(1)
"/>(1)
"/>

Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

07:07 SA @ Thứ Bảy - 03 Tháng Sáu, 2006

Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)

Có tiến sĩ dạy đại học cho in giáo trình sai kiến thức cơ bản, có thầy giáo vòi tiền "mãi điểm" thi của sinh viên, rồi những kẻ dùng bằng-lái-mua gây tai nạn giao thông chiếm kỷ lục thế giới; có kẻ mang danh trí thức, nghệ sĩ mà đạo văn, đạo nhạc, đạo tranh không còn biết xấu hổ là gì... Để xảy ra tình cảnh đáng sợ đó có trách nhiệm của hệ thống giáo dục không? Chắc chắn là có.

Điều căn dặn được nhấn mạnh "là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" trong di chúc của Hồ Chủ tịch về việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau", nỗi khắc khoải trước ngày mất của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về sự xuống cấp nghiêm trọng của giáo dục, là những chỉ giáo chiến lược, tầm lo âu về đại sự quốc gia. Lẽ ra, chúng ta, đặc biệt những vị có thẩm quyền chức năng, phải có những quyết sách thực tiễn hiệu quả, chứ không chỉ tốn công của vào những văn bản mỹ tự suông, những đối phó bị động tạm bợ, "cải tiến" quẩn quanh kiểu con kiến leo cành đa cụt như bấy lâu nay!

Một thầy giáo Việt kiều, vốn quen cung cách làm ăn nghiêm chỉnh, được mời về thỉnh giảng ở ta, nhận ra ngay thảm trạng của lối học rập khuôn sáo vẹt (replicant model) đó: "Ở giảng đường Việt Nam, tôi có hỏi thế nào, các em cũng không trả lời, không thích hoặc không dám trả lời, mặc dù tôi chỉ hỏi sự tiếp thu của các em về phần tôi đã giảng. Có những chủ hãng kinh doanh nước ngoài cho tôi hay là họ phải phỏng vấn hàng trăm sinh viên Việt Nam, may ra mới chọn lấy một người có thể làm việc được. Đó là một thực tế lãng phí con người, lãng phí chất xám và thời gian không thể chấp nhận được!". (2)

Thiết nghĩ, phải nhớ bài học lịch sử cứu nước trước đây: cần huy động tổng lực dân tộc vào cuộc, cần một Diên Hồng giáo dục thực sự, chứ không

Trước mắt, cần có ngay cuộc cách mạng về đề thi và cách chấm thi. Hoàn toàn có thể chỉ đạo rất hiệu quả phương hướng giáo dục và phương pháp dạy học bằng nội dung và cung cách thi cử; trước hết, bằng những đề thi buộc học sinh phải thực sự động não và sáng tạo (tất nhiên, cần vừa sức họ và được chuẩn bị trước trong một năm học). Có thể tham khảo nhiều đề thi tú tài, đại học rất hay ở những nước có nền giáo dục tiên tiến như Pháp, Mỹ...

phải lối đánh trống bỏ dùi, bàn rồi để đấy. Diên Hồng này sẽ tập hợp những chuyên viên, nhà giáo (chú trọng những nhà giáo về hưu có tâm và có tầm), thức giả, phụ huynh, một số học sinh sinh viên thích đáng... thực sự quan tâm và có điều kiện đóng góp. Diên Hồng này sẽ cử ra một Ủy ban Diên Hồng giáo dục. Ủy ban này trực thuộc Thủ tướng; trước hết sẽ cử một nhóm tập hợp, chung đúc lại hàng ngàn ý kiến về giáo dục từ trước đến nay trên các cơ quan truyền thông và hữu trách, cả trong và ngoài nước. Chỉ riêng nội dung đúc kết này cũng đủ làm mấy luận văn tiến sĩ.

Đó chính là tận dụng chất xám và tâm huyết của toàn dân tộc. Không chỉ thu gom, mà còn xử lý hệ thống lại, rút từ đó ra những luận điểm, kiến nghị thích đáng nhất - từ chiến lược căn cơ lâu dài, đến giải pháp cấp thời trước mắt. Sau đó, Ủy ban sẽ đúc kết thành văn bản, cho in và phát đến từng trường học, phường xóm, để lấy ý kiến toàn dân, rồi đưa Quốc hội duyệt, Chính phủ bắt tay tiến hành. Điều cần nhất: chiến lược-giải pháp tâm huyết ấy của toàn dân phải được thực thi nghiêm chỉnh, định rõ hạn kỳ kiểm tra, đánh giá, báo cáo lại trước Quốc hội và toàn dân...

Xin nhắc lại: ta cần tiếp tục chống tham nhũng và các tệ nạn khác. Thế nhưng, giải pháp căn cơ, bài bản phải là giải pháp giáo dục. Chính vì giáo dục xuống cấp, không làm nổi sứ mệnh trồng người có bản lĩnh nhân văn và năng lực thực tiễn, nên đã cung cấp cả con mồi - nạn nhân lẫn thủ phạm đồng lõa cho mọi tệ nạn xã hội đủ dạng ngày nay - từ tham nhũng, hành dân, tàn phá môi sinh đến đua đòi ăn chơi "hít, lắc", cá độ cả màu cờ sắc áo quốc gia...

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, sứ mệnh nền móng, cho hệ quả trăm năm, thế mà lại đang trong hiện trạng báo động đỏ!

Hãy bắt tay vào làm, và phải làm đến nơi đến chốn!


(1)Chỉ xin dẫn một ví dụ, có thể thấy ở hầu hết các kỳ thi của ta hiện nay: Một trường ở Thanh Hóa thi tú tài đỗ 90%. Mấy ngày sau, cho cùng đề đó nhưng coi nghiêm túc như thi đại học, kết quả đạt chưa đầy 20% (Báo Tuổi Trẻ, ngày 5/11/2002).

(2) GS Ngô Vĩnh Long, GS về Á Đông và Kinh tế phát triển của Đại học tổng hợp Maine ở Mỹ, GS thỉnh giảng ở ĐH Bách khoa Hà Nội.

Nguồn:Thanh Niên
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • Đầu tư học tập - đầu tư quan trọng nhất cho bản thân, đất nước

    10/10/2018Khiết Hưng - Hương GiangĐiều quan trọng nhất mà tôi muốn nhắn gửi các bạn là phải đầu tư vào việc học tập của mình. Những việc làm lý thú, đem lại nhiều tiền, giúp cải thiện thế giới, cải thiện cuộc sống của các bạn... đều đòi hỏi rất nhiều từ việc học tập...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Còn có thể đi tới triệt để hơn

    07/07/2012Nguyên NgọcCó lẽ chưa bao giờ sự quan tâm của xã hội đối với giáo dục lại tập trung, sôi nổi, ráo riết như những ngày này, thể hiện qua dư luận của nhiều tầng lớp nhân dân phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo hoặc của các tổ chức trong và ngoài ngành giáo dục, hoặc ở các diễn đàn độc lập của những người tự thấy cần lên tiếng một cách có trách nhiệm về vấn đề trọng đại và đang quá nhiều bức xúc này...
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Khi giáo dục tự đánh mất mình

    03/03/2006Trần Trung PhượngTrong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh. Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau ...
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai

    23/11/2005Hoàng Ngọc HiếnBàn về văn hiến... xưa và nay nên dành một phần thời gian cho sự thảo luận để hình dung văn hiến trong tương lai. Riêng trong ngành giáo dục, điểm qua những nhân tài xưa và nay tôi thấy hào quang của quá khứ và hiện tại nhưng chưa thấy tương lai.
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Khủng hoảng giáo dục, đáng mừng hơn lo!

    30/10/2005Nhà văn Ngô Tự LậpKhủng hoảng giáo dục ở nước ta là không thể phủ nhận, và đó là điều đáng lo của toàn xã hội, nhưng theo tôi sự khủng hoảng này là một dấu hiệu tích cực...
  • Những con số biết nói

    23/09/2005Nguyễn Xuân HãnĐầu tư tăng chất lượng GD tăng? Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần)...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Vào cuộc thôi ngành giáo dục

    09/07/2005Ly LamTất cả hãy vào cuộc!Lỗi không phải chỉ ở người thầy – trình độ, cách dạy. Lỗi còn ở một chương trình học nặng nề, hàn lâm, thiếu tính thực tiễn....mà hễ có lời phàn nàn thì các vị soạn sách giáo khoa hoặc có tránh nhiệm lại đưa ra những lập luận rất sắc bén, là đã tham khảo sách giáo khoa các nước phát triển lẫn khu vực rồi, đã được đánh giá là rất phù hợp với HS rồi, được hội  đồng chuyên môn có uy tín thẩm định rồi...
  • Nghĩ về Toà nhà Giáo dục Quốc gia

    11/02/2003Nguyễn Chí ThànhNăm sắp hết, Tết gần kề. Thiên thì rối lên, chộn rộn. Trong lòng vẫn cứ dửng dưng. Thong thả rẽ vào Việt nam Miếu, tìm lấy chút thanh thản. Ngoài kia nhộn nhạo quay cuồng. Trong này là một cõi khác biệt...
  • xem toàn bộ