Gửi Đoàn của tôi

10:34 SA @ Chủ Nhật - 17 Tháng Giêng, 2016

Thưa Đoàn,

(Mà cụ thể là thưa anh - cái người vẫn hay soạn báo cáo cho Trung ương Đoàn)

Đầu tiên, tôi xin đố anh, lá thư này là của ai:

“Từ tháng 2/1924, tôi được Ban phương Đông và Đảng cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương

… Mặc dù thiếu thời gian về tiền, nhờ sự giúp đỡ của các đ/c người Nga và An Nam, chúng tôi đã có thể:

Đưa 75 thanh niên An Nam đến học ở trường Tuyên truyền do chúng tôi tổ chức ở Quảng Châu,

Xuất bản 3 tờ tuần báo nhỏ,

Phái những người tuyên truyền vừa mới được đào tạo về Xiêm, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Nam Kỳ.

Thành lập một liên đoàn cách mạng do một ủy ban gồm 5 ủy viên ở Quảng Châu lãnh đạo, liên đoàn đã bắt rễ khắp nơi trong tất cả các xứ Đông Dương đó".

Thôi để tôi nói luôn, cái thư này cũng là bản báo cáo của một thanh niên gửi cho tổ chức. Thanh niên đó là Nguyễn Ái Quốc. Và tổ chức đó là Ban Phương Đông quốc tế cộng sản. Bức thư viết vào tháng 6/1927. Chừng đó công việc, viết ra và đọc lên nghe đơn giản nhưng toàn là những việc lớn và cốt tử. Thí dụ, ở mục (I), cái trường Tuyên truyền được nêu rất vắn tắt với 75 học viên đó, lại chính là chậu ươm của Đảng cộng sản Việt Nam. Và Đảng, qua năm tháng, ai cũng biết, có thêm cánh tay phải là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

77 năm sau, “cánh tay phải” đã phải dùng tới 8 trang báo Thanh niên (số ra ngày 18/9/2002), đặc kín chữ, chỉ để đăng cái dự thảo báo công tác của mình trong nhiệm kỳ vừa qua và phương hướng sắp tới. Và cái người soạn bài báo cáo này cho Đoàn chính là anh đấy, người thư ký nhiều chữ ạ.

Bản dự thảo báo cáo này có một cái tên dài: “Phát huy truyền thống vẻ vang, tuổi trẻ Việt Nam thi đua học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Tôi nói thật, nếu một ngày kia, một đoàn viên bình thường trong 4 triệu đoàn viên trong cả nước, tự nhiên muốn biết, từ năm 1997 – 2002, thanh niên cả nước đã làm được gì và sắp tới sẽ phải làm gì, thì anh ta sẽ phải đọc theo kiểu “dũng sĩ”, nghĩa là kiên trì vượt qua bao nhiêu cửa ải của những câu choang choang trong báo cáo của anh, đã nghe mãi, nghe mãi, trong (gần như) mọi văn kiện, ở (gần như) mọi Đại hội thanh niên, sực nức từ kép Hán Việt.

Thí dụ, nói về nhiệm vụ thời đại của thanh niên Việt Nam, anh viết:

“… ra sức thi đua học tập, rèn luyện, vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thi đua lao động sáng tạo, xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh, thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”.

Còn báo cáo về công tác giáo dục đoàn:

“… được tập trung chỉ đạo và thu được những kết quả quan trọng, nhất là sự chuyển biến tích cực trong giáo dục chính trị, tư tưởng, lực lượng làm công tác tư tưởng được tăng cường, cơ chế nguồn lực phục vụ công tác tư tưởng, văn hóa được tập trung đầu tư hơn, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, củng cố niềm tin, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ”.

Thưa anh, chỉ cần đọc bản Dự thảo báo cáo của Đoàn mà anh viết là biết ngay anh đang sống trong thời bình. Vì chỉ có thời bình thì người ta mới dám dùng nhiều chữ chung chung một cách xa xỉ như thế. Những chữ ấy, anh vặn lại tôi, sai chỗ nào nào, thì tôi thua, vì thật ra chúng chẳng có gì sai cả, nhưng mà anh viết báo cáo thì chắc anh cũng biết, chữ càng to thì che mất những việc làm cụ thể mà đoàn đã làm được những năm qua. Người ta thấy anh “bình” nhiều hơn “báo”. Cứ báo cáo được một dòng thì anh lại bình (có khi) đến cả một cột. Ngay cả phong trào “thanh niên tình nguyện” để tự nhiên đã đẹp đến thế, anh vẫn còn không tự tin mà vẫn phải ca ngợi nó lên đến mức sáo rỗng:

“Màu áo xanh tình nguyện không chỉ thể hiện sự thống nhất về tổ chức, mà còn in đậm trong lòng xã hội về hình ảnh đẹp của người thanh niên Việt Nam tình nguyện, xung kích, sáng tạo trong kinh tế thị trường”.

Quay lại bản báo cáo của thanh niên Nguyễn Ái Quốc ở đầu bài. Chừng đó công việc, nếu giao cho anh – người soạn báo cáo cho đoàn vào những năm 2000, thì chắc đã phải kín 16 trang báo, mà vẫn không biết ai làm được việc nào, việc đã đi cụ thể tới đâu, trong khi Nguyễn Ái Quốc chỉ có 4 cái gạch đầu dòng mà cách mạng vẫn phát triển.

Tôi cũng như anh thôi, tôi làm việc trong một cơ quan đoàn. Đoàn của anh và của tôi mang tên Bác – Người đã mở đầu một cuốn sách mà tôi rất thích - Đường Cách mệnh – gồm những bài học dành cho 75 học viên thanh niên cộng sản của mình, đã viết:

“… nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả”. (Quả có vậy, cái cuốn Đường cách mệnh ấy, nếu Bác mà viết theo văn phong của bản dự thảo báo cáo của BCH TW đoàn mới đăng trên báo vừa rồi, thì chắc chắn 75 hạt giống cách mạng đầu tiên trong lớp học ở Quảng Châu đã chịu, không hiểu nổi, thậm chí mật thám Đông Dương có bắt được tài liệu cũng khó lòng mà đọc cho hết được).

Chúng ta vẫn cứ nói là học tập Bác, nhưng chuyện đơn giản nhất là viết cho gần quần chúng, thật vắn tắt, thật cụ thể thì hình như chúng ta ít làm theo.

Thế đấy, thưa đồng chí soạn văn bản cho Đoàn. Cứ (viết báo cáo theo) cái đà này, thì càng ngày đoàn càng xa dần, để đến cái bản báo cáo công việc của đoàn viên cả nước không thôi, mà thanh niên bình thường, nếu không quen với từ ngữ hội nghị, cũng không len chân vào (hiểu được).

Từ 8 đoàn viên vào buổi sáng sơ khai, cho đến nay số đoàn viên đã hơn 4 triệu. Vâng, nhưng đâu phải vì thế mà số chữ (cũng như sự cầu kỳ về chữ) trong báo cáo cũng phải tăng theo mức độ đó? Và cái công việc mà đoàn chúng ta làm vào thời bình chẳng lẽ vất vả hơn cái thời sơ khai trứng nước đến thế sao? Hay chỉ vì thời bình thì chúng ta rảnh rỗi hơn, có nhiều thì giờ hơn, cả cho người soạn báo cáo lẫn cho những người ngồi suốt những ngày hội nghị chỉ dể nghe và thảo luận báo cáo.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái tâm đời thường

    20/10/2005Phan Chí ThànhCái Tâm con người gắn với đời sống con người. Đời sống dù là của một vĩ nhân hay của một người thường thì cũng cần phải có cái đế sống, tức là phải ăn, mặc, duy trì nòi giống. Vòng đi trở lại, chả thiếu gì những kẻ cao siêu rút cuộc cũng phải thừa nhận cái đời thường thế mà hoá ra to lắm. Có người còn cho là hơn cả sự to: Sống cho trọn một cái đời thường là khó nhất...
  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao

    10/10/2014Song PhanTheo một lối suy ngẫm nào đó, có thể coi những thể ngữ ca dao đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn những cuộc tuyển chọn, nên thường là những điều người hôm nay vẫn tâm đắc, gật gù, thấy chúng. nghiệm đúng với mình. Thế là chúng mang tính triết lý. Triết lý chẳng qua là những kinh nghiệm sống, nghiệm đúng nhiều trường hợp. Nghiệm đúng càng nhiều thì triết lý càng nâng cao...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Bệnh thành tích đã lan rộng!

    07/12/2005Ngọc MinhChạy theo thành tích đã trở thành bệnh - bệnh thành tích. Bệnh này không trực tiếp gây chết người, nhưng có thể làm "chết" một phong trào, làm "chết" sự trung thực, làm "chết" lòng tin và làm "chết" sự phát triển, gây ra tính gian dối, kiêu ngạo...
  • Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”

    27/11/2005Hữu KhánhTrên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", "cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên"... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng...
  • Hứa hay thề?

    21/11/2005Tương LaiChuyện thật mà cứ ngỡ như đùa, mà lại đùa dai! Ấy là chuyện đăng trên trang nhất Tuổi trẻ ngày 15-11-2005: “Thế nào là “lời hứa” của bộ trưởng?”.
  • Đã bắt đầu bàn chuyện thiết thực

    17/11/2005100% thành viên Chính phủ tán thành bỏ việc cấp phép lập website, chỉ yêu cầu đăng ký. "Biết là không cản được, nhưng làm như vậy cũng có phần răn đe trong đó"...
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Mấy điều kinh nghiệm

    01/10/2005X.Y.ZMuốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định. Sau đây là những kinh nghiệm rõ ràng...
  • Phê bình và sửa chữa

    01/10/2005X.Y.ZCán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa. Từ nay, chúng ta cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ...
  • xem toàn bộ