Coi rẻ con người!

07:59 CH @ Thứ Ba - 06 Tháng Sáu, 2006
Cải cách giáo dục, các chương trình học, cơ chế quản lý học sinh của nhà trường..., hàng loạt những vấn đề chưa giải quyết được gì thì mọi người lại nhận được những thông tin gây sốc: Trường mầm non "vỗ béo" trẻ bằng chất độc (cơ sở Mầm non tư thục Thanh Nguyên 2 - TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cho thuốc Corticoid - loại thuốc rất hại cho sức khoẻ - vào thức ăn của trẻ); Hà Tây năm nào cũng là điểm nóng vi phạm trắng trợn nhất quy chế thi...

Ở những vụ việc này, người ta nhìn thấy rất rõ thái độ coi thường con người - nói một cách khác là sự coi rẻ con người, và coi rẻ các giá trị từ đạo đức đến pháp luật.

Dù là tư nhân hay nhà nước thì mọi việc chăm sóc, đào tạo con người từ còn nhỏ đều là công việc hết sức quan trọng và vinh quang, vì đó là việc liên quan đến trồng người, đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Trong công việc quan trọng và vinh quang đó chung quy chỉ có hai lĩnh vực: Chăm sóc thể chất và bồi dưỡng, trang bị tri thức.

Cả hai lĩnh vực này đều quan trọng như nhau. Vậy mà vì muốn trẻ béo, lên cân để thu hút các phụ huynh gửi con - mục đích cuối cùng là thu nhiều lợi nhuận, cơ sở Mầm non tư thục Thanh Nguyên 2 lại bỏ chất độc vào thức ăn cho trẻ. Thứ thuốc độc đó sẽ gặm nhấm dần dần sức khoẻ của trẻ, và nếu không bị phát hiện thì những đứa trẻ đó khi lớn lên sẽ trở thành những công dân bị thiếu hụt về thể chất - đó là chưa kể bị các loại bệnh hiểm nghèo khác do chất độc đó gây ra sau này. Rõ ràng, vì lợi nhuận mà chủ cơ sở mầm non này đã coi thường sinh mạng con trẻ. Đó là hành vi dã man, thiếu lương tâm, cần bị pháp luật xử lý nghiêm minh.

Còn ở Hà Tây, việc coi thường pháp luật để ném bài cho con em và được sự tiếp tay của các lực lượng duy trì sự chấp hành pháp luật ở địa phương, dù mức độ không như Trường Mầm non tư thục Thanh Nguyên 2, nhưng suy cho cùng cũng là thái độ coi rẻ con người mà thôi. Bởi vì không phải các học sinh do chăm chỉ học nên thi đỗ tốt nghiệp, mà do phụ huynh và các giám thị, các lực lượng giữ gìn trật tự vì lợi ích riêng đã bất chấp pháp luật, làm bài, ném bài cho con em họ.

Chúng ta cứ thử tưởng tượng rằng sau hơn một chục năm nữa, làm chủ đất nước là một thế hệ không có tri thức, chuyên sống ỷ lại vào người khác thì sẽ như thế nào? Rõ ràng các việc làm ở Hà Tây trong đợt thi tốt nghiệp THPT vừa qua, suy cho cùng là do thái độ coi rẻ con người. Đẩy trẻ em vào chỗ què cụt về tri thức, bị phụ thuộc vào sự cứu trợ bên ngoài chứ không phải đứng lên bằng cái đầu và đôi chân của mình, đó không phải là sự coi rẻ con người hay sao!

Sự què cụt về thể chất cũng như sự què cụt về tri thức đều đáng sợ như nhau, nhưng xét về hậu quả xấu gây ra cho xã hội thì sự què cụt về tri thức có mức độ cao hơn hẳn. Vậy nên làm sao không phẫn nộ và lo lắng cho được!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • Ông thầy và thời đại

    27/03/2016Phan ĐăngMột trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách...
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Độc quyền, độc đoán, sợ trách nhiệm và sợ sai

    15/05/2015Tôn Thất Nguyễn ThiêmHãy khởi đầu bằng mấy sự việc: Cách đây hơn 30 năm (1973), một nhà kinh tế học người Pháp, G. Anderla, đã tính toán là tri thức của nhân loại được nhân lên gấp đôi mỗi 6 năm...
  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Của thời bội thu trái đắng

    26/05/2006Huỳnh Ngọc ChiếnNền giáo dục, nền tảng của mọi nền tảng, mà hơn cả ¼ thế kỷ vẫn chưa đặt nổi nền tảng cho một bộ sách giáo khoa...
  • Trên học lễ!

    23/03/2006Hà Văn ThịnhChỉ trong một số báo Lao Động mà thông tin 3 chuyện động trời về trường học. Tại sao có thể ngang nhiên cho học sinh nghỉ học để lấy trường học tổ chức đám cưới cho con của "quan"? Tại sao không có bằng THPT vẫn có bằng tốt nghiệp đại học? Tại sao là thầy giáo lại có thể đánh học sinh tàn nhẫn thế?
  • Phải nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền giáo dục

    16/03/2006Giáo sư Nguyễn Văn ĐạoĐiều quan trọng nhất để chấn hưng giáo dục (GD) là phải đổi mới căn bản tư duy về GD, dám nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền GD VN so với thế giới và so với yêu cầu của đất nước và của thời đại mới.
  • Khi giáo dục tự đánh mất mình

    03/03/2006Trần Trung PhượngTrong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh. Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau ...
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Giáo dục với tăng thiện giảm ác

    04/01/2006TS. Nguyễn Chu PhácCái ác của con người đang tăng lên đáng lo ngại, hàng ngày biết bao nhiêu chuyện "giết người" với nhiều cách khác nhau: có loại bằng dao, bằng súng đổ máu, có loại đang được gọi với cái tên tham nhũng, móc tiền của Nhà nước, của nhân dân một cách tàn bạo, có loại bằng mưu mô thâm độc...
  • Khủng hoảng giáo dục, đáng mừng hơn lo!

    30/10/2005Nhà văn Ngô Tự LậpKhủng hoảng giáo dục ở nước ta là không thể phủ nhận, và đó là điều đáng lo của toàn xã hội, nhưng theo tôi sự khủng hoảng này là một dấu hiệu tích cực...
  • Thêm đôi suy nghĩ về giáo dục

    30/09/2005Nguyên NgọcGiáo dục động chạm đến hàng chục triệu người, và những vấn đề của nó khiến hàng chục triệu người thấy đã đến lúc không thể ngồi yên. Tương lai của con cháu họ bị thách thức, thậm chí bị “uy hiếp” nghiêm trọng...
  • Những con số biết nói

    23/09/2005Nguyễn Xuân HãnĐầu tư tăng chất lượng GD tăng? Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần)...
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Mệnh lệnh từ cuộc sống

    02/07/2005Hà Thạch HãnCâu chuyện giáo dục lại nóng lên! Khi 23 nhà giáo, nhà khoa học mà đứng đầu là GS Hoàng Tụy “dâng sớ” đề nghị Thủ tướng Chính phủ cải cách và hiện đại hóa nền giáo dục, mọi người đều đồng thuận, hưởng ứng...
  • Sàng lọc giáo viên - cuộc "cách mạng" đầu tiên trong giáo dục

    24/11/2003Làm quản lý bao giờ cũng có người ủng hộ, người chống. Nhưng làm để người ủng hộ nhiều hơn người chống là được”. Ông Lê Doãn Hợp, bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã thẳng thắn mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên TTCN. Làm chủ tịch tỉnh rồi bí thư tỉnh ủy, ông luôn dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực giáo dục với một mục tiêu xác định: Nghệ An sẽ “đi nhanh” bằng giáo dục, một tỉnh nhiều khó khăn như Nghệ An muốn phát triển trước hết phải phát triển giáo dục để nâng cao cả “dân trí” và “quan trí”... (Ông Lê Doãn Hợp - Bí thư tỉnh ủy Nghệ An)
  • Trường học phải là nơi thiêng liêng nhất

    24/11/2003Đọc bài “Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy THẬT” trên TTCN 16-11 của chị Nguyễn Thị Oanh tôi rất thích chữ “Thật”. Trong đó có ý rất hay là phải biến trường học thành nơi thiêng liêng nhất trong cuộc đời làm người...
  • xem toàn bộ