Trách nhiệm cao cả
Nghĩa vụ thiêng liêng của nhà giáo là "trồng người", đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu cao cả của Giáo dục.Các mục tiêu ấy thường được hiểu một cách đại thể là giáo dục nhân cách và truyền đạt kiến thức cho học trò - thanh, thiếu niên - thế hệtương lai của dân tộc. Điều đó đã được xác định mộtcách khá toàn diện trong Luật Giáo dục năm 1998 của Việt
"Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thấm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành vàbồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực củacông dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Mục tiêu giáo dục của nước ta cũng phù hợp với quan điểm hiện đại của thế giới, được cụ thể hóa hơn nữa như sau:
1 .Đào tạo những con người có đủ năng lực tổ chức các tri thức chứ không phải nhồi nhét các tri thức theo kiểu chất đầy vào kho (Hình thành những khối óc được rèn luyện tốt - la têbe bien faite)
2. Giáo dục cho mỗi người có ý thức sâu sắc thế nào là một Con người (condition humaine), Huấn luyện những con người trẻ tuổi biết cách sống, biết đối mặt với những khó khăn và bất trắc của cuộc đời.
3. Hình thành và phát huy ở mỗi người tư cách công dân của nước mình và của toàn cầu, có năng lực đối thoại, khoan dung trong mộtthế giới ngày càng đa dạng và phức tạp hơn.
Điều hết sức đang lo ngại là những năm gần đây, trong khi bức xúc về những vấn đề nổi cộm của ngành Giáo dục - Đào tạo, dư luận xã hội ở nước ta chỉ quan tâm nhiều đến mặt truyền đạt kiến thức của giáo dục mà ít bàn đến khía cạnh hình thành nhân cách cho học sinh. Đã thế, về truyền đạt kiến thức cũng lại quá coi trọng phần "nguyên liệu chất vào kho” mà xem nhẹ phần "khối óc được rèn luyện tốt". Xem ra, trong ba mục tiêu cơ bản của nền giáo dục hiện đại nói trên, chúng ta mới chú trọng có một nửa (nửa ít quan trọng) của mục tiêu 1, còn hai mục tiêu sau hầu như bị sao nhãng.
Thế thì nguy hại quá! Hành trang vào đời của lớp trẻ nước ta trong thiên niên kỷ này rồi sẽ còn thiếu hụt đến đâu nữa? Thiếu hụt về kiến thức có vẻ như dễ dàng khắc phục nhất, bằng cách xây dựng được nội dung (chương trình, sách giáo khoa) và phương pháp giảng dạy tốt. Ấy vậy mà chúng ta làm ì ạch mãi vẫn chưa đâu vào đâu. Khiếm khuyết về nhân cách của một thế hệ thì phải khắc phục gian nan trong nhiều thế hệ. Ấy vậy mà có vẻ như nhiều người không thấy suốt ruột.
Nhân cách của con người được hình thành trong môi trường gồm ba thành phần: gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường học đường, ngay từ thuở ban đầu, là có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hình thành nhân cách của trẻ em. Giáo dục nhân cách cho trẻ em, không phải chủ yếu bằng các bài giảng khô khan, khái quát như các khẩn hiệu, mà chủ yếu bằng tấm gương nhân cách của những người thầy.
Nhân ngày 20/11, chúng tôi xin kính chúc các nhà giáo Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu