Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''
Hoàn thành bài bằng cách chép của nhau
Tại diễn đàn, em Châu Ngọc Minh Trang, học sinh lớp 9 Trường Quang Trung, Q.4 phát pháo đầu tiên: “Tụi con là những học sinh cuối cấp nên hầu như bạn nào cũng phải học túi bụi nhưng vẫn không hết bài. Có bạn học đến 1 giờ đêm mới đi ngủ, 5 giờ sáng đã phải dậy. Giờ chơi các bạn cũng phải cầm tập để học. Thầy cô rất thương tụi con, muốn tụi con khi đi thi đạt điểm cao nên bộ môn nào tụi con cũng được cho rất nhiều bài học, bài tập khiến tụi con học ngày học đêm. Có bạn thức làm bài cả đêm, sáng vào lớp, mặt cứ đờ ra trông rất tội!”. Minh Trang đưa cá nhân mình ra để làm điển hình. Em nói: “Bài nhiều đến mức ngoài ghi trong sổ báo bài, con còn phải ghi trong một tờ giấy nhỏ kèm theo. Ngày nào khối lớp 9 cũng phải học sáng 5 tiết, chiều 4 tiết nên tụi con mệt lắm...” Một học sinh lớp 9 khác đang học tại Trường Vân Đồn là Quách Thanh Trúc kể với những đại biểu tham dự hội nghị: “ Hầu hết các bạn trong lớp con phải học 2 buổi chính thức ở trường đến 5h30 chiều, sau đó tiếp tục đi học thêm đến 9h tối để chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp. Đến lúc đó, tụi con quá mệt không thể tiếp tục làm bài tập ở nhà. Để đối phó với thầy cô, các bạn trong lớp con đều phải chép bài của nhau. Hậu quả là các bạn không hề hiểu bài mặc dù vẫn hoàn thành bài tập.”
Theo các em, tình trạng chung của học sinh phổ thông cấp 2-3 hiện nay là học sáng, học chiều. Có trường, chủ nhật cũng bắt các em học. Cách đây một năm, khi tham gia vào dự án “Quận thân thiện với trẻ em”, nhóm trẻ nòng cốt của quận 4 đã phát biểu nhiều bức xúc của trẻ trong 6 lĩnh vực: môi trường, gia đình, tệ nạn xã hội, sân chơi, nhà trường, sự tham gia của trẻ. Đến nay, sau một năm thực hiện dự án, tổng kết lại các em cho rằng lĩnh vực nhà trường chuyển biến khá chậm so với những lĩnh vực khác đang có chiều hướng tốt hơn.
Không chỉ ở quận 4 mà hầu như học sinh ở đâu cũng nhận định như nhau về áp lực học tập. N.H.T, học sinh lớp 11, Trường Nguyễn Thị Minh Khai cho biết: “Chúng em ngày càng bị áp lực học tập vì chương trình nặng và bài rất dài. Học mà lỡ bị điểm kém là nhà trường liền mời phụ huynh, gây áp lực nặng nề, nhiều bạn đâm ra chán học. Em nghĩ các thầy cô nên có cách giảng dạy vừa học vừa thực hành một cách sinh động hoặc thực hiện những tiết học bên ngoài nhà trường để giảm bớt căng thẳng cho chúng em”.
Học nhiều, nhưng không hiệu quả và không có thời gian để vui chơi giải trí là bức xúc chung của nhiều trẻ. Đặc biệt là hiện nay, việc học 2 buổi đã trở nên bắt buộc với nhiều trường. Em M.T, học sinh lớp 4 tăng cường tiếng Anh của Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân than: “Mỗi ngày về nhà tụi con phải chép cả trang vở tiếng Anh, rồi thêm bài tập toán, học thuộc lòng các môn tự nhiên, xã hội. Có hôm con phải học đến 11g đêm. Vô đến lớp là con đã thấy mệt”.
Bỏ học chỉ vì chịu không nổi áp lực học tập
Câu chuyện của Phạm Thanh Lâm, một thành viên rất tích cực trong nhóm trẻ nòng cốt của quận 4, đáng để mọi người cùng suy nghĩ. Năm học vừa qua, Lâm tự động bỏ học khi đang học lớp 9, Trường PTCS .C, Q.4. Năm lớp 7 và lớp 8, học lực của Lâm ở mức khá nhưng đến năm lớp 9 em học sút dần. Gia đình quá nghèo đã khiến em chậm đóng học phí trong nhiều kỳ. Vì điều này mà thầy giám thị không ngừng xúc phạm em trước các bạn trong lớp. Có lần chỉ vì làm bài sai mà em đã bị giáo viên dạy toán mắng: “Học ngu như con bò thì đừng đi học nữa”. Ngoài giáo viên toán, em còn bị những giáo viên khác nói nặng theo kiểu: “ Ba mẹ em có ngu không mà sinh ra em ngu quá vậy?”. Chính những câu nói trên đ
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh Bùi