Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21
Sau khi bằng mưu trí xua đuổi 40 tên cướp và làm chủ kho báu, chàng trai trẻ Alibaba đã đem toàn bộ số châu bóc, ngọc ngà phân phát lại cho người dân nghèo xứ Ba Tư. Chàng chỉ giữ lại một chút cho mình và chia cho ông anh Cassim. Rồi hai anh em chia tay nhau, mỗi người tìm về một phương trời tìm cách gây dựng cơ nghiệp riêng. Họ hẹn nhau đầu thế kỷ 21 sẽ quay về nơi “chôn nhau cắt rốn” năm xưa để xum họp.
Nhưng ở đời, cuộc chiến giữa Thiện với Ác là cuộc chiến đầy cam go và dai dẳng. Quân kẻ cướp bị Alibaba xua đuổi cũng vậy. Chúng chưa tan rã mà ngược lại đã mau chóng nhóm họp. Chúng lại còn ranh ma hơn, thay hình đổi dạng, phân công nhau bám theo Cassim và Alibaba để tìm cơ hãm hại, trả cho được mối thù xưa.
Sau khi chia tay nhau, Cassim bôn ba khắp nơi tìm kiếm khai quật các kho báu người xưa để lại. Dù nơi rừng núi hoang vu hay đáy biểu sâu, kho báu ở đâu anh cũng chẳng quan ngại. Thế nhưng vận may cũng chẳng mỉm cười với Cassim. Bao công sức bỏ ra là thế mà cuối cùng, gia đình Cassim cũng chỉ sống đủ ăn. Nhiều khi núi của tưởng đã trong tay rồi thì quân cướp lại thình lình xuất hiện cướp bóc tới trắng tay. May mà vẫn còn giữ được tính mạng.
Alibaba thì rời Batư tới một nơi đô thị sầm uất và lập nghiệp tại đó. Anh cũng cùng mọi người ở đó tìm tòi, kế thừa những thứ quý báu người xưa để lại. Nhưng đó không phải là những báu vật, của quý mà là những kiến thức, kinh nghiệm tiềm tàng nhưng nếu không chú tâm, không biết cách thì không thể làm chủ chúng được. Alibaba đã dần dần trở thành chàng trai uyên bác nhất vùng, gia đình anh cũng trở nên giàu có và hạnh phúc bên lâu.
Alibaba không phải không có những khó khăn. Những tên cướp năm nào thường xuyên xuất hiện, quấy rối, phá hoại. Chúng thoắt ẩn, thoắt hiện với những mưu mô nham hiểm khó lường. Tên Lạc hướng, Ngộ nhận làm bao người lẫn kiến thức thật, kiến thức giả. Tên Mất tập trung thì quấy rối công việc hấp thụ tri thức. Quỷ quyệt, ma mãnh hơn cả là những tên Bi quan, Chủ quan, Hời hợt, Nóng vội, Tản mạn... làm cho việc có được tri thức thật gian nan. Rồi lúc có được tri thức thì tụi Bảo thủ, Lý thuyết suông, Máy móc, Bị động, Thực dụng... lại tới gây hại cho việc chuyển tri thức thành giàu sang vật chất.
Sau nhiều năm xa cách nhau, hai anh em Alibaba và Cassim quay trở về xứ Ba tư xưa kia gặp lại nhau. Cả buổi họ hàn huyên về nhiều chuyện, nhất là về quãng năm tháng làm ăn khi xa cách nhau.
Đúng là thời gian trôi qua và mọi sự đều đổi khác... Cassim hết sức kinh ngạc khi thấy Alibaba khoẻ mạnh, hiểu biết rộng, gia đình giàu có và hạnh phúc. Bằng cách nào cậu em mình đạt được như vậy ? Điều anh rất muốn biết không thể giữ mãi trong lòng được. Cassim vội hỏi Alibaba : "Em à ! Có phải em lại tìm được một hang mới cất giấu của quý giống như ngày nào không ? Số mệnh may mắn lại đem tới cho em một thần chú kiểu như Vừng ơi ! Mở ra phải không nào !"
Alibaba đã không dấu diếm trình bày với người anh trai tất cả. Anh nói rằng, không có một phép thần nào đến với anh cả. Theo anh, chỉ có kiên trì học tập, làm chủ các tri thức quý giá bằng một cách khai thác vận dụng hiệu quả, tận dụng những công cụ tiên tiến nhất mới có thể đạt tới giàu sang phú quý. Từ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức.
Đó chính là
Cùng học cùng chơi
Bồi bổ Trí nhớ
Gợi mở Tư duy
Làm chủ Công cụ
Trái với nó là cách dạy và học cũ, nhiều sai sót mà chúng ta đang mắc phải:
Học quá tải, thi nặng nề
Trí nhớ nhồi nhét
Hao mòn Tư duy
Xa rời Công cụ
Những ngày tiếp theo Alibaba đã cùng người anh Cassim thảo luận cụ thể mọi điều xung quanh việc dạy, việc học mới này. Alibaba mong ước và hy vọng anh mình cùng mọi người nhanh chóng vận dụng được những điều mình biết để cùng nhau sống và làm giàu trong thế kỷ mới.
1. Cùng học, cùng chơi
Cuộc đời một con người bắt nguồn từ trò chơi và trò chơi theo suốt hành trình cuộc đời, một thành phần không thể thiếu được. Thông qua trò chơi, kiến thức, kỹ năng sẽ được truyền tải dễ dàng hơn cho mỗi cá nhân.
Nhà trường phải thấy được vai trò to lớn của việc phối hợp học với chơi trong giáo dục. Trò chơi là cách hữu ích nhất để rèn luyện khả năng làm việc, phối thuộc cộng đồng cho mỗi cá nhân.
- Tăng cường vai trò của hoạt động vui chơi trong việc đạt đến mục tiêu đào tạo;
- Rèn luyện tinh thần xã hội của mỗi cá nhân qua việc cùng học, cùng làm, cùng chơi, cùng đánh giá;
- Bằng mọi biện pháp thúc đẩy được ham muốn và hứng thú học tập của mỗi học sinh;
- Thông qua trò chơi trí tuệ để gắn kết kiến thức với thực tế và đổi mới không khí học tập, quan hệ thầy trò;
- Đưa thi cử về đúng vai trò, giảm bớt gánh nặng thi cử.
2. Bồi bổ trí nhớ
Tri thức không đứng một mình mà gắn chặt với mỗi cá nhân - chủ thể lĩnh hội chúng. Mục tiêu của giáo dục là phải tạo cho được với mỗi học sinh khả năng tự tổ chức tri thức lĩnh hội được từ lượng thông tin đa dạng và phong phú, biến chúng thành phần vững chắc của trí nhớ. Từ đó học sinh mới có thể khai thác và vận dụng nhanh chóng, hiệu quả tri thức của mình.
1. Học sinh tham gia quá trình tổ chức trí nhớ cũng như phát hiện những khoảng trống trong tri thức của mình thông qua việc tái tạo những bức tranh.
Trực quan hoá các cấp bậc tri thức gắn với kinh nghiệm cuộc sống là cầu nối tư duy trực quan sinh động với tư duy khoa học (với những khái niệm khô khan nhưng ở cấp độ cao hơn)
2. Tri thức được cô đọng, rút gọn lại, nhưng luôn giữ lại được cái tổng thể.
3. Nhấn mạnh/làm rõ những điều quan trọng/bản chất và những mối liên hệ/tương tác
3. Gợi mở tư duy
Đào tạo cho học sinh phương pháp làm việc với tri thức là quan trọng nhất vì công cụ khai thác tri thức và giá trị của tri thức hiện đang giữ vai trò quan trọng (sai lầm phổ biến hiện nay là việc dạy cứng nhắc và đóng kín một lượng tri thức cố định).
Vì thế, nền giáo dục mới cần khắc phục tình trạng dạy học cứng nhắc, gò ép học sinh chỉ với 1 lượng tri thức cố định (câu này hơi trùng lặp với câu trên). Nhà trường cần tập trung vào rèn năng lực tư duy cho học sinh – nêu cao tính chủ động, tích cực tìm kiếm, khai thác tích luỹ tri thức, lý giải và áp dụng chúng.
1. Luyện cho học sinh chuyển từ tư duy kinh nghiệm (không nhất thiết đi học mới có) sang trình độ tư duy lý luận/tư duy khoa học (chỉ có sau khi học mới có được);
2. Rèn quy trình, kỹ thuật và phương pháp tư duy với mọi vấn đề thực tế đa dạng thông qua sử dụng các mẫu tư duy (Thinking Patterns) với các bài học và trò chơi cho mọi lứa tuổi, cấp học; Các thao tác tư duy từ sáng tạo ra khái niệm đến sử dụng khái niệm cần được ẩn dụ và lặp lại trong các mẫu tư duy để học sinh luyện tập, thao tác chúng thường xuyên.
3. Thúc đẩy sự say mê và hứng thú tư duy thông qua trò chơi trí tuệ theo nhóm. Đặc biệt cần rèn luyện những lý thuyết và phương pháp tư duy sáng tạo, đổi mới (ví dụ TRIZ)
4. Làm chủ công cụ
Công cụ lao động, công cụ sinh sống đưa con người lên tầm cao mới. Suốt một đời người, mỗi người đều làm quen với những công việc như: lựa chọn, đáng giá công cụ, tìm hiểu ưu, nhược điểm và áp dụng công cụ đúng cách, cải tiến và hoàn thiện công cụ...
Vậy giáo dục cần nâng cao nhận thức của học sinh đối với giá trị và vai trò của các loại công cụ đa dạng cũng như tự tìm hiểu và áp dụng các công cụ khác nhau.
1. Học sinh phải hiểu được mục đích, điểm mạnh và điểm yếu của những công cụ xung quanh chúng ta;
2. Rèn luyện năng lực tìm tòi, tiếp cận và làm chủ các công cụ mới;
3. Biết sử dụng hiểu quả các công cụ khác nhau trong việc chơi, học và dạy, lao động thực tế.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm