Chất lượng thấp - Thách thức của giáo dục VN
Ông Nguyễn Minh Hiển cũng cho biết: Hiện tại, Bộ GD-ĐT đã triển khai việc thống kê, phân tích kết quả thi tuyển sinh ĐH, CĐ của từng địa phương, thậm chí của từng trường và sẽ công bố công khai, chi tiết kết quả này để có được một kết quả chất lượng giáo dục thực chất trên cơ sở phân tích, đối chiếu sự khác biệt của kết quả hai kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Thi ĐH. Thách thức lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam hiện nay chính là chất lượng giáo dục thấp.
Trong chỉ thị của mình, Bộ trưởng đã nhấn mạnh năm học mới sẽ kiên quyết mạnh tay với nạn dạy thêm học thêm mà đối tượng chính là các thầy, cô giáo. Xin hỏi Bộ trưởng, chúng ta sẽ kiên quyết đến mức độ nào?
Việc ép buộc học sinh học thêm, đặc biệt ở các thành phố lớn, đã xuất hiện và phát triển từ những năm trước. Bộ cũng như các sở GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản chấn chỉnh và đấu tranh xóa bỏ tình trạng trên nhưng việc khắc phục còn kém hiệu quả do đụng chạm đến quyền lợi của một số giáo viên và một vài yếu tố khách quan khác.
Tuy nhiên, việc chấn chỉnh kỷ luật phòng thi trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua cũng như xử lý trách nhiệm thật nghiêm những người vi phạm đã gợi cho chúng tôi nhiều giải pháp có thể giải quyết dứt điểm nạn dạy thêm học thêm vì mục đích không trong sáng. Nếu có sự đồng thuận của xã hội, sự ủng hộ của địa phương, chắc chắn chúng ta sẽ làm được.
Chủ trương của Chính phủ là xã hội hóa giáo dục với nhiều loại hình trường, lớp, tuy nhiên các trường ngoài công lập không phải bao giờ cũng được tạo điều kiện. Bộ GD-ĐT sẽ làm gì để khuyến khích sự phát triển của các trường ngoài công lập trong thời điểm hiện nay?
Quan điểm của chúng tôi là không vì những khó khăn, thiếu sót nào đó của hệ thống các trường dân lập, tư thục mà chúng ta không hỗ trợ, tạo điều kiện cho các loại trường này phát triển.
Hơn thế, phải coi việc hỗ trợ phát triển các loại trường này là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý. Ví dụ, không được phân biệt trường công, trường tư, không để người ta đến xin thành lập trường mà như cầu cạnh mình. Tiến tới phải có những ưu đãi cho các trường dân lập, tư thục như cấp đất, cho họ vay vốn mở trường...
Đó là giáo dục phổ thông, còn với đào tạo ĐH, năm học tới sẽ có những điểm gì mới, thưa bộ trưởng?
Ngoài phân cấp mạnh mẽ hơn cho các trường, giúp các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao hơn theo điều lệ trường ĐH đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ GD-ĐT cũng sẽ nghiên cứu kế hoạch phân tầm các trường ĐH.
Theo đó, sẽ có những trường ĐH trọng điểm, đầu tư lớn, tuyển chọn kỹ, chất lượng cao, đào tạo lực lượng nòng cốt. Những trường này không nhiều, cả nước chỉ khoảng trên 10 trường. Tiếp đến là các trường đại trà, đáp ứng yêu cầu đào tạo của xã hội theo chuẩn mực chung. Top trường thứ ba là những trường địa phương, khu vực, đào tạo theo nhu cầu địa phương, của mọi người dân.
Giáo dục ĐH sẽ tiến tới xóa bỏ khép kín đào tạo trong phạm vi nhà trường, đào tạo theo những kiến thức có sẵn mà phải bám sát và đáp ứng yêu cầu xã hội.
Được biết, ngành giáo dục đang xây dựng đề án tăng học phí trong các trường ĐH từ 1-2004, đồng thời xem xét việc miễn giảm học phí cho sinh viên các trường sư phạm. Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về điều này?
Tăng học phí là một đề án được xem xét từ mấy năm nay song hiện tại Chính phủ chưa cho ý kiến, vì đây là một vấn đề nhạy cảm, cần được xem xét kỹ. Tinh thần chung là song song với việc thực hiện chế độ miễn giảm phải tính toán việc tăng học phí thế nào để một số trường vừa có thể tăng được nguồn thu (liên quan đến việc đầu tư, tăng chất lượng đào tạo) mà vẫn vừa sức đóng góp của người dân trong điều kiện đồng lương, thu nhập thực tế.
Về miễn học phí cho sinh viên các trường Sư phạm, cái khó của các trường này là sinh viên không phải đóng học phí nên không có nguồn thu, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Chúng tôi đã tính toán đến phương án có thể ngân sách Nhà nước sẽ bù một phần, phần còn lại do các sinh viên đóng góp. Như vậy sẽ tránh những thay đổi chính sách đột ngột, gây tâm lý không tốt cho người học.
Theo Người lao động
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm