Khi giáo dục tự đánh mất mình

08:14 CH @ Thứ Sáu - 03 Tháng Ba, 2006

Trong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh.

Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau nhằm kích thích tính tích cực và sáng tạo của người học qua các kỳ thi căng thẳng và các cuộc tuyển chọn hết sức khắc nghiệt nhằm tạo ra một tầng lớp học sinh "ưu tú”. Nhưng thực rạ những học sinh "ưu tú’ này với bán cầu não trái (với các chức năng chuyên trách như phân tích, logic, tính toán, lý trí...) phát triển mạnh đến nỗi gần như làm tê liệt các yếu tố còn lại của bán cầu não phải (với các chức năng và thuộc tính như: tổng hợp, hình tượng, cảm xúc, toàn năng...) là phần mà nếu thiếu nó sẽ không trở thành một con người trọn vẹn.

Ở Nhật Bản, giáo dục được xem là một "hệ thống huấn luyện" hết sức khe khắt và bất cứ ai muốn bước vào hệ thống này một cách thành công thể hiện qua việc vượt qua được các kỳ thi căng thẳng đều phải có khả năng thích nghi cao độ với chuẩn mực do nền giáo dục đặt ra. Nhưng trong thực tế không phải bất cứ học sinh nào cúng đều có thể thích nghi thành công. Đó là một trong những lý do của hiện tượng "tha hóa" nơi học sinh và ngày càng phổ biến ở mức độ khác nhau: chán học, bỏ học, bạo lực, tự sát...

Để khắc phục hiện tượng đó Nhật Bản đã bắt đầu hình thành những mô hình Trường học đặc biệt gọi là "Trường tự do" (free school), thí dụ như Trường Tokyo Shure được thành lập từ năm 1985, nơi mà học sinh có thể tham gia một cách tích cực và tự nguyện vào quá trình giáo dục của chính bản thân mình, tránh được những áp đặt từ bên ngoài. Tiếp theo Trường Tokyo Shure, có hơn 70 trường khác được thành lập kháp nơi trong nước. Năm 1997, Hội đồng Giáo dục TW, một cơ quan tư vấn của Bộ giáo dục Nhật Bản, đã tổ chức một cuộc thảo luận về vấn đề giáo dục cho trẻ em đặc biệt là giáo dục đạo đức. Sau đó Hội đồng đã đưa ra một báo cáo với một nhan đề: Giáo dục tâm hồn trong kỷ nguyên mới (Educating the heart for a new era), trong đó trình bày một số khuyến nghị mới về giáo dục đạo đức cho học sinh xuất phát từ một nhận thức đúng đắn hơn về trẻ em cùng những mối tương giao giữa trẻ em và thế giới bên ngoài.

Trước đó, vào năm 1992, một số ít các Trường được phép dạy học chỉ 5 ngày một tuần và theo kế hoạch của Bộ Giáo dục, mô hình này sẽ áp dụng trên toàn quốc vào năm 2002 với mục đích làm giảm bớt sự căng thẳng mà học sinh đang gánh chịu làm cho hình ảnh "trẻ em bận rộn" (busy children) không còn trở nên phổ biến như ngày nay.

Cùng với sự hình thành và phát triển của những ngôi "trường tự do", một quan niệm giáo dục mới đang tiếp tục được nghiên cứu và thử nghiệm với nhiều phương án khác nhau với hy vọng giải quyết bài toán tha hóa và đánh mất mục đích tự thân của giáo dục.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Ông thầy và thời đại

    27/03/2016Phan ĐăngMột trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách...
  • Quan niệm giáo dục “Tự Tân” của Phan Bội Châu

    28/10/2014TS Dương Thiệu TốngNhững từ tưởng và hoạt động giáo dục của cụ Phan Bộ Châui suy ngẫm về các vấn đề canh tân văn hóa giáo dục, canh tân xã hội đáng để chúng ta quan tâm đến...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Trách nhiệm cao cả

    11/01/2006Chu HảoNghĩa vụ thiêng liêng của nhà giáo là "trồng Người", đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu cao cả của Giáo dục. Các mục tiêu ấy thường được hiểu một cách đại thể là giáo dục nhân cách và truyền đạt kiến thức cho học trò - thanh, thiếu niên - thế hệ tương lai của dân tộc...
  • Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai

    23/11/2005Hoàng Ngọc HiếnBàn về văn hiến... xưa và nay nên dành một phần thời gian cho sự thảo luận để hình dung văn hiến trong tương lai. Riêng trong ngành giáo dục, điểm qua những nhân tài xưa và nay tôi thấy hào quang của quá khứ và hiện tại nhưng chưa thấy tương lai.
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Những con số biết nói

    23/09/2005Nguyễn Xuân HãnĐầu tư tăng chất lượng GD tăng? Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần)...
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • xem toàn bộ

Nội dung khác