Viết luận để bàn luận

08:30 SA @ Thứ Năm - 15 Tháng Mười Hai, 2005

Mỗi người viết báo khi viết tin, viết bài đều phải tỏ thái độ khi kín đáo, lúc công khai, lúc gián tiếp, khi trực tiếp nhưng viết các “thể luận” là phải tỏ rõ thái độ trực tiếp.Phân tích các sự kiện thì nhiều thể loại báo chí đều phải làm nhưng sử dụng các hình thức "luận" là sử dụng phương pháp logic trực tiếp phân tích, bàn luận.Chính vì lẽ đó mà "luận" là một thể tài rất quan trọng của tờ báo, thể hiện trực tiếp, kịp thời quan điểm tránh giá của tờ báo đối với các sự kiện quan trọng diễn ra hằng ngày, đó cũng là một mặt quan trọng thể hiện phẩm chất của tờ báo. “Người bình luận” thường là một chức danh nghề nghiệp cao quý của báo chí. Đặt bút viết “luận” là khi thấy một sự kiện, một vấn đề, có khi là một hiện tượng có ý nghĩa đang diễn ra cần phải “luận bàn”, phân tích lý lẽ, nếu một vấn đề mới, kịp thời trước bạn đọc. Vì vậy, có “luận” ngắn, có “luận” dài, tùy theo ý nghĩa sự việc và dư luận xã hội, nhưng “luận” trên báo hàng ngày thì tính cập nhật phải quán triệt và nói chung là viết ngắn, chủ yếu là bán sát guồng thời sự mà luận, cho nên có khi đề tài lạp lại hàng năm, hàng vụ nhưng mỗi năm một chủ đề, không lặp lại. “Luận” trên báo hàng ngày không giống với các loại “luận” trên báo tuần, Tạp chí, chuyên san chính vì tính thời sự nóng hổi. Cho nên, mỗi bài đều có ghi rõ ngày tháng đăng báo để bạn đọc có thể hiểu được bối cảnh xã hội, trình độ nhận thức của thời kỳ bài "luận" ra đời.

Luận có nhiều loại, có xã luận, có bình luận, có bình luận hàng ngày như kiểu "Vấn đề hôm nay", có bình luận ngắn, có bình luận dài gần như một công trình nghiên cứu, lại có cả "tin bình" nghĩa là thông tin có kèm theo mấy lời bình luận. Có trường hợp thông qua trả lời phỏng vấn mà bình luận.

Tùy vấn đề, tùy việc mà chọn lựa các hình thức "bình". Do đó, có bài đề"xã luận", có bài đề "bình luận", có bài đề "nghiên cứu” để người xem đánh giá. Có bình luận ký tên tờ báo, ký tên "Người bình luận", "Người quan sát", lại có bình luận không ký tên hoặc ký tên chung, ký tên một tác giả. Vấn đề quan trọng là bài bình luận đó xuất phát từ tư cách gì mà "bình" do đó có tầm quan trọng khác nhau. Mọi việc làm đều có ý nghĩa của nó theo một quy ước nghề nghiệp chứ không thể tùy tiện.

Cái cốt lõi của các bài "luận" là quan điểm rõ ràng của tờ báo, của tác giả với các vấn đề, sự kiện, hiện tượng đề cập "luận" nào cũng phải đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình với nhiều, cách khác nhau. Có bài "luận" với mục đích luận chiến, bác bỏ một quan điểm, bảo vệ một lập luận thì tính chiến đấu rất trực tiếp. Quy luật, phương pháp thực hiện bình luận phải lấy "luận" làm gốc nhưng “luận" nào trên báo cũng phải lấy vấn đề, sự.kiện, hiện tượng trong thực tiễn đang diễn ra làm nguyên liệu. Sự diễn đạt, trình bày lại có phong cách khác nhau tùy theo cách trình bày, diễn đạt, ngôn ngữ mang sắc thái riêng của từng người. Phải sáng tỏ trong nhận thức, quan điểm nhưng vẫn có thể dừng hình tượng sinh động, nhiều khi rất quan trọng. Phải chặt chẽ trong lập luận nhưng vẫn có thể phóng túng, thoải mái mà vẫn chặt chẽ từng từ, từng ý, nhất là phải quán xuyến ý tưởng.

Báo phải có chất văn. Chất văn trong "luận" là chất văn hào sảng mà chânchất, chất tình đầy trong chất lý để cuối cùng thuyết phục bằng lý lẽ và xúc cảm. Văn luận chiến lại có cách viết riêng, tùy theo vấn đề và đối tượng phải "chiến”. Đạt tới đỉnh cao thì bài "luận" làm sáng tỏ chân lý, lay động lòng người, cổ vũ hành động được coi như một "hùng văn", một bài hịch. Theo chân các bậc thầy và các bậc đàn anh, tôi cũng cố gắng học tập, xây dựng cho mình một phong cách viết “luận" cho "thoát" để khỏi bị "có lý nhưng thiếu tình", "có đạo nhưng thiếu đời"… như một số độc giả hay nghĩ về một số “cây luận" và "bài luận". Văn chương "dạy bảo", “chỉ thị" thường hay thấy ở các bài "luận", cho nên cố gắng viết "luận" như một thứ bàn luận giữa bạn bè, đồng chí trên trang báo.

Mong muốn thì rất lớn. Rèn luyện cũng cố công. Nhưng làm được hay không thì phải thành thật rằng có việc làm được có việc chưa làm được, có bài đạt được, có bài chưa đạt được. Chọn in một số bài trong số mấy trăm bài "luận" của tôi trên báo trong thời ký đất nước đổi mới thể hiện các "tình huống luận" khác nhau, như khi diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng, khi thể hiện quan điểm về một vấn đề mới, sự kiện mới, hiện tượng mới, kinh nghiệm mới... với phong cách tranh luận và đối thoại, nhưng không quên trách nhiệm hướng dẫn cần phải có của một bài "luận" để các bạn đồng nghiệp tham khảo.

Tôi nghiệm rằng, trong các sự khó của nghề báo thì viết “luận” là rất khó. Viết “luận” phải nghĩ kỹ, viết kỹ nhưng viết “luận” cho báo hàng ngày phải viết nhanh, có bài vừa nghĩ vừa viết không quá một giờ đồng hồ, phải viết một lần cho kịp, cho nên lại càng khó và nguy hiểm. Tôi chưa dám nghĩ rằng mình đã thành đạt trong thể loại này mặc dù có một số bài đã đạt giải thưởng cao. Cho nên rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý kiến để chúng ta tiếp tục làm nghề, khi là nhà báo chuyên nghiệp, khi hoạt động nghiệp dư, và dù hoạt động kiểu gì thì vẫn làm nghề báo, vẫn tiếp tục viết "luận".

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gửi Đoàn của tôi

    17/01/2016Thảo Hảo... đến cái bản báo cáo công việc của đoàn viên cả nước không thôi, mà thanh niên bình thường, nếu không quen với từ ngữ hội nghị, cũng không hiểu được...
  • Chân dung người học suốt đời

    14/04/2014Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội...
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Viết tạp bút như cụ Huỳnh

    08/12/2005Thanh ThảoSuốt một đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho dân sinh, dân chủ, cụ Huỳnh không chỉ nêu tấm gương một nhà yêu nước, mà trong lĩnh vực báo chí, cụ còn thể hiện được sức mạnh của một ngòi bút can trường, nhân ái, quyết liệt và năng động. "Tôi là một nhà cách mạng công khai", cụ Huỳnh đã tự nhận chỗ đứng của mình như thế. Và đó là chỗ đứng của người cầm bút, của người làm báo, của người đấu tranh bằng con đường ngôn luận...
  • Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”

    27/11/2005Hữu KhánhTrên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", "cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên"... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng...
  • Hứa hay thề?

    21/11/2005Tương LaiChuyện thật mà cứ ngỡ như đùa, mà lại đùa dai! Ấy là chuyện đăng trên trang nhất Tuổi trẻ ngày 15-11-2005: “Thế nào là “lời hứa” của bộ trưởng?”.
  • Mua lấy sự khôn ngoan của người đời

    05/09/2005Nguyễn Sĩ DũngDịch vụ tư vấn phát triển là do nhu cầu của con người về ý kiến thức và về sự hiểu biết ngày một tăng lên. Thực ra, nhà sản xuất bán hàng hóa, thì nhà nghiên cứu bán sự hiểu biết là chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường...
  • Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức

    20/08/2005Phùng Văn ThiếtVề bản chất, thông tin chính là sự đa dạng được phản ánh. Trong nền kinh tế tri thức, thông tin là tài nguyên quan trọng nhất. Kinh tế tri thức là ngành sản xuất thử tư, chứ không phải là ngành sản xuất duy nhất của xã hội hiện đại. Hiện nay, nó đã và đang trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của một số nước phát triển. Mặc dù vậy, nếu coi kinh tế tri thức như một chế độ kinh tế mới sẽ là một sai lầm về mặt lý luận và trái với thực tế lịch sử.
  • xem toàn bộ