Lỗi từ hệ thống

09:01 CH @ Thứ Tư - 05 Tháng Bảy, 2006

Như nhiều người dân khác, đọc thư của ông tân Bộ trưởng trên báo Tuổi Trẻ (số ra ngày 2.7.2006), tôi thật sự phấn khởi bởi đã có tinh thần đối thoại, lắng nghe. Do vậy, tôi xin mạo muội góp nhặt vài điều qua thư ông Bộ trưởng:
Cho rằng bệnh thành tích nếu được "các em học sinh, các bậc phụ huynh chống lại... và "các bậc phụ huynh và học sinh phải kiên quyết từ chối việc thi cử, đánh giá học sinh bằng điểm thi cao hơn khả năng thuộc về các em" thì "chắc chắn là không" còn bệnh thành tích!

Nói như vậy tôi nghĩ chắc chắn lại sa vào việc duy ý chí, quá đề cao tính tốt của con người mà thiếu biện pháp kiềm chế tính xấu. Trong con người theo như tôi hiểu, thì tính chủ quan là một thuộc tính cơ bản khó thay đổi. Điểm ra bệnh thành tích là đúng rồi, nhưng chủ thể của bệnh thành tích chính là ở hệ thống giáo dục, là con người trong bộ máy đang vận hành nền giáo dục quốc gia.

Chống bệnh thành tích là chống ở bộ máy đang hư hỏng cho ra sản phẩm xấu, chứ không thể chống ở người tiêu dùng, vì bao giờ người tiêu dùng cũng mong muốn được sử dụng sản phẩm tốt hơn, cho dù nó mới chỉ tốt hơn ở bao bì. Cho nên ngày nay, nếu có tiền lập tức phụ huynh nào cũng nghĩ đến việc chọn trường tây (nước ngoài hoặc trong nước) cho con em mình. Đó chính là lúc người tiêu dùng chọn bộ máy đào tạo khác, để mong con em mình là sản phẩm khác hơn cái sản phẩm đang được đào tạo từ bộ máy giáo dục của ta.

Nguồn gốc của bệnh thành tích có lẽ chính là nhiều thứ giả đang tồn tại trong xã hội chúng ta. Sống giả, làm giả, quan hệ giả... thì học làm sao thật được, thi làm sao thật được? Chống bệnh thành tích cơ bản là chống sự giả dối trong cuộc sống của xã hội chúng ta.

2. Đừng nên xem thường nền giáo dục "thuộc lòng". Bởi chính sự "tầm chương trích cú" của lối học từ chương, khoa cử xưa kia đã tạo ra biết bao hiền tài giúp ích đất nước ta. Học "Tử viết..." như ngày xưa, hay thuộc lòng "các bài văn mẫu" như ngày nay thì có gì là xấu! Nó chỉ không đúng khi cả hệ thống giáo dục chúng ta buộc học sinh chỉ đúng khi chép ra những bài văn mẫu trong bài thi của mình. Nó chỉ không đúng khi chỉ dạy thuộc lòng mà không dạy thực nghiệm cái sự thuộc lòng ấy, không khơi gợi sự sáng tạo từ cái thuộc lòng ấy. Vậy nó là lỗi của hệ thống, của phương pháp chứ không phải lỗi của việc "tầm chương trích cú" này.

3. Khi góp ý thường ít ai nói nhiều về thành tích, về cái được của nền giáo dục chúng ta đã làm, đã có mà lại hay nói đến cái xấu, cái chưa được. Nhưng cũng không vì thế mà chúng ta quên hay không thừa nhận rằng, nhờ nền giáo dục ấy, con cái chúng ta ngày nay giỏi hơn chúng ta ngày trước. Chúng biết nhiều ngoại ngữ, vi tính..., ngồi đây có thể liên lạc Đông - Tây, tìm ra chuyện kim - cổ từ một vài phím nhấn (trên vi tính).

Vấn đề là thời gian! Cùng thời gian ấy 30 năm qua, thế giới đang ở đâu, phát triển đến đâu và cái được trong giáo dục của ta so với ai, có xứng đáng với sự nghiệp giải phóng đất nước mà dân tộc ta đã bỏ bao xương máu để giành được hay không?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • Những nghịch lý giáo dục

    30/09/2015Hoàng TụyVì sao con em ta giỏi toán mà đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta về nhiều mặt lại thể hiện một cung cách làm ăn không hề biết tính toán? Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghịch lý nhức nhối.
  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Trăm năm… nghìn năm…

    04/07/2006Phạm ToànCho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Thời Khai sáng, một nhà bác học tuyên bố “Cho tôi giáo dục, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Không nhại ai hết, từng có một nhà bác học thời đương đại đã nói “Cho tôi học sinh lớp một của cả nước, tôi sẽ dạy lại cách tư duy cho cả một dân tộc”...
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Việt Nam không thể đứng ngoài!

    20/05/2006Giáo dục ÐH Việt Nam cần đào tạo Cử nhân theo xu hướng hội nhập với thế giới
    Là Giáo sư trưởng bộ môn Cơ học phá hủy (Khoa Kỹ thuật Hàng không - Không gian) của ĐH Liège (Bỉ), đi thỉnh giảng ở nhiều nước trên thế giới và hiện đang là Chủ nhiệm chương trình hợp tác đào tạo Cao học Việt - Bỉ tại ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Bách Khoa TP. HCM....
  • Trên học lễ!

    23/03/2006Hà Văn ThịnhChỉ trong một số báo Lao Động mà thông tin 3 chuyện động trời về trường học. Tại sao có thể ngang nhiên cho học sinh nghỉ học để lấy trường học tổ chức đám cưới cho con của "quan"? Tại sao không có bằng THPT vẫn có bằng tốt nghiệp đại học? Tại sao là thầy giáo lại có thể đánh học sinh tàn nhẫn thế?
  • Mầm họa đang lớn

    10/03/2006Trước những bức xúc trong giáo dục hiện nay, Gs, Ts khoa học toán lý Nguyễn Xuân Hãn cho rằng cả ba lĩnh vực: chương trình sách giáo khoa, giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục hiện nay đều đang có vấn đề...
  • Khi giáo dục tự đánh mất mình

    03/03/2006Trần Trung PhượngTrong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh. Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau ...
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Chi tiêu cho giáo dục: Những con số "giật mình"!

    16/02/2006Vũ Quang Việt (chuyên viên Thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc, New York, Mỹ)Từ New York (Mỹ) chuyên viên thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc Vũ Quang Việt gửi tới VietNamNet những phân tích thú vị về chi tiêu cho giáo dục Việt Nam rút ra qua những số liệu tính và phương pháp tính toán của bản thân...
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Giáo dục phổ thông - Những tồn tại lưu niên

    17/01/2006Hàn Liên HảiSuốt cả một đời gắn bó với ngành giáo dục, Nhà giáo ưu tú Hàn Liên Hải đau xót nhận xét "Giáo dục phổ thông vẫn đang tiếp tục trong tình trạng khủng hoảng" ...
  • Trách nhiệm cao cả

    11/01/2006Chu HảoNghĩa vụ thiêng liêng của nhà giáo là "trồng Người", đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu cao cả của Giáo dục. Các mục tiêu ấy thường được hiểu một cách đại thể là giáo dục nhân cách và truyền đạt kiến thức cho học trò - thanh, thiếu niên - thế hệ tương lai của dân tộc...
  • Giáo dục với tăng thiện giảm ác

    04/01/2006TS. Nguyễn Chu PhácCái ác của con người đang tăng lên đáng lo ngại, hàng ngày biết bao nhiêu chuyện "giết người" với nhiều cách khác nhau: có loại bằng dao, bằng súng đổ máu, có loại đang được gọi với cái tên tham nhũng, móc tiền của Nhà nước, của nhân dân một cách tàn bạo, có loại bằng mưu mô thâm độc...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Sửa lại từ tiểu học

    07/12/2005Gs. Ts Lê Ngọc TràDư luận xã hội hiện nay đang nói nhiều về nhu cầu có một sự cải cách về giáo dục. Nhu cầu có là có thực. Nền giáo dục của chúng ta đã đi qua một chặng đường dài. Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, nó đã làm được rất nhiều việc. Nhưng giờ đây đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, tất yếu giáo dục phải cải cách, phải thay đổi.
  • Ung bướu cần cắt bỏ

    03/11/2005Nhà giáo Trần Hữu TrùSinh thời, NGND Nguyễn Lân đã phát biểu: "Cấm tiệt cái việc dạy thêm". Ông phản đối, lên án kịch liệt tình trạng in ấn xuất bản quá nhiều sách "ăn theo" SGK đưa vào nhà trường nhất là sách toán, văn, tiếng Việt ở bậc tiểu học...
  • “Ông cụ non” là có tội?

    04/11/2005Hoàng Hương“Một HS lớp 10 như em mà lý luận vậy sao? Em nên học lại ngôn ngữ trong sáng học trò, đừng nhiễm tư tưởng “dạy đời” của các giáo sư, tiến sĩ nữa”. Cậu học trò trường chuyên đã bị một cú sốc mạnh mẽ khi bài tập làm văn của mình chỉ được 4,5 điểm cùng với lời phê như thế...
  • Nhồi vịt

    13/10/2005Nguyễn Quang ThânCác bà buôn vịt, trước khi đưa chúng ra chợ bán, thường mua bánh đúc ngô về cắt thành miếng rồi nhồi đẫy diều mấy con vật tội nghiệp. Việc học hành của con em hiện nay làm tôi liên tưởng tới thuật "nhồi vịt" không mấy lương thiện đó của các bà buôn...
  • Bản “thành tích”... đạt chuẩn quốc gia

    12/10/2005Hoàng Trí Dũng - N. Bình - Phạm KiềuTheo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau hiện tỉnh đã có 76/89 xã, phường, thị trấn và 4/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở... Oái oăm thay, các con số báo cáo này được xây dựng dựa trên sự gian lận của những cán bộ quản lý ngành giáo dục và giáo viên nhiều trường...
  • Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông

    10/10/2005Nguyễn Kế HàoChúng tôi nói về tư duy giáo dục phổ thông chứ không bàn về tư duy giáo dục chung chung, vì trên thực tế, trong nhiều năm qua giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã không được dẫn dắt bằng tư duy phù hợp với hai bậc học này, mà khi thì đại học bị phổ thông hoá, lúc thì phổ thông lại bị đại học hoá...
  • Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn là... bệnh nan y?

    23/08/2005Quốc Thanh - Sông Ngân64,15% - tỷ lệ tốt nghiệp THCS ở Khánh Hòa - đã gây “sóng gió” cho tỉnh này trong suốt mấy tuần qua. Nhưng từ con số này đã nói lên điều gì trong cách dạy và học hay tổ chức thi cử?
  • Tự phong “trường chất lượng cao” để thu tiền cao

    13/01/2004Kim LiênTT - Thoạt đầu, mô hình trường “trọng điểm chất lượng cao” (TĐCLC) ở TP.HCM được hình thành để thay thế các trường chuyên cấp THCS, thực chất là hình thức “bình mới rượu cũ”. Nhưng không chỉ dừng lại đó, mô hình này còn được “nở rộ” ở các cấp học khác, và trở thành những trường có nhiều “điều tiếng” nhất trong mỗi đầu năm học...
  • Tự nhiên lấn át xã hội

    11/01/2004Lan Hương80/20 là tỷ lệ học sinh theo học tại ban KHTN và ban KHXH tại hầu hết các trường phân ban. Trong 100 học sinh có tới 80 em chọn học ban KHTN.
  • Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả

    11/01/2004Theo lộ trình, năm 2005, khoảng 50% số trường THPT và THCS được kết nối internet. Việc kết nối internet trong nhà trường là cần thiết để giúp học sinh tiếp thu các kiến thức nhanh chóng và hiệu quả...
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Bắt đầu từ người thầy

    30/11/2003NGUYỄN THỊ OANHNhắc đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, người ta thường nhắc đến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ... và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết...
  • Tại sao học sinh chúng ta học dở?

    28/11/2003Giáo sư Võ Tòng XuânTừ khi Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn đương chức, ông đã mô tả tình trạng giáo dục của ta "tụt nhanh như nhảy dù”, cho đến hôm nay, chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn dậm chân tại chỗ hay nói đúng hơn còn xuống dốc nhanh hơn nhảy dù... Tại sao học sinh chúng ta học dở như vậy?
  • Nhà giáo không được tụt hậu

    24/11/2003TS Đỗ Huy ThịnhTại Hội thảo quốc tế về giảng dạy tiếng Anh tổ chức ở Trung tâm Ngôn ngữ khu vực (Singapore) mới đây, trong số hơn 500 người tham dự chỉ có một đại biểu Việt Nam. Nếu không có kinh phí của trường, có lẽ đại biểu này cũng không thể tham dự...
  • Phút nói thật của giáo viên: Sự thật nhức nhối!

    20/11/2003“- Em không làm được bài à? Đi “vệ sinh đi”!!!? - Em chưa học bài gì sao? Về chỗ, 5 điểm!?”. Có những chuyện kể ra nghe như tiếu lâm ấy mà lại là sự thật, sự thật nhức nhối có ở hầu khắp các trường hiện nay. Phút nói thật dưới đây của các thầy cô cũng là giây phút người ta phải giật mình: hoá ra cả thầy cả trò đều là nạn nhân.
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • Phút nói thật của giáo viên: Sự thật nhức nhối!

    31/10/2003"- Em không làm được bài à? Đi "vệ sinh" đi!!!? - Em chưa học bài gì sao? Về chỗ, 5 điểm!?" Có những chuyện kể ra nghe như tiếu lâm ấy mà lại là sự thật, sự thật nhức nhối có ở hầu khắp các trường hiện nay. Phút nói thật dưới đây của các thầy cô cũng là giây phút người ta phải giật mình: hoá ra cả thầy cả trò đều là nạn nhân...
  • Chất lượng giáo dục thấp: "vị đắng" bắt đầu từ đâu?

    03/10/2003Viện Chiến lược và chương trình giáo dục vừa cho biết, chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của nước ta chỉ đạt 3,79/10, thua kém nhiều so với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Điều này chẳng mấy bất ngờ, nhưng vị đắng này bắt đầu từ đâu?
  • Càng cải cách... càng tệ hại

    11/09/2003Hồ Ngọc ĐạiCuộc “đổi mới giáo dục” đang triển khai thực chất là một cuộc cách mạng “lén” đã không hề đem lại bất cứ cái mới nào về ý tưởng và công nghệ mà càng tệ hại hơn...
  • Môi trường học tập làm tăng chất lượng giáo dục tiểu học?

    25/08/2003Nguyệt MinhĐược xây dựng với mục tiêu tăng cường sự đối thoại giữa trẻ em với người lớn, gắn kết mối quan hệ giữa học sinh, giáo viên, nhà trường và chính quyền địa phương , mô hinh “Môi trường học tập bạn hữu” do Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển khởi xướng đã chứng minh tính ưu việt của một mô hình giáo dục mới theo chủ trương cải cách giáo dục của Bộ GD&ĐT, sau thời gian thực hiện thí điểm tại 6 trường tiểu học TP.HCM...
  • Học sinh trung học muốn gì: “Hãy lắng nghe chúng em”

    20/08/2003“Đau lòng lắm khi nhìn những hiện tượng dạy và học đó” - một cô bé học sinh Quảng Ninh đã phát biểu như vậy. Hãy lắng nghe các em nói và nhìn lại trách nhiệm của người lớn – đó là nội dung chính của diễn đàn “Chúng em nói về giáo dục” được tổ chức từ 18 đến 20-8 tại Hà Nội với sự tham gia của 160 em từ 10 - 17 tuổi đến từ 11 tỉnh thành. Đây là một cơ hội hiếm có để các em nói về những suy nghĩ của chính mình...
  • Tuyên chiến với bệnh thành tích: Ai cần động viên?

    18/08/2003Một câu chuyện ngoài hành lang lớp học: có một giáo viên lớp 5 đã dặn học sinh của mình: "Nếu vào phòng thi mà không làm bài được thì cứ xin đi tiểu để ra ngoài gặp thầy, thầy sẽ giúp cho...” Bé Dương, con của chị Minh, đã nhớ kỹ lời thầy dặn. Trong một buổi thi tốt nghiệp tiểu học, bé đã xin "đi tiểu” đến ba lần để gặp thầy - đang làm giám thị hành lang tại nơi bé thi. Thầy đã giúp bé ba "chiêu” và bé đã... đường hoàng tốt nghiệp tiểu học!
  • Nghịch lý chất lượng của môn giáo dục công dân.

    29/06/2003Đã có rất nhiều giấy mực bị tiêu tốn vào việc dự thảo giáo dục pháp luật trong trường phổ thông. Theo Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ “Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ GD và ĐT chỉ đạo công tác rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu, giảng dạy....” Như vậy, hiện có một khối lượng kiến thức cơ bản, khái quát về pháp luật được dạy và học tại các trường phổ thông trên cả nước. Nhưng qua các năm đã triển khai thực hiện, chúng ta nghĩ sao trước thực trạng học sinh, sinh viên (kể cả trẻ vị thành niên) phạm tội ngày càng tăng chứ không giảm?
  • Gọi đúng tên thực trạng giáo dục

    10/02/2003Tương LaiTôi muốn đề nghị gọi đúng tên thực trạng của nền giáo dục nước nhà khi những băn khoăn, lo lắng về một mùa thi, một mùa tuyển sinh vừa kết thúc, một năm học mới sắp khai giảng, tạo nên một mối bất an trong tâm lý xã hội.
  • xem toàn bộ