Nhồi vịt

09:41 SA @ Thứ Năm - 13 Tháng Mười, 2005

Các bà buôn vịt, trước khi đưa chúng ra chợ bán, thường mua bánh đúc ngô về cắt thành miếng rồi nhồi đẫy diều mấy con vật tội nghiệp. Việc học hành của con em hiện nay làm tôi liên tưởng tới thuật "nhồi vịt" không mấy lương thiện đó của các bà buôn.

GS Nguyễn Văn Chiển- Nhà giáo nhân dân, đã dày công thống kê số ra trang sách giáo khoa cấp tiểu học. Bộ lớp 2: 2.264 trang, Lớp 3: 2.281 trang, Lớp 4: 2.867 trang, Lớp 5: 2.976 trang. Mỗi bộ sách có hàng chục cuốn. Cuốn nào cũng có cái bìa dày cộp.

Bộ Giáo dục đào tạo liên tục vay tiền cải cách chương trình. Nhà xuất bản Giáo dục liên tục in sách bán. Nhờ "công đức” ấy mà cháu tôi sau khi học xong tiểu học đã được đọc (và có thể còn phải học thuộc) tới... 10.388 trang sách giáo khoa, chắc chắn gấp nhiều lần số trang sách nhiều quan chức có bằng hàm thụ đọc trong đời. Công nghệ in ấn, giấy má phát triển. Bố mẹ cháu "được" trả tiền cho tất cả những thứ ấy, đương nhiên! Nhiệm vụ của các cháu ở nhà trường là phải học để đi thi, thi là phải đậu, đậu cao cho xứng với con nhà ! Còn trọng trách đối với bố mẹ và dòng họ nữa chứ. Phải trở thành thần đồng .để ngẩng mặt với thiên hạ. Phải học piano để chứng tỏ "bố mày không giàu nổi nhưng có văn hoá", học tiếng Anh để sau này du học, tệ ra cũng kiếm được một chân làm thuê cho nước ngoài, học nữa, học mãi... Đó không còn là học nữa mà là "nhồi vịt”?!

Trẻ con sẽ có hai phản ứng khác nhau khi bị nhồi như thế. Những đứa ngoan, có tư chất và ham học thì tiếp thu ngay ý đồ của cha anh, lao vào học và sau khi qua tiểu học hay trung học cơ sở thì biến thành một ông già. Cái gì cũng biết nhưng không biết bơi, không biết quê hương có chim có bướm. không một lần ngẩng đầu lên nhìn trăng treo đầu ngõ hay một đám mây, cánh cò trên đồng lúa, không có bạn bè. Thần đồng chơi ga me ảo trên máy tính, nhưng ù cạc với bất cứ trò chơi thật nào từng làm nên tuổi thơ như "bịt mắt bắt dê" chẳng hạn. Một đứa bé mới học lớp hai bận hơn một ông vụ lượng bộ nọ mà tôi biết. Chỉ cần nháy mồm cho ông là rủ được ông đi nhậu liền, còn em lớp hai kia, bà ngoại gọi lên nhà ăn giỗ, để cháu còn xem thời khóa biểu (học thêm) cái đã!

Phản ứng thứ hai, các cháu trí óc kém sẽ nổi khùng vì không thể kham nổi cái gánh nặng mà nhà trường và bố mẹ đặt lên đôi vai, nhét vào cái đầu đang ham chơi của chúng. Những đứa trẻ này được coi là không ngoan, cứng đầu. Thực ra chúng lo không muốn người ta biến mình thành vịt. Nếu không khéo chúng sẽ thành trẻ hư lúc nào không hay. Không biết bao tuổi thơ ngày nay đã bị chôn vùi dưới đống sách giáo khoa kia và chương trình học chính khoá, học thêm, học nếm, học nâng cao ở Bordeaux (Pháp), tôi đã được ông giáo lớp hai Jean-pierre Chavanat cho đây thử một giờ trong lớp của ông. Nhân dịp tôi mượn cái ba lô của một em và xuống nhà bếp cân thử. Nó chỉ nặng 2,200 không (mùa hè còn nhẹ nữa). ông bảo: "Các em học những gì tôi nói và những gì tôi làm, chứ không phải chỉ những gì có trong sách. Sau này hàng hay, còn bây giờ với chúng tất cả đều ở ông thầy." Chương trình giáo dục tiểu học của Pháp dành cho các ông thầy một phạm vi rất rộng, như một ông đội trưởng dẫn các em bước những bước đầu tiên trong cuộc đời rộng lớn sau này. Đến bao giờ các em được ưu ái là thiên thần, chứ không phải là các con vịt được nhồi?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những nghịch lý giáo dục

    30/09/2015Hoàng TụyVì sao con em ta giỏi toán mà đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta về nhiều mặt lại thể hiện một cung cách làm ăn không hề biết tính toán? Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghịch lý nhức nhối.
  • Những con số biết nói

    23/09/2005Nguyễn Xuân HãnĐầu tư tăng chất lượng GD tăng? Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần)...
  • Học như vẹt!

    02/07/2005Lê Vương Kiều TrangVới cái nhìn của một người trong cuộc đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi cho rằng học sinh bây giờ không nhớ, không hiểu sử và không thích học môn lịch sử là kết quả tất yếu của cách dạy - học - thi cử hiện nay.
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • Cặp học sinh nặng nhất 4,5 kg

    30/10/2003Chiều nay (30/10), tổ "đi cân đột xuất" của Vụ Tiểu học, Bộ GD - ĐT đã hoàn tất công việc "cân cặp" trong hai ngày 29 và 30/10 tại một số trường Tiểu học ở Hà Nội . Ông Trần Quốc Thái, quyền Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD - ĐT cho biết, việc này nằm trong hoạt động kiểm tra toàn bộ chương trình học của học sinh tiểu học để đánh giá mức độ "nặng, nhẹ" trong việc học tập của các em...
  • Càng cải cách... càng tệ hại

    11/09/2003Hồ Ngọc ĐạiCuộc “đổi mới giáo dục” đang triển khai thực chất là một cuộc cách mạng “lén” đã không hề đem lại bất cứ cái mới nào về ý tưởng và công nghệ mà càng tệ hại hơn...
  • Vì sao học sinh Việt Nam không sáng tạo?

    25/05/2003Nguyễn Hiếu NhânHọc sinh Việt Nam nói chung là chăm học và học giỏi. Trong các cuộc thi quốc tế toán, tin, vật lý, hoá học..., Việt Nam luôn được coi là cường quốc. Người Việt trẻ ở nước ngoài cũng thường chiếm tỷ lệ cao trong số các học sinh – sinh viên đỗ đầu các kỳ thi. Tuy nhiên, sau những thành tích đó, chúng ta thấy hầu như rất ít học sinh có sáng tạo đáng kể, tương xứng với thành tích vinh quang mà họ đạt được.
  • Tẩy chay tích luỹ kiến thức?

    14/02/2003TS. Vũ Thị Phương AnhBước sang thiên niên kỷ thứ 3, nhìn lại những thành tựu của nhân loại, người ta phải thừa nhận rằng những nước đạt được nhiều thành tựu khoa học vĩ đại nhất vẫn là những nước ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Vậy thì, chúng ta hãy điểm qua các dự báo về tương lai của nền giáo dục thế giới trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác