Không nên vô cảm trước sự tụt hậu

06:50 CH @ Thứ Bảy - 15 Tháng Bảy, 2006

Trong kiến nghị gửi lên Trung ương và Chính phủ, chúng tôi đề nghị cần phải xây dựng lại giáo dục (GD) từ gốc. Vì sao?

Đừng đổ lỗi...

Cả chục năm nay Trung ương đã có nhiều nghị quyết đúng đắn chỉ rõ những bất cập, yếu kém của GD. Nhà nước và xã hội đã đầu tư nhiều cho GD, ngành GD cũng đã cố gắng hết sức. Nhưng không kỳ họp Quốc hội nào không nêu lên những bức xúc của xã hội về GD.

Vậy chỉ có một trong hai điều: hoặc là ta làm đúng, làm tốt về cơ bản, còn tụt hậu là không tránh được do sức của ta chỉ có vậy, nhân dân hãy gắng chịu, không nên kêu ca; hoặc là có gì đó không ổn, không ổn từ gốc, kìm hãm tiềm năng trí tuệ của ta, chứ nếu sửa cái gốc kia để phát huy hết tiềm năng thì đất nước nghìn năm văn hiến này đâu dễ thua kém ai.

Tôi cho rằng nhận định sau mới đúng với thực tế và mới đưa lại cho chúng ta đủ ý chí và quyết tâm chấn hưng GD, làm cuộc cách mạng trong GD để dựa vào đó mà thanh toán nghèo nàn, lạc hậu.

Đó mới chính là thái độ trách nhiệm nghiêm chỉnh, mới không phụ lòng mong mỏi của nhân dân, không phụ sự cố gắng của giáo viên, không phụ lòng tin của học sinh, không phụ truyền thống tốt đẹp của xã hội.

Thật đáng buồn còn có nhiều người vô cảm đến mức coi thường các bức xúc của xã hội, của người dân, họ coi những bức xúc ấy là vô căn cứ, là bi quan không đúng.

Trong buổi làm việc của Thủ tướng với các nhà giáo ngày 12-7, tôi có nghe một cô giáo trẻ ở Ninh Bình kể lại với lương tháng 800.000 đồng, sau khi trừ nhiều khoản đóng góp còn lại 600.000 đồng để sống và nuôi con mà vẫn vui vẻ làm nhiệm vụ.

Cho nên, với tình hình quản lý như vừa qua mà GD còn được thế này, thật sự đó là kỳ công của đội ngũ giáo viên mà chỉ trừ một số ít con sâu làm rầu nồi canh, còn lại ta phải gọi họ là những anh hùng. Hoàn toàn không nên đổ lỗi cho họ. Lỗi chính là tại chúng ta quá vô cảm trước những khó khăn của họ.

Nếu cứ để GD nhếch nhác như hiện nay rồi sẽ đến lúc suy sụp, chúng ta nói nguy kịch là như vậy, nói để cùng nhau suy nghĩ, để tích cực tìm đường ra, thay vì bàng quan đứng nhìn sự suy sụp đó. Mong rằng tới đây chúng ta sẽ nhận rõ hơn mức độ khủng hoảng của GD và tập trung sức giải quyết để GD thật sự là quốc sách hàng đầu.

Đừng đổ lỗi cho cái nghèo. Có thể nói không đâu người ta xài ngông cho GD như ở ta. GD của ta kém chủ yếu không phải do ta nghèo.

Đầu tư của xã hội cho GD, kể cả tiền vay nước ngoài mà con cháu ta sẽ phải nai lưng ra trả, không đến nỗi quá thiếu; đội ngũ giáo viên phổ thông của ta còn nhiều tiềm năng, nếu chấn chỉnh quản lý, cắt bỏ mấy “khối u” dị dạng về thi cử, dạy thêm học thêm, sách giáo khoa, cương quyết hiện đại hóa, tôi tin rằng chỉ mấy năm GD phổ thông sẽ đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực.

Cái đáng lo hơn nhiều, rất nhiều là dạy nghề và GD đại học. GD đại học lại đi liền với khoa học, mà cả hai khâu này đang trì trệ, đang tụt hậu.

Vấn nạn thi cử trong nhà trường

Ba năm gần đây, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, việc thi cử đã có một số cải tiến đáng hoan nghênh, nhưng vẫn chưa có thay đổi cơ bản mà còn nặng nề, tốn kém, ít hiệu quả. Với cách thi cử này, dù cải tiến vẫn chưa chấm dứt được kiểu học để thi, học thuộc lòng máy móc, chưa chấm dứt được tệ dạy thêm học thêm tràn lan, luyện thi vô tội vạ.

Ngoài số giờ học chính khóa ra học sinh ở các thành phố phải học thêm trung bình 7-10 tiết nữa, mà nội dung cũng chỉ là học lại chương trình chính khóa. Chưa kể việc luyện thi mà như nhiều bài phóng sự mô tả đã biến thành một thứ công nghiệp.

Tôi không hiểu học mà cứ suốt ngày lên lớp nghe giảng như thế thì còn đâu thì giờ suy nghĩ, tiêu hóa kiến thức. Học cách ấy mà đầu óc không mụ mị đã là may chứ làm sao mở mang được trí tuệ.

Không ai nghĩ bộ muốn như vậy, nhưng trên thực tế nhiều chủ trương, từ chương trình, sách giáo khoa cho đến cách dạy, thi cử, đánh giá dường như đều khuyến khích lối dạy và học lạc hậu. Chương trình quá tải, chủ yếu vì ôm nhiều phần cổ lỗ không cần thiết, học nhiều thứ vô bổ có khi chiếm tới 15-20% thời lượng học.

Trong khi ấy nhiều vấn đề thiết thực hoặc có tác dụng rèn luyện tư duy và kỹ năng cần thiết trong đời sống hiện đại lại không được chú trọng. Phương pháp dạy cũ kỹ, nhiều phần chẳng khác gì cách đây 40-50 năm, càng làm cho cảm giác quá tải thêm nặng nề.

Nhiều học sinh khi ra học ở nước ngoài mới vỡ lẽ là trong nước học hành quá ư cực nhọc. Ta nói chống học tủ, học lệch mà cứ đầu học kỳ thông báo sáu môn thi tốt nghiệp, thế là nhiều nơi bỏ hết các môn còn lại để dồn vào các môn thi. Như thế đâu phải chỉ lỗi tại giáo viên mà còn do chỉ đạo từ bộ.

...Và sự mê hoặc của những chức danh ảo

Không nên chỉ so sánh mình với mình, nếu cứ đóng cửa lại thì bao giờ chẳng thấy mình tiến. Điều quan trọng hơn là nhìn ra ngoài, xem khi ta tiến một bước thì thiên hạ đã tiến bao nhiêu bước, khoảng cách giữa ta với họ rút ngắn được chừng nào. Nếu không có ý thức đó thì không thể tiến kịp người ta, không thể hội nhập thành công.

Lấy ví dụ, số giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) của ta nhiều hơn một số nước khác có trình độ GD hơn ta, nhưng thật ra trong số đó nhiều người chỉ là hữu danh vô thực, trình độ quá thấp so với chức danh. Có bao nhiêu vị như vậy? Có lần tôi nói ít ra cũng đến 1/3, lập tức một vị phản đối kịch liệt. Có thể vị ấy lo bị miễn nhiệm, nhưng theo tôi cái chính không phải để miễn nhiệm ai cả, mà nêu ra để rút kinh nghiệm cho tương lai.

Về sau chính một quan chức trong hội đồng chức danh GS, PGS cũng phải thừa nhận: “Không phải chỉ 30% mà đến 80% GS, PGS của ta chưa xứng đáng theo tiêu chuẩn quốc tế”, nhưng giải thích thêm “tuy nhiên, ta xét GS, PGS theo tiêu chuẩn của ta”.

Nghĩa là GS, PGS của ta là GS, PGS của VN thôi, xin đừng so với quốc tế, đừng so với ngay cả những nước láng giềng! Trách gì đại học của ta không tụt hậu, đứng áp chót trong khu vực. Bổ sung vào đội ngũ GS, PGS hùng hậu đó gần đây lại có thêm mấy tá viện sĩ nữa, cứ nhìn vào con số ấy thì VN đâu có kém nước nào.

