Việt Nam không thể đứng ngoài!

12:47 CH @ Thứ Bảy - 20 Tháng Năm, 2006

Giáo dục ÐH Việt Nam cần đào tạo Cử nhân theo xu hướng hội nhập với thế giới.Là Giáo sư trưởng bộ môn Cơ học phá hủy (Khoa Kỹ thuật Hàng không - Không gian) của ĐH Liège (Bỉ), đi thỉnh giảng ở nhiều nước trên thế giới và hiện đang là Chủ nhiệm chương trình hợp tác đào tạo Cao học Việt - Bỉ tại ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Bách Khoa TP. HCM. GS. TSKH Nguyễn Đăng Hưng sau chuyến trở lại từ Châu Âu đã có cuộc trò chuyện về một “Cuộc cách mạng ĐH xáo trộn cả châu Âu” (cách dùng từ của báo chí châu Âu) trong năm 2004 này.

- Thưa GS, nghĩ đến việc đổi mới hay cải tổ một nền giáo dục, người ta hay nghĩ đến sự yếu kém của nền giáo dục đó, phải chăng châu Âu đang phải làm cách mạng giáo dục ĐH là nằm trong trường hợp đó?

- GS, TSKH Nguyễn Đăng Hưng: Tây Âu với các nước như Đức, Ý, Pháp... đã dẫn đầu thế giới cả mấy thế kỷ về học thuật và kinh tế vì đã xây dựng được từ lâu đời một nền ĐH có chất lượng bậc nhất thế giới. Nhưng chính các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu ngày càng ý thức những điểm yếu của mình.

Nền giáo dục châu Âu vì lý do lịch sử để lại nên có tính manh mún, phân tán, mỗi nước mỗi kiểu, lại không thể thu hút sinh viên hay giữ chân nhân tài, không tương xứng với yêu cầu của tình hình mới. Theo thống kê từ năm 1980, sinh viên ngoại quốc đến châu Âu đã ít hơn đến Mỹ. Từ năm 1991 đến 2000, 50% tiến sĩ gốc Châu Âu đến Mỹ học và không về lại Châu Âu làm việc (khoảng 11.000 người).

Năm 1999, các nhà lãnh đạo giáo dục 29 nước châu Âu đã họp tại Bologne (Ý) để thông qua một tuyên bố lịch sử là "Tuyên ngôn Bologne". Văn bản này đề ra những phương hướng chung, khắc phục những yếu kém hiện hữu, đồng loạt làm một cuộc cải tổ có tính cách mạng bắt đầu thực hiện từ năm 2004 và phải xong trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới.

- Nội dung chính của cuộc cách mạng này sẽ là gì?

- GS, TSKH Nguyễn Đăng Hưng: Đó là các ĐH ở Châu Âu thống nhất một lộ trình từ nay cho đến 2010 là một thập kỷ để cải tiến giáo dục toàn châu Âu hướng đến một nền giáo dục chung nhất. Các ĐH sẽ tự chuyển mình, sao cho đến thời hạn cuối là 2010 phải đạt được 6 mục tiêu cụ thể sau đây:

Một là, xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn 3 loại bằng: tú tài+3 là Cử nhân, tú tài+5 là Thạc sĩ (Master) và Tú tà+8 là tiến sĩ.

Hai là, phát triển và tổ chức hoàn chỉnh chế độ đào tạo theo tín chỉ trên toàn châu Âu.

Ba là, công nhận bằng cấp của nhau.

Bốn là, liên thông giữa đào tạo nghề và đào tạo ĐH để mở rộng cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.

Năm là, củng cố việc trao đổi sinh viên, giảng viên bằng cách tăng cường học bổng và thù lao thỉnh giảng.

Sáu là, củng cố chế độ tự trị ĐH cùng lúc với những phương thức kiểm định chất lượng ĐH.

Trong phạm vi những nỗ lực của Chương trình hợp tác Việt - Bỉ (www.ulg.ac.be/ltas-rup/dang), chúng tôi đang có những dự tính tìm kinh phí để đưa một số nhà quản lý giáo dục ĐH Việt Nam sang nước ngoài để tiếp cận những kinh nghiệm này và cũng sẵn sàng chia sẻ tất cả các thông tin với những trường ĐH nào trong nước cần tìm hiểu. Năm 2004, chương trình giao lưu, trao đổi sinh viên châu Âu sẽ mở rộng ra toàn thế giới với tên gọi mới ERASMUS MUNDUS, nhờ đó hy vọng sẽ có sinh viên ViệtNam sang châu Âu du học trong khuôn khổ chương trình mới này.

Các trường chủ động xác định cho mình một lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Nhưng nhìn chung một bầu không khí sôi động đã bắt đầu ở tất cả các trường ĐH trên toàn Châu Âu ngay từ đầu năm mới. Theo tôi biết 50% trường ĐH của Pháp và 100% của Ý, Bỉ đã công bố thực hiện theo quy chế mới từ đầu niên khóa 2004-2005.

- Theo GS thì “cuộc cách mạng” đó có ảnh hưởng tới ĐH ViệtNam?

- GS Nguyễn Đăng Hưng: Cuộc cải cách mà tôi vừa nói đang xáo trộn toàn diện không gian ĐH châu Âu, có đến 31 quốc gia tham gia. ĐH Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Úc đã tổ chức theo hệ thống như vậy từ trước. Như vậy có nghĩa là gần như sẽ đi đến một nền ĐH thống nhất toàn thế giới cho thập kỷ trước mắt.

ViệtNam không thể đi một lối khác với xu thế toàn cầu này mà nên nhanh chóng hòa vào xu thế chung của ĐH thế giới. Chúng ta đang tính toán, đang bàn cãi và thậm chí chuẩn bị sửa chữa, bổ sung Luật Giáo dục thì rất nên tìm hiểu kinh nghiệm của các nước để "đi tắt, đón đầu", sử dụng kinh nghiệm của họ áp dụng vào thực tiễn Việt Nam là có lợi nhất. Nếu chúng ta đứng ngoài xu thế này hoặc đi ngược lại trào lưu, sẽ đến lúc rất khó khăn cho việc giao lưu quốc tế, khó khăn trong việc gởi sinh viên đi đào tạo nước ngoài...

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Phải tiến nhanh lên mà thôi"

    13/07/2016Nguyễn Khắc MaiBàn về văn minh nước ta, khuyết điểm còn nhiều nhưng không có gì phải lo, chỉ phải tiến nhanh lên mà thôi...”(1). Đó là câu nói mà 100 năm trước được ghi trong Quốc Dân Độc Bản của các sĩ phu yêu nước tiến bộ thời Đông Kinh Nghĩa Thục.
  • Chất lượng giáo dục của Việt Nam "có vấn đề"?

    06/09/2005Huỳnh DuyTheo những gì mà tôi quan sát và tìm hiểu được thì câu trả lời là: người bảo có và cũng có người bảo không. Những người bảo chất lượng giáo dục VN có vấn đề ở đây là các đại biểu quốc hội, những vị đại biểu của nhân dân mà kỳ họp nào cũng lên tiếng phàn nàn về chất lượng giáo dục yếu kém của nước nhà. Vậy có thực là có vấn đề hay chỉ là lo lắng thái quá ở một số người.
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Mệnh lệnh từ cuộc sống

    02/07/2005Hà Thạch HãnCâu chuyện giáo dục lại nóng lên! Khi 23 nhà giáo, nhà khoa học mà đứng đầu là GS Hoàng Tụy “dâng sớ” đề nghị Thủ tướng Chính phủ cải cách và hiện đại hóa nền giáo dục, mọi người đều đồng thuận, hưởng ứng...
  • Lạm bàn về giáo dục

    09/07/2005Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia. Nơi đây những người lãnh đạo cao nhất của đất nước thường phải vào cuộc.
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi bằng con đường nào?

    09/07/2005Nguyên NgọcĐã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được.
  • Những khoảng cách giữa giáo dục VN và thế giới

    09/07/2005Thanh Hà ghiTT - Thông qua việc so sánh các xu thế của giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới với thực trạng GDĐH VN, GS Phạm Phụ đưa ra những nhận dạng có tính chất “chẩn đoán” về các khoảng cách (thua kém hơn) của GDĐH VN so với thế giới.
  • Đến 2020: 50% GDP sẽ do kinh tế tri thức tạo ra

    12/02/2004Phương ThanhĐại hội 9 của Đảng xác định đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, 50% GDP do tri thức tạo ra. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang chủ trì Đề án ''Xây dựng khung kinh tế tri thức ở Việt Nam''. Đường tới nền kinh tế tri thức còn dài và nhiều chông gai nhưng là con đường Việt Nam không thể không tiến vào...
  • Suy nghĩ về giáo dục Việt Nam của một học sinh

    12/01/2004Bây giờ, hầu như ai cũng có những thắc mắc, băn khoăn về giáo dục. Tại sao phần lớn học sinh chúng tôi tốn nhiều thời gian, công sức học tập hơn bạn bè các nước, mà kết quả thường là kém hơn?
  • Những sự kiện giáo dục trong năm 2003

    24/12/2003Trong năm 2003, vấn đề chất lượng giáo dục “đi xuống” là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trên báo chí cũng như trong dư luận. Năm qua cũng được coi là một năm thành công của giáo dục Việt Nam khi các học sinh của nước nhà vẫn tiếp tục “thắng lớn” trong các kỳ thi quốc tế. Ngoài ra, ngay tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên buổi lễ tôn vinh những nhân tài đất nước đã được tổ chức trang trọng 
  • 45 năm dạy học và mối bận lòng về giáo dục

    04/12/2003GS-TS. Dương Thiệu Tống dạy trung học từ năm 1945, rồi du học ở Anh lấy bằng cử nhân, sang Mỹ lấy bằng thạc sĩ, cuối cùng đậu tiến sĩ giáo dục ở ĐH Columbia của Mỹ. Hiện ở tuổi 80, GS vẫn một niềm say mê nghiên cứu và viết sách về giáo dục...
  • Những vật cản trên con đường đổi mới phương pháp dạy học

    30/11/2003Để đưa hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục trở thành yếu điểm trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như lời Tiến sĩ Nguyễn Văn Vọng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thực. Đó là còn có nhiều vật cản trên con đường đổi mới phương pháp giáo dục...
  • Giáo dục Việt Nam, thừa mà thiếu!

    10/09/2003Phải chăng, ngoài những kiến thức toàn diện hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc hoặc giảm tải (!), những học sinh của nền giáo dục luôn được đổi mới vẫn còn cần được dạy một cái gì đó đơn giản và bình thường như là cách làm người văn minh?
  • Việt Nam cần 'cởi trói' cho các trường đại học

    06/09/2003Mỗi trường có thể chọn sách làm giáo trình cho riêng mình, không nhất thiết phải dùng sách của Bộ Giáo dục. Dù rằng có những trường chọn sách dở, nhưng chính vì vậy mới phân biệt được thành những trường đại học danh tiếng và những trường đại học "vô danh tiểu tốt". ..
  • Chất lượng thấp - Thách thức của giáo dục VN

    04/09/2003“Tôi phải công nhận điểm yếu nhất của hệ thống giáo dục chúng ta hiện nay là chất lượng, hiệu quả còn thấp so với yêu cầu. So với các nước phát triển trong khu vực, chúng ta còn thua kém một khoảng cách khá lớn...” Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã phải thừa nhận điều này trong cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp khai giảng năm học mới...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác