Tản mạn chuyện giáo dục

04:20 CH @ Thứ Năm - 23 Tháng Mười Một, 2017

Nếu như chuyện một nữ sinh TP. Hồ Chí Minh tự tử vì áp lực học hành và trường hợp một cô giáo dùng kim tiêm đâm vào mặt học sinh ở Đồng Nai khiến dư luận bất bình thì bài văn được điểm chín cộng của nữ sinh Hà Minh Ngọc là điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh giáo dục nước nhà vốn nhiều những gam màu ảm đạm. Bài văn của em không chỉ gây xôn xao cộng đồng cư dân mạng mà còn nhận được sự chú ý của toàn xã hội. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi cả sáu vị khách mới đều sôi nổi bàn luận về chủ đề này.

Định hướng nghề nghiệp cần làm ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường

Ngoài chuyện cung cấp kiến thức thì việc định hướng nghề nghiệp cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghê nhà trường là một yếu tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến sự thành công của thế hệ tương lai. Thực tế cho thấy nhiều người tốt nghiệp Đại học, khi đi làm mới nhận ra mình đã sai lầm khi lựa chọn nghề nghiệp. Hiếm người đủ dũng khí và điều kiện để làm lại từ đầu. Miễn cưỡng bám lấy công việc nên việc họ không thành công trong sự nghiệp cung là điều dễ hiểu. Tệ hại hơn, có người còn đâm ra chán nản, cảm thấy cuộc sổng không còn ý nghĩa. Anh Lê Hoàng Thế, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Trí Việt, người từng nhiều năm sống ở Nhật Bản, nói:

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh là trách nhiệm của ngành giáo dục. Ở các nước có nền giáo dục phát triển các Trường THPT rất chú trọng đến vấn đề định hướng nghề nghiệp. Họ có hẳn một chương trình riêng để tìm hiểu năng khiếu, sở thích của học sinh để tìm hiểu giúp các em khám phá năng lực bản thân. Thậm chí, chương trình này dành cho học sinh lớp 9 nhưng họ đã cho học sinh quen ngay từ lớp 8, nhằm tạo cho các em có sự chuẩn bị kỹ càng. Nghĩa là định hướng nghề nghiệp cho học sinh được xem như là trách nhiệm của ngành giáo dục. Ở lúa tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", các em chưa thể biết mình cần gì và thực sự muốn gì.

Cách đặt vấn đề của anh Thế nhận được sự đồng tình của các khách mời. Theo chị PhanThịCẩmLy, Trưởng bộ phận đối ngoại Công ty AVC, ý thức cá nhân và môi trường gia đình là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp. Chị nói:

Khi tôi tốt nghiệp Đại học, ba mẹ tôi cũng khuyên nên nộp hồ sơ vào các cơ quan Nhà nước. Thứ nhất là đỡ cực, thứ hai là ổn định và sau cùng, khi lập gia đình và sinh con, tôi sẽ có nhiều thời gian dành cho tổ ấm của mình hơn. Tuy nhiên, tôi nói "con chỉ muốn làm những gì con thích, tại vì khi con thích, con có đam mê thì con sẽ làm tốt, con làm tốt thì con cũng sẽ quản lý thời gian của con một cách tốt thôi". Mẹ tôi phản đối quyết liệt nhưng may mắn là tôi được ba ủng hộ. Tôi chọn nghề PR (quan hệ công chúng) vì có tìm hiểu về PR từ khi học phổ thông. Thêm nữa, nơi tôi đi thực tập lần đầu tiên cũng là một Công ty về PR.Thời gian tôi mới đì làm, ba má tôi vấn tiếp tục thảo luận nhưng mà dẫu sao có ảnh hưởng lớn hơn trong gia đình đã bảo vệ quyết định của tôi. Thực ra xu hướng cha mẹ bao bọc con cái qúa mức đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người Á Đông. Con gái được bao bọc hơn con trai trong việc quyết định tương lai. Tôi cũng có những người bạn thích làm cho Nhà nước vì họ muốn có thời gian học lên Thạc sĩ hoặc chăm sóc gia đình. Như vậy, vấn đề không phải làm cho Nhà nước hay không, mà là chúng ta có hài lòng với công việc mình đã lựa chọn chưa.

Hướng con cái đi cheo con đường đã vạch sẵn là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay, nhất là đối với những người đang các cơ quan Nhà nước. Họ ép con cái nối nghiệp mình chỉ vì đã nhắm sẵn được chỗ làm cho con sau khi ra trường, hoặc xuất phát từ một tâm lý rất chủ quan là làm cho Nhà nước ổn định hơn. ChịNguyễnThịThanh, đại diện đối ngoại hệ thống Victoria Hotels & Resons nói:

Ngày nhận bằng cử nhân, ba mẹ tai cũng gợi ý tôi nên xin việc ở một cơ quan Nhà nước. Khi hai Công ty nước ngoài và một Công ty Nhà nước đồng loạt gọ đi làm, ba tôi nói nên đi làm Nhà nước để được vô biên chế. Vâng lời ba nhưng làm được một thời gian thì tôi quyết định nghỉ để đi làm cho Công ty nước ngoài. Môi trường công việc mới buộc tôi phải nỗ lực nhiều hơn nhưng đổi lại, năng lực của mình cũng được khẳng đinh và ngày càng nâng cao. Có dịp gặp lại các đồng nghiệp ở cơ quan cũ, các anh chị đều chúc mừng (cười).

Thực trạng giáo dục hiện nay: học không đi đôi với hành mà là học như “hành”

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng các chương trình giam tải do BộGiáo dục - Đào tạo thực hiên trong thời gian qua vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. Những lời than phiền về việc con em chúng ta bị nhồi nhét kiến thức ngày càng nhiều là minh chứng rõ nhất. Bên cạnh áp lực từ phía nhà trường, các em còn chịu sức ép từ phía gia đình. Anh Trung Kiên, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thương mại sản xuất Trường Thọ lên tiếng:

Bao giờ cũng vậy, cha mẹ đầu tư vào con cái càng nhiều thì mong muốn con cái thành đạt càng lớn. Muốn con cái thành tài, cần phải tận áp lực cho các em bé. Thời trung học, giá như tôi chịu áp lực nhiều hơn thì có lẽ sự nghiệp của tôi đã thành công hơn. So với HànQuốc, học sinh Việt Nam còn dễ thở hơn nhiều. Các em học sinh xứ sở kim chi phải dậy từ rất sớm, gội đầu chưa kịp sấy khô đã phải đến trường. Trời lạnh khiến tóc các em bết lại. Sự kỳ vọng của gia đình rất lớn. Sức ép điểm số dồn lên vai các em ghê gớm đến mức có những trường hợp đã nhảy làu khi bị điểm thấp.

Áp lực trong một chừng mực nhất định sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, trong trường hợp này, lập luận của anh Kiên chưa thực sự thuyết phục được các khách mời còn lại. AnhNguyễnTiếnQuát - Tổng Giám đốc Công ty HoàngChâu, nói:

Tôi thấy các em bây giờ học hành khổ sở quá. Ngày xưa chúng tôi đến trường với tâm trạng rất thoải mái, đi học như đi chơi. Còn bây giờ, khối lượng kiến thức mà các em phải tiếp thu thật đáng sợ. Không phải là các em học hành giỏi giang như thế nào mà quan trọng là các em nhận được gì từ những bài học ở trường. Không phải cứ đứng hạng nhất trong lớp là sau này đứng hạng nhất trong xã hội. Phải làm thế nào để thay đổi tư tưởng này, giúp các em xác định việc học là để có kiến thức và ứng dụng được vào nghề nghiệp sau này. Kiến thức ngày càng nhiều mà não bộ con người thì có hạn. Nhà trường phải đóng vai trò là cái túi lọc để các em chỉ tiếp thu những gì thiết thực nhất.

Nhiều cái gật đầu tỏ ý tán thành. ChịLy nói:

Tôi thấy từ bậc PTTH đến bậc Đại học, chúng ta tập trung quá nhiều vào lý thuyết. Đến như tập làm văn, môn học đáng ra cần sự thăng hoa về cảm xúc của người viết nhất cũng có thang điểm. Phân tích một tác phẩm A, dứt khoát là phải có những ý này, ý kia mới cây đa cây đề chứ đâu phải là sự cảm thụ của học sinh. Cách dạy văn như hiện nay đang biến học sinh thành những cái máy nhai lại. Tả cô giáo là cứ phải tóc dài, xinh đẹp dịu dàng, giọng nói ấm áp... Em gái tôi đã bị điểm kém chỉ vì đã trót tả cô giáo… như thật.

Tất cả mọi người cười rần rần. Chờ không khí làng xuống, anh Lê Duy, Giám đốc điều hành Công ty Bất động sản Phương Đông - người trẻ tuổi nhất buổi tán gẫu, tiếp ý:

Chuyện các em học sinh thức đêm thức hôm mà vẫn không làm hết bài tập là phản khoa học. Lỗi này trước tiên thuộc về nhà trường. Ở nước ngoài, học sinh, Sinh viên cũng phải làm bài tập về nhà nhưng giáo viên bao giờ cũng đưa ra một khối lượng công việc ở mức trung bình. Lý do là không phải tất cả thành viên trong lớp đều giỏi như nhau, có người hay người dở. Về phía gia đình, chuyện con cái đi học cho ba, cho mẹ cũng có nhưng theo tôi đó chỉ là trường hợp cá biệt. Tình trạng nhồi nhét kiến thức này kéo dài sẽ khiến các em chán học và tìm cách đối phó. Giúp các em nhận chức rõ việc học là sự chuẩn bị cần thiết cho tương lai thì các em mới có ý thức học tập.

Ngoài tài năng và kiến thức, có ý kiến cho rằng một trong những lý do khiến bài văn của nữ sinh Hà Minh Ngọc chinh phục được người học nằm ở đề bài. Đây được xem là một đề lạ, không bắt đầu từ một tác phẩm có sẵn mà hàng chục thế hệ học sinh đã cày nát. Không bị câu thúc bởi những khuôn khổ sẵn có, Hà Minh Ngọc đã để cảm xúc chảy tràn trên trang giấy, dẫn dắt người đọc vào thế giới quan không trộn lẫn của em. Chị nói:

Giáo dục của chúng ta không có cơ hội cho học sinh phát huy sáng tạo. Không được tự do sáng tạo dần dần sẽ làm các em trở nên chậm chạp trong tư duy và thiếu tự tin. Mới đây, đến thăm một trường Tiểu học quốc tế trên địa bàn thành phố, tôi có ấn tượng mạnh khi thấy các em họcsinh mới lớp năm, lớp sáu đã đứng trước tất cả mọi người và diễn giải một vấn đề rất rành mạch. Nhìn lại mình, hỏi mới đi làm thuyết trình trước khách hàng tôi vẫn còn cảm giác hồi hộp.

Trải nghiệm thực tế của chị Hà đáng để cho nhiều người phải suy nghĩ. Không dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mặc định kiểu A phải là A, tính áp đặt chủ quan còn thể hiện rất rỏ trong cách hành xử của thầy cô giáo đối với học sinh. Trở lại việc nữ sinh N quẫn trí quyên sinh, sự việc ban đầu đơn giản chỉ là em dám nêu một sự thật là các em không thể làm hết được bài tập thay giáo cho và bị đuổi khỏi lớp. Nhìn từ giác độ văn hóa phản biện, thay vì phải xem xét quyết định của mình, thầy giáo của em đã triệt tiêu ý kiến của học sinh từ trong trứng nước. AnhQuát tỏ ra bức xúc:

Rõ ràng có sự thiên lệch giữa tư duy sáng tạo và khối lượng kiến thức truyền đạt. Chúng ta tự trói buộc nhau bởi những khuôn khổ định sẵn. Giải bài toán: “A có 5 cái kẹo, A cho B hai cái kẹo rồi mà A lại cho A ba cái kẹo, hỏi A có mấy cái kẹo”? Thay vì phải làm hai phép toán như các bạn cùng lớp, con của người bạn tôi chỉ làm một phép toán và cũng ra được đáp số đúng. Cô giáo không đồng ý và cho bé điểm một. Anh bạn tôi, một Giảng viên Đại học, cầm bài kiểm tra của con đến hỏi cô giáo thì cô giáo vẫn bảo lưu quan điểm. Tranh luận mãi, cuối cùng cô trưng ra giáo án và nói là của trên đưa xuống. Không chịu, anh cầm bài đó xuống phòng Hiệu trưởng đấu lý. Thầy hiệu trưởng xuống nước, nói bài này không được điểm tối đa nhưng điểm 9 là xứng đáng. Anh bạn tôi vẫn chưa chịu. Anh nói đáng ra phải cho 10+ mới hợp lý. Lý do: Cậu bé chỉ làm một phép toán mà vẫn tìm đúng được đáp số. Ngoài cách chấm điểm, thái độ “không rõ ràng" của thầy Hiệu trưởng cho chấy ngay bản thân thầy cũng không hoàn toàn bị thuyết phục bởi giáo án. Chính điều đó tạo nên sức ì, sự trì trệ... trong ngành giáo dục của chúng ta.

Chăm chú lắng nghe một người phát biểu nãy giờ, anh Thế bây giờ mới quay trở lại:

Ai cũng biết giáo dục cần phải thay đổi, kể cả những người lãnh đạo cao nhất trong ngành giáo dục. Những khó khăn của chúng ta là khả năng tài chính eo hẹp. Không riêng gì Việt Nam, kể cả các nước phát triển trên thế giới, giáo dục là một trong những ngành ngốn nhiều ngân sách nhất.

Phản biện lại ý kiến của anh Thế, anh Quát nói:

Điều tôi buồn nhất là bây giờ không thể giảng bài cho con mình, vì cháu chỉ nghe lời cô giáo thôi. Thời tôi đi học, cha dạy được cho con, anh dạy được cho em. Những gì đã thành quy định thì cứ thề mà theo, cần gì phải cải tới đi lui. Cùng một bảng chữ cái, tôi đọc là A, B, C, con tôi nói cô giáo dạy là A Bờ Cờ. Tiếng Anh người ta nói khắp thế giới nhưng người ta không thay đổi cách phát âm, chỉ có chêm từ mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Việc giáo dục cũng như xây nhà, cái móng còn chưa vững thì làm sao mà chồng nhiều tầng được. Vừa rồi tôi có xem một bộ phim chiếu trên truyền hình về một gia đình có các con tốt nghiệp Đại học mà không cần phải đến trường. Từ bậc vỡ lòng cho đến khi tốt nghiệp Đại học, các thành viên đều học từ xa dưới sự hướng dẫn của bà mẹ. Không bàn đến khả năng sư phạm, điều khiến tôi suy nghĩ là những kiến thức cơ bản mà bà học từ hàng chục năm trước vẫn có thể vận dụng để dạy cho con cái. Trở lại với vấn đề cơ chế, theo tôi, để nâng cao chất lượng giáo dục, các cơ sở đào tạo cần phải được cởi trói, bớt lệ thuộc vào Bộ GDĐT. Sự phát triển của đất nước sau khi chuyển từ kinh tế XHCN sang kinh tế nhiều thành phần đã có những tiến triển vượt bậc. Cứ mở ra cho dân làm, mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Viện dẫn một câu chuyện, chị Ly tiếp ngay:

Đi thăm trại CầuHân, tôi thấy cơ sở vật chất ở đó rất nghèo nàn. Các cô giáo đi gom tre em nghèo về dạy. Điều đặc biệt là họ hoàn toàn tự nguyện và không đòi hỏi bất kỳ quyền lợi gì. Nhiều khi thiếu kinh phí, họ gõ cửa các tổ chức từ thiện. Thời chiến tranh, thế hệ cha chú chúng ta thiếu thốn đủ thứ mà vẫn ráng học hành đến nơi đến chốn. Rõ ràng tài chính không phải là yếu tố quyết định.

AnhKiên:

Tôi không nghĩ vấn đề mấu chốt nằm ở người lãnh đạo. Vừa rồi tôi có được một bài báo về việc một trường ở miền Trung mà nhiều học sinh đến lớp sáu vẫn đọc chưa thông, viết chưa thạo, tôi bị sốc. Báo cáo sai vì chạy theo thành tích, ông Hiệu trưởng trường đó chịu hoàn toàn trách nhiệm. Trong khi ở các nước phát triển, họ sẽ làm kiểm điểm một cách có hệ thống.

Không khí buổi tán gẫu đến đây đã thực sự nóng lên. Cũng giống như chủ doanh nghiệp, vai trò của người đứng đầu ngành Giáo dục được đánh giá rất cao. Anh Duy tỏ ra băn khoăn:

Kể cả khi Bộ trưởng GDĐT đã thay đổi nhưng vì triển khai xuống phía dưới, ai dám đảm bảo tất cả đội ngũ giáo viên hiện nay thực hiện tốt chủ trương đúng đắn đó. Để đào tạo ra được đội ngũ giáo viên mới, chúng ta cần ít nhất bốn năm nữa nhưng tối đa cũng chỉ được khoảng vài chục ngàn người, một con số quá nhỏ nhoi so với khoảng 800 ngàn giáo viên hiện nay. Bao nhiêu phần trăm trong tổng số giáo viên đang tham gia giảng dạy có thể soạn giáo án mà trong đó cập nhật những kiến thức mới nhất, theo kịp sự phát triển của xã hội. Thậm chí, có những giảng viên kinh tế vừa ra trường, chưa hề có kinh nghiệm thực tiễn đã được giao nhiệm vụ đứng lớp. Tôi nghĩ rằng không phải những thầy cô giáo đang giảng dạy không nhận ra sự cần thiết phải thay đổi phương pháp day và học. Nhưng họ đâu dám tùy tiện thay đổi giáo án. Nặng thì bị kỷ luật, nhẹ thì bị mất bình bầu tiên tiến. Vừa mất thời gian mà không khéo cuối năm mất một khoản tiền thưởng, thêm thắt vào đồng lương giáo viên vốn đã quá eo hẹp. Một vấn đề nữa là sách giáo khoa. Có nhất thiết phải có sự thống nhất về chương trình giảng dạy hay không khi mà chúng ta còn quá nhiều khoảng cách giữa học sinh thành thị và học sinh ở nông thôn, đặc biệt là miền núi. Ở Mỹ, các trường trong một bang có hẳn giáo án riêng. Trước khi đưa vào giảng dạy, lãnh đạo nhà trường phải trình bày được một hội đồng thẩm định cũng như được sự đồng ý của Hội phụ huynh học sinh. Xin được nói thêm rằng vai trò của hội này được đánh giá rất cao, họ được quyền biết rõ con cái họ sẽ học cái gì và có quyền phủ định nền giáo án không hợp lý.

Đúng là đã đến lúc ngành giáo dục cần một sự thay đổi mang tính thống nhất từ trên xuống dưới. Song song với việc đào tạo đội ngũ giáo viên mới, các khách mời ủng hộ quan điểm tái đào tạo đội ngũ giáo viên sẵn có. Ngược lại, các thầy cô cũng phải liên tục trau dồi, bổ sung kiến thức nếu không muốn rơi vào vòng xoáy của quy luật đào thải. Muốn vậy, Bộ hãy trao quyền "tự chủ” về cho nhà trường. Ở nước ngoài, cuối mỗi kỳ học, Sinh viên được phát phiếu điều tra để đánh giá năng lực của giáo viên. NếuSinh viên không hài lòng, Giáo viên sẽ mất việc. Những giáo viên được Sinh viên đánh giá cao, họ sẽ nhận được thêm nhiều giờ giảng và có thêm thu nhập. Còn nếu chúng ta cứ bị chi phối bởi câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư” thì hóa ra là đang cào bằng tất cả. Thầy giỏi cũng như thầy kém đều như nhau. “Tầm sư học đạo”, những người thầy giỏi bao giờ cũng được học trò theo rần rần. Hiện tượng các trường Tiểu học quốc tế và tư thục mọc lên như nấm trên địa bàn thành phố chưa có dấu hiệu giảm tốc chứng tỏ họ nhận được sự ủng hộ của người dân. Bởi lẽ, nhu cầu được thụ hưởng một nền giáo dục tốt là hoàn toàn chính đáng và là xu hướng tất yếu của một xã hội đang phát triển.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • ''Phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''

    16/06/2014''Nền giáo dục của chúng ta đang thực sự xuống cấp'', ''phải nhìn những tiêu cực trong giáo dục hiện nay như là một khối u nguy hiểm để triệt bỏ tận gốc''; ''đã đến lúc phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''... Đó là những ý kiến thẳng thắn của các giáo sư trong buổi làm việc lấy ý kiến về dự thảo đề án ''Triển khai, thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng - cả nước trở thành một xã hội học tập'', do Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức hôm qua (4/9/2003)...
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Khoa học giáo dục so sánh

    18/11/2006Ngô Văn KhởiẤy vậy mà trong nghiên cứu giáo dục của những nước tiên tiến người ta dạy gì, học gì, dạy và học như thế nào không phải là vấn đề quá khó và không có tiền lệ, nhưng hình như không thể thực hiện...
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • Không nên vô cảm trước sự tụt hậu

    15/07/2006GS. Hoàng TụyTrong kiến nghị gửi lên Trung ương và Chính phủ, chúng tôi đề nghị cần phải xây dựng lại giáo dục (GD) từ gốc. Vì sao?
  • Coi rẻ con người!

    06/06/2006Tô PhánSự què cụt về thể chất cũng như sự què cụt về tri thức đều đáng sợ như nhau, nhưng xét về hậu quả xấu gây ra cho xã hội thì sự què cụt về tri thức có mức độ cao hơn hẳn. Vậy nên làm sao không phẫn nộ và lo lắng cho được!
  • Của thời bội thu trái đắng

    26/05/2006Huỳnh Ngọc ChiếnNền giáo dục, nền tảng của mọi nền tảng, mà hơn cả ¼ thế kỷ vẫn chưa đặt nổi nền tảng cho một bộ sách giáo khoa...
  • Chi tiêu cho giáo dục: Những con số "giật mình"!

    16/02/2006Vũ Quang Việt (chuyên viên Thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc, New York, Mỹ)Từ New York (Mỹ) chuyên viên thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc Vũ Quang Việt gửi tới VietNamNet những phân tích thú vị về chi tiêu cho giáo dục Việt Nam rút ra qua những số liệu tính và phương pháp tính toán của bản thân...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Đừng biến học sinh thành khúc gỗ!

    02/12/2005Trần Phương Hoa (Giáo viên trường Genetics - Đại học Bách khoa Hà Nội)"Việc làm cho học sinh trở thành những khúc gỗ biết nghe trên lớp được coi là thành công và khả năng quản lý giỏi của cô. Mọi ý tưởng sáng tạo hay đi chệch khỏi ý tưởng của cô đều bị gạt bỏ..."
  • Thêm đôi suy nghĩ về giáo dục

    30/09/2005Nguyên NgọcGiáo dục động chạm đến hàng chục triệu người, và những vấn đề của nó khiến hàng chục triệu người thấy đã đến lúc không thể ngồi yên. Tương lai của con cháu họ bị thách thức, thậm chí bị “uy hiếp” nghiêm trọng...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Chất lượng giáo dục của Việt Nam "có vấn đề"?

    06/09/2005Huỳnh DuyTheo những gì mà tôi quan sát và tìm hiểu được thì câu trả lời là: người bảo có và cũng có người bảo không. Những người bảo chất lượng giáo dục VN có vấn đề ở đây là các đại biểu quốc hội, những vị đại biểu của nhân dân mà kỳ họp nào cũng lên tiếng phàn nàn về chất lượng giáo dục yếu kém của nước nhà. Vậy có thực là có vấn đề hay chỉ là lo lắng thái quá ở một số người.
  • Thiếu tính chuyên nghiệp

    06/07/2005Cả nước chưa hết xôn xao chuyện huấn luyện viên ngoại sau vụ liểng xiểng Tiger Cup. Người chê, người bênh, người bịt mũi, người giẩu miệng, người nhún vai, người xoa tay dàn hoà. Nhưng mấy ai biết nhìn nhận như sau: dân Brazil là những nghệ sĩ đá bóng tuyệt vời của hành tinh này, nhưng ưu điểm của người cầu thủ không tất yếu biến họ thành thầy dạy nghề bóng đá. Nhìn xa hơn sẽ thấy một ông trọng tài Italia gầy gò, mắt trố, lý lịch trích ngang là chuyên viên tài chính-ngân hàng, sút bóng nhất định không bằng lũ trẻ Brazil và Italia, thế nhưng ông ta là thầy giáo trong làng bóng đá...
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Mệnh lệnh từ cuộc sống

    02/07/2005Hà Thạch HãnCâu chuyện giáo dục lại nóng lên! Khi 23 nhà giáo, nhà khoa học mà đứng đầu là GS Hoàng Tụy “dâng sớ” đề nghị Thủ tướng Chính phủ cải cách và hiện đại hóa nền giáo dục, mọi người đều đồng thuận, hưởng ứng...
  • Lạm bàn về giáo dục

    09/07/2005Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia. Nơi đây những người lãnh đạo cao nhất của đất nước thường phải vào cuộc.
  • Suy nghĩ về giáo dục Việt Nam của một học sinh

    12/01/2004Bây giờ, hầu như ai cũng có những thắc mắc, băn khoăn về giáo dục. Tại sao phần lớn học sinh chúng tôi tốn nhiều thời gian, công sức học tập hơn bạn bè các nước, mà kết quả thường là kém hơn?
  • Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?

    25/12/2003Ngày 23-12, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?" do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng báo Nhân Dân phối hợp tổ chức. Sau đây là tổng thuật nội dung cuộc hội thảo...
  • Những sự kiện giáo dục trong năm 2003

    24/12/2003Trong năm 2003, vấn đề chất lượng giáo dục “đi xuống” là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trên báo chí cũng như trong dư luận. Năm qua cũng được coi là một năm thành công của giáo dục Việt Nam khi các học sinh của nước nhà vẫn tiếp tục “thắng lớn” trong các kỳ thi quốc tế. Ngoài ra, ngay tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên buổi lễ tôn vinh những nhân tài đất nước đã được tổ chức trang trọng 
  • Cần có cái nhìn toàn diện về chất lượng giáo dục

    04/12/2003Sẽ là phiến diện và thiếu công bằng khi đưa ra kết luận về sự thiếu nghiêm túc trong dạy và học của giáo viên - học sinh toàn quốc trên cơ sở những quan sát cá nhân, cảm tính ở một số khu vực. Đã đến lúc, chúng ta cần có những thước đo toàn diện hơn, khoa học hơn, và hệ thống hơn về chất lượng giáo dục để thực sự hiểu rõ những điểm mạnh và yếu của hệ thống giáo dục nước nhà, cũng như so sánh tương quan với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới...
  • 45 năm dạy học và mối bận lòng về giáo dục

    04/12/2003GS-TS. Dương Thiệu Tống dạy trung học từ năm 1945, rồi du học ở Anh lấy bằng cử nhân, sang Mỹ lấy bằng thạc sĩ, cuối cùng đậu tiến sĩ giáo dục ở ĐH Columbia của Mỹ. Hiện ở tuổi 80, GS vẫn một niềm say mê nghiên cứu và viết sách về giáo dục...
  • Quản lý giáo dục đâu là bước đột phá?

    30/11/2003Điểm hẹn của một nước Việt Nam công nghiệp đã được ấn định vào năm 2020. Để con thuyền Việt Nam cập bến đúng hẹn, Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định phải chăm lo “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
  • Giáo dục Việt Nam phải học lại cách học và cách dạy

    11/11/2003Việt Nam muốn phát triển nhanh thì phải học lại cách học và cách dạy theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo từ người học và người dạy. Chúng ta hết sức tránh khuynh hướng học thụ động, "tầm chương, trích cú" theo kiểu "thầy đồ nho"...
  • Chấn hưng nền giáo dục nước nhà, bắt đầu từ đâu?

    11/11/2003Để chấn hưng nền giáo dục nước nhà - một nền giáo dục do đích thân Bác Hồ sáng lập và được xây dựng bằng trí tuệ và xương máu của nhiều thế hệ cách mạng - thì mọi vận động của nó phải theo quy luật vận động biện chứng của lịch sử và khoa học...
  • Giáo dục Việt Nam: ngôi nhà cần đổ lại móng

    11/11/2003Ông lão 79 tuổi gầy nhom, tóc điểm bạc, ngày ngày còng lưng trước chiếc máy tính đời cũ để vào mạng kiếm thông tin. Lúc nào học trò ông cũng nườm nượp đến xin thụ giáo. Nhiều người vẫn ngạc nhiên hỏi đi hỏi lại: "Từ lúc nghỉ hưu thầy dạy 20 năm nữa mà sao chưa hết vốn?". Vị giáo sư già tủm tỉm cười: "Tôi học nhờ Internet cả đấy". Vị giáo sư ấy là tiến sĩ khoa học Dương Thiệu Tống.
  • Giáo dục Việt Nam, thừa mà thiếu!