Tiếc thay, trên quốc tế và trong khoa học người ta không bị mê hoặc bởi các thứ chức danh ảo. Lẽ ra chúng ta cần biết khiêm tốn và trung thực hơn. Ta cứ trách các trường phổ thông báo cáo thành tích ảo, chất lượng ảo, sao không băn khoăn về sự gia tăng tiến sĩ, viện sĩ, PGS, GS ảo?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Trăm năm… nghìn năm…

    04/07/2006Phạm ToànCho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Thời Khai sáng, một nhà bác học tuyên bố “Cho tôi giáo dục, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Không nhại ai hết, từng có một nhà bác học thời đương đại đã nói “Cho tôi học sinh lớp một của cả nước, tôi sẽ dạy lại cách tư duy cho cả một dân tộc”...
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Khi giáo dục tự đánh mất mình

    03/03/2006Trần Trung PhượngTrong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh. Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau ...
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Khủng hoảng giáo dục, đáng mừng hơn lo!

    30/10/2005Nhà văn Ngô Tự LậpKhủng hoảng giáo dục ở nước ta là không thể phủ nhận, và đó là điều đáng lo của toàn xã hội, nhưng theo tôi sự khủng hoảng này là một dấu hiệu tích cực...
  • Thầy cũng tụt hậu, ai lo?

    08/10/2005Tuấn HàCâu hỏi thường trực trong niềm tin của sinh viên trước những người thầy của mình: Sinh viên tụt hậu, đã có các thầy cập nhật, giúp đỡ. Vậy các thầy tụt hậu thì sao? Ai lo?
  • Những con số biết nói

    23/09/2005Nguyễn Xuân HãnĐầu tư tăng chất lượng GD tăng? Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần)...
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi bằng con đường nào?

    09/07/2005Nguyên NgọcĐã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được.
  • Cần có cái nhìn toàn diện về chất lượng giáo dục

    04/12/2003Sẽ là phiến diện và thiếu công bằng khi đưa ra kết luận về sự thiếu nghiêm túc trong dạy và học của giáo viên - học sinh toàn quốc trên cơ sở những quan sát cá nhân, cảm tính ở một số khu vực. Đã đến lúc, chúng ta cần có những thước đo toàn diện hơn, khoa học hơn, và hệ thống hơn về chất lượng giáo dục để thực sự hiểu rõ những điểm mạnh và yếu của hệ thống giáo dục nước nhà, cũng như so sánh tương quan với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới...
  • Nhà giáo không được tụt hậu

    24/11/2003TS Đỗ Huy ThịnhTại Hội thảo quốc tế về giảng dạy tiếng Anh tổ chức ở Trung tâm Ngôn ngữ khu vực (Singapore) mới đây, trong số hơn 500 người tham dự chỉ có một đại biểu Việt Nam. Nếu không có kinh phí của trường, có lẽ đại biểu này cũng không thể tham dự...
  • Trường học phải là nơi thiêng liêng nhất

    24/11/2003Đọc bài “Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy THẬT” trên TTCN 16-11 của chị Nguyễn Thị Oanh tôi rất thích chữ “Thật”. Trong đó có ý rất hay là phải biến trường học thành nơi thiêng liêng nhất trong cuộc đời làm người...
  • Cần có tầm nhìn xa trong giáo dục

    11/11/2003Nhân dịp khai giảng năm học mới, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn có bài viết nhìn lại năm học cũ, nêu lên những mặt tích cực đã đạt được và những vấn đề cần giải quyết trong năm học mới...
  • Dân bàn chuyện học

    29/06/2003Vấn đề giáo dục của nước ta đang được quan tâm rất nhiều. Dư luận, báo chí đang phản ánh, người đọc đang đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh chất lượng giáo dục hiện nay. Những gì cần phải nhìn nhận lại và những gì cần hoạch định cho tương lai?
  • Nghĩ về Toà nhà Giáo dục Quốc gia

    11/02/2003Nguyễn Chí ThànhNăm sắp hết, Tết gần kề. Thiên thì rối lên, chộn rộn. Trong lòng vẫn cứ dửng dưng. Thong thả rẽ vào Việt nam Miếu, tìm lấy chút thanh thản. Ngoài kia nhộn nhạo quay cuồng. Trong này là một cõi khác biệt...
  • xem toàn bộ