người phát minh ra thuyết tương đối, ông bác bỏ các quan niệm tôn giáo về sự bất tử tuyệt đối của cá nhân, tức quan niệm về cuộc sống vĩnh cửu ở kiếp sau. Theo ông, chỉ có sự bất tử chân chính duy nhất là sự bất tử của vũ trụ. Còn sự bất tử của cá nhân chỉ là một sự bất tử tương đối mà thôi. Ông nói: “Sự bất tử ư? Có hai loại. Loại thứ nhất nằm trong trí tưởng tượng của con người và do vậy chỉ là ảo tưởng. Chỉ có một sự bất tử tương đối (relative immortality), đó là sự duy trì trong ký ức về một con người qua một số thế hệ. Nhưng chỉ có một sự bất tử chân chính duy nhất, trên phạm vi vũ trụ, đó là sự bất tử của chính vũ trụ. Không có sự bất tử nào khác”.

Quan niệm về sự bất tử tương đối của Einstein về sau được nhiều nhà khoa học, nhà triết học duy vật phát triển. Theo quan điểm triết học duy vật phát triển. Theo quan điểm triết học duy vật, linh hồn bất tử và cuộc sống ở kiếp sau là điều vô căn cứ và không thể tin được. Nhưng cái chết của một con người không đồng nhất với sự hư vô hoá, bởi hành động và ý thức của người đó vẫn được lưu giữ thông qua các thế hệ con cháu, thông qua những công trình mà người đó để lại cho hậu thế, thông qua những ký ức của nhiều thế hệ sau. Quan niệm này có một ý nghĩa đạo đức cao hơn quan niệm này có một ý nghĩa đạo đức cao hơn quan niệm về sự bất tử tuyệt đối của tôn giáo mà Einstein cho rằng nó xuất phát từ tính ích kỷ, tính duy ngã (egoism, egoticism) của cá nhân.

Về nhận thức luận. Là nhà khoa học, Einstein đứng trên quan điểm duy vật về nhận thức. Ông không tin vào “Sự mặc khải” (reverlation), tức là sự tiết lộ của Thượng đế về những bí mật của thế giới cho một vài người, mà trái lại, con người nhận thức thế giới bằng chính lý trí của mình. Theo ông, mặc dù lý trí con người là nhỏ bé, nhưng là cái duy nhất mà con người có được để nhận thức thế giới.

Lúc đầu, giáo dục tôn giáo của nhà trường đã biến ông thành người ngoan đạo tin rằng, Kinh thánh là do chính Chúa trời mặc khải cho con người. Nhưng từ năm 12 tuổi, nhờ tiếp xúc với khoa học mà ông nhanh chóng đoạn tuyệt được với niềm vui mù quáng đó. Ông nói: “Nhờ đọc được những sách khoa học phổ thông, tôi nhanh chóng nhận ra rằng phần nhiều những câu chuyện trong Kinh thánh là không thể có thực”.

Einstein kịch liệt phê phán nạn mê tín dị đoan cùng những lý thuyết bịa đặt về khả năng nhận thức những bí mật của thế giới thông qua sư liên hệ trực tiếp của linh hồn con người với thần thánh, như chủ nghĩa duy linh (Spiritualism), chủ nghĩa thần trí (Theosophy). ông nói: "Khuynh hướng thần bí của thời đại chúng ta đặc biệt thể hiện ở sự gia tăng đột ngột của cái gọi là chủ nghĩa thẩn trí và chủ nghĩa duy linh, theo tôi chỉ là dấu hiệu của yếu đuối và sự nhầm lẫn. Bởi vì những kinh nghiệm nội tâm của chúng ta chỉ là những biểu tượng và sự kết hợp những ấn tượng cảm tính, do đó quan niệm về một linh hồn không có cơ thể đối với tôi hình như chỉ là sự trống rỗng và vô nghĩa"(10).

Là nhà khoa học lý thuyết, tất nhiên Einstein cũng không ủng hộ chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) cũng như biểu hiện hiện đại của nó là chủ nghĩa thực chứng mới (Neo-positivism). Tuy nhiên, Einstein cũng chỉ ra những hạn chế của chủ nghĩa duy lý (rationalism). ông nói: "Đúng là niềm tin cần phải dựa một cách tất nhất trên kinh nghiệm và tư duy. Về điểm này, chúng ta phải đồng ý một cách không ngần ngại với những người duy lý cực đoan. Tuy nhiên, điểm yếu của quan điểm này là ở chỗ, nhiều điều tin tưởng đóng vai trò tất yếu và quyết định hành vi ứng xử và sự phán xét của chúng ta lại không chỉ được tìm thấy bằng phương pháp khoa học cứng nhắc. Bởi vì, phương pháp khoa học chỉ dạy cho chúng ta không có gì khác hơn là các sự kiện liên hệ với nhau, quy định lẫn nhau như thế nào. Khát vọng vươn tới tri thức khách quan là cái tối cao mà con người có khả năng đạt được, và các bạn chắc sẽ không nghi ngờ tôi có ý định xem nhẹ những thành tựu và những nỗ lực anh hùng của con người trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cũng rõ ràng rằng tri thức về cái đang tồn tại sẽ không mở cửa trực tiếp đi đến tri thức về cái sẽ phải tồn tại. Một người có thể có tri thức rõ ràng nhất, hoàn chỉnh nhất về cái đang tồn tại, nhưng không thể từ đó mà suy diễn ra rằng cái gì sẽ là mục đích của những khát vọng của con người chúng ta" (11).

Chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa thực chứng tuyệt đối hóa vai trò của tri thức kinh nghiệm hoặc tư duy lôgíc, nhưng theo Einstein, những tri thức và niềm tin của chúng ta nhiều khi không dựa trên những cái đó. Có những điều mà chúng ta tin là tất đẹp trong cuộc sống nhưng chúng ta không thể chứng minh bằng tư duy lôgíc được.

Tất nhiên, Einstein không quy những cái đó thành "cái phi lý" như các nhà triết học hiện sinh. Đồng thời, ông cũng không đồng ý với quan niệm của các đại biểu của chủ nghĩa thực chứng, một trào lưu triết học đang thịnh hành ở nhiều nước phương Tây lúc bấy giờ, quy mọi tri thức của chúng ta về sự quan sát trực tiếp hoặc về các công thức toán học và lôgíc học.

Theo ông, sự quan sát và thực nghiệm khoa học chỉ giúp chúng ta giải thích một số hiện tượng đang tồn tại; lý tính của con người còn rất hạn chế và những công thức lôgíc còn quá chật hẹp, chưa đủ khả năng để giải thích tất cả mọi điều. Do đó, chúng ta phải dựa ' vào toàn bộ kinh nghiệm sông của các thế hệ đi trước cũng như của chính mình và nhiều khi còn phải nhờ đến trực giác khoa học. ông nói: "Tôi không tin bất cứ quan niệm nào về Thượng đế dựa trên sự sợ hãi trong cuộc sống và cái chết. Tôi không thể chứng minh được rằng không có một vị Thượng đế có nhân tính, nhưng nếu tôi nói về ông ta thì tôi sẽ là kẻ bịa đặt" ... "Tôi tin vào tình hữu ái của con người và tính độc đáo của cá nhân. Nhưng nếu bạn bảo tôi phải chứng minh điều tôi tin thì tôi không thể làm được. Chúng ta biết đó là những điều chân thật nhưng chúng ta có thể mất cả đời người mà không thể chứng minh được chúng"(12).