    10/09/2003Phải chăng, ngoài những kiến thức toàn diện hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc hoặc giảm tải (!), những học sinh của nền giáo dục luôn được đổi mới vẫn còn cần được dạy một cái gì đó đơn giản và bình thường như là cách làm người văn minh?
  • Chất lượng thấp - Thách thức của giáo dục VN

    04/09/2003“Tôi phải công nhận điểm yếu nhất của hệ thống giáo dục chúng ta hiện nay là chất lượng, hiệu quả còn thấp so với yêu cầu. So với các nước phát triển trong khu vực, chúng ta còn thua kém một khoảng cách khá lớn...” Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã phải thừa nhận điều này trong cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp khai giảng năm học mới...
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Cần thay đổi cơ bản và toàn diện

    23/07/2003Giáo dục Việt Nam trước hội nhập toàn cầu: Báo Bangkok Post vừa qua có đăng một mẩu tin đáng suy ngẫm: Xuất khẩu lao động của Thái Lan ngày càng trở nên một ngành thu ngoại tệ đáng kể về cho đất nước. Hàng năm Thái Lan xuất khẩu khoảng 350.000 lao động, họ gửi tiền về cho gia đình khoảng 1.200 triệu USD...
  • Giáo dục Việt Nam bước vào thế kỷ 21

    11/02/2003Cách đây 50 năm, có nhà khoa học khi bàn về thế kỷ mới đã sớm nhắc nhở bạn đọc hãy tích cực tham gia vào chứ không thể là một người đứng xem thế sự xoay vần. Trang đầu cuốn sổ tay của học sinh trung học Canada vào năm học 1999 đã ghi một câu hỏi "Sang thế kỷ 21 bạn sẽ làm gì? và bạn đã chuẩn bị gì cho công việc đầu thế kỷ mới?" Phải chăng đó cũng là lời khuyên và câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta.
  • Đổi mới giáo dục cần bắt đầu từ đổi mới kiểu tư duy

    11/02/2003"Dạy học hướng vào người học" còn gọi là "dạy học lấy chủ thể học sinh làm trung tâm" được coi là thành tựu của Âu - Mỹ. ở ta, một số lý thuyết và mô hình giáo dục của nước ngoài đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng. Việc học tập những thành tựu giáo dục lành mạnh tiên tiến của nớc ngoài là cần thiết, nhưng kinh nghiệm cho hay rằng, một nền giáo dục vững chắc của một đất nước là một nền giáo dục biết tự đứng trên đôi chân của mình.
  • Một định hướng giáo dục mới: phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

    10/02/2003Một trong những vấn đề ta thường gặp ở Việt Nam là sinh viên học sinh ra trường chưa đủ khả năng sẵn sàng để đảm nhận được các công tác, chức vụ mà đáng lẽ họ phải có khả năng ứng xử độc lập. Họ phải qua một thời gian bỡ ngỡ, chới với rất dài so với thời gian cần thiết cho một sinh viên phương Tây.
  • Những bất cập trong việc xã hội hóa giáo dục

    08/02/2003Bài viết của Giáo sư Hoàng Tụy đăng trên báo Nhân Dân điện tử ngày 18-5-2000 nêu ra: chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa là nhiệm vụ cấp bách nhất của ngành giáo dục hiện nay.
  • Chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục

    08/02/2003Tôi có được đọc bản Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cần nói đây là một văn bản được soạn thảo công phu, xuất phát từ ý tưởng tốt đẹp muốn đem lại cho đất nước một nền giáo dục tiên tiến, phục vụ yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi bước vào thế kỷ 21. Song rất tiếc, đọc xong bản dự thảo, tôi chưa thấy được rõ nét bằng cách nào từ chỗ yếu kém hiện nay nền giáo dục của ta có thể vươn lên đáp ứng yêu cầu đó. Tôi có cảm tưởng đây là một bản kế hoạch dựa trên cơ sở nền giáo dục đang phát triển lành mạnh, đúng hướng, trong một thời kỳ lịch sử bình lặng của nhân loại và đất nước, cho nên cái gì cũng tính toán chi li, như thể chúng ta nắm chắc hết mọi yếu tố cần
  • xem toàn bộ