Mặc dù lúc bấy giờ có những lý thuyết khoa học "đã đặt tính nhân quả cơ giới trong sự nghi ngờ", nhất là phủ nhận nó trong thế giới vi mô [thí dụ, cơ học lượng tử của Mắc Blăng (Max Planck), lý thuyết nguyên tử của Ninxơ Bo (Niels Bohr], nhưng Einstein vẫn tin vào sự thống nhất giữa thê' giới vĩ mô và vi mô, vào tính phổ biến của quyết định luận duy vật trong cả hai thế giới đó. ông đã dành 30 năm cuối của cuộc đời để chứng minh cho niềm tin đó, nhưng ông thú nhận đã không thành công. Tuy nhiên, theo nhận xét của Giáo sư vật lý lý thuyết Hanốc Gútphaunđơ, cố vấn của Viện Bảo tàng về lịch sử tự nhiên của Mỹ ở New York, thì Einstein đã thành công, vì những cố gắng của ông đã thúc đẩy các lý thuyết khoa học hiện đại cùng phát triển theo hướng đó.

Về quan điểm chính trị - xã hội. Lý tưởng của Einstein là một xã hội công bằng và bình đẳng, trong đó không có sự phân biệt giai cấp, phân biệt chủng tộc. ông đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa apácthai (apartheìd). ông ủng hộ chế độ dân chủ, trong đó mọi cá nhân được tôn trọng và bảo vệ, nhưng đồng thời ông cũng chống lại tệ sùng bái cá

nhân. Ông nói: "Quan điểm chính trị của tôi là chế độ dân chủ. Hãy để mọi cá nhân được tôn trọng vả không có người nào được thẩn tượng hóa" . . . "Tôi chống lại chủ nghĩa dân tộc, dù nó có đội lất chủ nghĩa yêu nước". . . "Đặc quyền đặc lợi dựa trên địa vị và tài sản, đối với tôi, là bất công và có hại, cũng như sự sùng bái cá nhân một cách quá đáng"... "Bình đắng xã hội và sự bảo trợ về kinh tế cho cá nhân, theo tôi là những mục đích cộng đồng quan trọng nhất của nhà nước" (13).

Einstein ủng hộ hòa bình, chông chiến tranh. Theo ông, nếu một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba nổ ra thì nhân loại sẽ trở lại thời kỳ đồ đá. ông nói: Tôi không biết người ta sẽ sử dụng loại vũ khí gì trong chiến tranh thế giới lần thứ ba. Nhưng trong chiến tranh thế giới lẩn thứ tư, chắc chắn người ta sẽ sử dụng cây gậy và hòn đá. Einstein có cách tiếp cận một cách duy vật về đạo đức. ông bác bỏ quan niệm về nguồn gốc thần thánh của đạo đức. Theo ông, "Hành vi đạo đức của một người phải dựa một cách có hiệu quả trên tình cảm, giáo dục, quan hệ và nhu cầu xã hội; không cần có một cơ sở tôn giáo nào. Con người sẽ thật là tồi tệ nếu anh ta phải kiểm chế vì sợ bị trừng phạt hoặc hy vọng ở sự ban thưởng sau khi chết"(14).

Trong một cuộc trao đổi ý kiến, Pitơ A.Búcki (Peter A.Bucky) đã hỏi Einstein: "ông có nghĩ rằng hầu hết mọi người cần tôn giáo để kiểm soát họ chăng?". Einstein đáp: Không, rõ ràng không. Tôi không tin một người phải kiềm chế trong hành vi hàng ngày của mình vì sợ trừng phạt sau khi chết hoặc anh ta phải làm như vậy để được ban thưởng sau khi chết.

Điều đó thật vô nghĩa. Sự chỉ dẫn đúng đần trong cuộc sống của con người là gánh nặng trách nhiệm mà anh ta đặt nó lên đạo đức và khối lượng của sự quan tâm mà anh ta dành cho người khác. Giáo dục có vai trò to lớn trong lĩnh vực này. Tôn giáo không được gây ra sự sợ hãi trong cuộc sống và sự Bợ hãi về cái chết, mà phải thay vào đó bằng sụ phấn đấu để đạt đến tri thức lý tính"(15).

Theo Einstein, những nguyên tắc đạo đức phải xuất phát từ mục đích phục vụ cho sự tồn tại và hạnh phúc của con người; nếu làm theo chúng thì "sẽ mở rộng tối đa phạm vi của sự an toàn, sự thỏa mãn và thu hẹp đến mức tối đa tình trạng đau khổ”(16) của con người.

(1)Dẫn theo: Peter A. Bucky with allen G Weaklan, Andrews and McMeel, The Private

(2)Albert Einstein: The Human Side. Selected and Edited by Helen Dukas and Banish Hollman Princeton University Press, 1979, P.32.

(3)Albert Einstein The word as i see. It philosophical Library, New York, 1949, pp.24 -28.

(4) Albert /einstein: Philosopher – Scientist. Edited by Paul Arthur Schilpp, The open Court Publishing Co., La Salle, Illinois, Third Edition, 1970, pp, 659 -660.

(5)Albert Einstein: Ideas and opinons. Based on Mein Weltbild, edited by Carl Seelig, New Yord, Bonzana Books, 1954, pp. 8 -11.

(6)Albert Einstein: The word as i See it. Ibid pp. 24 -28.

(7) Albert Einstein:, All the Questions You Ever wanted to ask American Atheists, vol. II. Quoted by Madalynn Murray O’ hair, 1982, p. 29.

(8) Xem: Nguyễn Tần Hùng. Quan niệm về sự bất tử của con người. Tạp chí Tâm lý học, số 10, 2002, tr.59 -63.

(9)Albert Einstein: Philosopher – Scientist. Ibid.,pp. 659 -669.

(10) Albert Einstein: Phi/osopher - Scientist. Ibid., pp. 659 - 669.

(11) Ronald W. Clark. Einstein : The Life and Times. World Pub. Co. , New York, 1971 , p. 622.

(12)Albert Einstein: Ideas and Opinions. Ibid., pp. 8-11.

(13) Albert Einstein: Ideas and Opinions. Ibid., pp. 8-11

(14)Albert Einstein. Religion and Science. New York Times Magazine, 9 November 1930.

(15)Peter A. Bucky wìth Allen G.Weakland, Andrews and McMeel. The Private Albert Einstein. Kansas Cây, 1992, pp. 85 - 87.

(16) Albert Einstein. Out of My Later Years. Philosophical Library. New York. 1950, pp. 15 - 20.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Albert Einstein và Giáo dục

    11/01/2016Nguyễn Ngọc ThuậnAnhxtanh đã phát biểu những tư tưởng của mình về một nền giáo dục căn bản cho xã hội hiện đại. Những tư tưởng đó được đăng rải rác ở nhiều nơi, chủ yếu vào những năm cuối đời và tập trung hơn cả là bài phát biểu của ông tại Albany, NewYork ngày 15/10/1936 nhân kỷ niệm 300 năm giáo dục Hoa Kỳ, rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập...
  • Einstein - cuộc đời và sự nghiệp

    30/10/2014Sau khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E = mc2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó...
  • Quan điểm của Albert Einstein về Chúa

    13/11/2013Albert Einstein có những quan điểm về Chúa cùng các quan điểm duy vật khác hết sức đúng đắn, sắc sảo, tính nhân bản sâu sắc. A. Einstein phủ định khả năng tồn tại của Chúa từ góc nhìn của bản thể luận và nhận thức luận...
  • Newton và Einstein, Hai người khổng lồ cô đơn

    03/09/2013Phạm Nguyễn Việt HưngCả Einstein lẫn Newton đều có trí tuệ vĩ đại khiến cho mọi người đều biết về những cống hiến của họ và ngoài đó nữa. Newton đã phát minh ra phép tinh vi tích phân, đã phát biểu các định luật của cơ học và đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn. Còn Einstein đã đặt cơ sở cho hai toà nhà chọc trời của vật lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử, đồng thời cũng xây dựng một lý thuyết mới về hấp dẫn.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...