Chúng ta nên sống giả?

03:49 CH @ Thứ Sáu - 01 Tháng Chín, 2006

Còn nhớ lúc nhỏ khi được phát một bảng thăm dò gì đó, lâu qúa nên quên rồi, ở mục “Mơ ước”, tôi ghi “Mơ ước được làm nghề ngoại giao với nước mình”. Đứa bạn bên cạnh còn ghi “Ước được làm cô Hiệu trưởng". Khoảng 15 - 16 tuổi, nhớ lại thấy mắc cỡ, mình viển vông gì đâu. Bây giờ, khi đã ngoài 30, tôi yêu những câu trả lời thật thà khi nhỏ đó biết chừng nào, vả lại xấu hổ vì sao lúc 16 - 15 mình xấu hổ…

Trong việc dám phải biểu ra ước mơ của mình, qủa thực người lớn thua xa trẻ con. Đương nhiên thôi vì sự can đảm của trẻ con thì chưa phải trả giá khiến trẻ con thật thà.

Cách đây đã lâu tôi đọc trên một tờ báo, có một bạn tên Trương Đình Anh nói anh mơ ước thành tỉ phú năm 35 tuổi và thành Thủ tướng ở tuổi 40. Rồi số báo sau, có một bạn tên Trần Công Vĩnh Học viết bài góp ý. Bạn Vĩnh Học thất vọng về Đình Anh trước phát biểu trên và lo âu “Liệu có nên nói ra tất cả những điều chúng ta nghĩ, bất kể người khác sẽ suy nghĩ thế nào hay không.... Và điều nóira ấy có thể làm cho mọi người nghĩ rằng mình là người đam mê vật chất và quyền lực? Mặt khác ước mơ ở đây là mục tiêu, liệu người nói cỏ đủ khả năng, điều kiện cùng bước đi thích hợp để thực hiện điều mình nói một cách chắc chắn không?”.

Chuyện đã lâu rồi. Đình Anh giờ không biết có còn nhớ tới ước mơ ngày xưa không và Vĩnh Học thì đang mơ ước gì… Mọi việc hắn đã phải thay đổi theo tuổi tác, theo kinh nghiệm sống. Nhưng nhớ lại chuyện này. thì tôi vẫn giữ nguyên ý kiến của mình lúc đọc hai tờ báo, đó là không cần bàn sâu đến mơ ước của bạn Đình Anh, thực tế hay không thực tế, chỉ biết, trong hai điều tỉ phú và thủ tướng, theo đúng nghĩa thì không cái nào là xấu cả. Tôi dám chắc rằng với 90% nhân loại, đột ngột một hôm có một bà tiên hiện ra, hỏi: “Cho làm tỉ phú có làm không? Cho làm thủ tướng có làm không?” thì tất cả đều làm hết. Dẫu là ước mơ chính đáng cũng như ước mơ có quyền lực để rộng quyền quyết định cũng là chính đáng, chắc hẳn những công dân nào càng nhiều mong ước vun đắp cho xã hội cũng hiểu được điều đó.

Nhưng ở đây, tôi lại nghĩ nhiều đến gợi ý của bạn Vĩnh Học (lúc đó): vì sự suy nghĩ của người khác, nên chăng chúng ta thủ tiêu suy nghĩ của chúng ta?

Sự thắc mắc này đã đẩy sang một lĩnh vực hoàn toàn khác không phải quyền lực hay vật chất nữa, mà là lĩnh vực đạo đức: chúng ta nên sống giả không?

Quay lại chuyện trẻ con lắc đầu. Nếu cũng “cân nhắc" như Vĩnh Học gợi ý, thì tất cả bản thăm dò có mục “mơ ước” hôm ấy, trong cái lớp. Năm của tôi sẽ chỉ thu được những câu trả lời chán ngắt và giống nhau. đại loại "Mơ ước” thành con ngoan, trò giỏi. Sẽ không ai bắt bẻ được, bởi vì tất cả đều tròn trịa, vừa mức. Tất cả bọn trẻ con hôm ấy sẽ mang gương mặt của những đứa trẻ khiêm tốn chừng mực. Mỗi đứa bé sẽ lặng lẽ ôm ấp những ước mơ, nếu nó không thành công thì cũng chẳng sao. Nếu nó thành công thì lúc đó lại giả bẽn lẽn: “Ô tôi thật không bao giờ mơ tới”- Nhưng may mắn, điều đó không xảy ra ở tuổi ấu thơ, cho nên, ai cũng còn nhớ về một tuổi thơ trong sáng. Điều ấy chỉ xảy ra với thế giới người lớn, đầy thủ thế và khiêm tốn giả tạo, trước mỗi việc làm, câu nói, đều cân nhắc: như thế nãy đã giống được đám đông chưa? Như thế này đã đủ đẹp trước mắt mọi người chưa?

Nếu mỗi cá nhân đều như thế, người ta sẽ có một xã hội giả dối, mặc đồng phục. Tôi vẫn thích một môi trường, ở đó người ta được khuyến khích bây tỏ bản sắc của mình, và sẽ không có sự trừng phạt hay chê cười ở đây, bởi cuối cùng chính mỗi cá nhân sẽ biết chịu trách nhiệm về những gì mình làm và mình nói.

Tôi không biết nhiều về Đình Anh, người (khi đó) có ước mơ tỉ phú và thủ tướng. Tới cũng không biết bây giở anh đã làm được phần nào điều đó không. Tôi cũng không chắc vài năm qua rồi, nhìn lại, anh có thấy lời phát biểu của mình buồn cười hay không buồn cười không... Chỉ biết lúc đó, lúc anh nói ra ước mơ của mình, anh đã chịu áp lực nhiều hơn chúng ta - những người dấu kín mơ ước, không nói ra Đình Anh hẳn đã phải nỗ lực đểlời phát biểu của mình thành sự thực. Vả nếu anh thực thi kế hoạch của mình bằng những đường hướng chính đáng, thì dù không thành công, tôi nghĩ anh cũng đã được sống một đời sống đầy lý thú trong thời gian đó. Vả lại nếu bất kỳ ai đó phấn đấu bằng một phương thức đúng đắn để thành thủ tướng hay tỉ phú, thì nếu không thành, những việc làm của người ấy, trên đường đi chắc cũng sẽ đóng góp nhiều cho xã hội hơn là một người không ôm một ước mơ nào.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Căn bệnh “Bán trời không văn tự”

    29/06/2018Vi ThanhVới những đứa trẻ, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền. Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi...
  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Lương tâm là gì?

    05/04/2018Lương tâm, như từ này cho thấy, là sự ý thức. Nó là loại ý thức đặc trưng – ý thức đạo đức, một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai. Và nó là ý thức có sức mạnh bắt buộc. Chúng ta cảm thấy bị nó thúc ép. Nó ra lệnh cho chúng ta. Nếu chúng ta không vâng phục nó, chúng ta cảm thấy ăn năn hay lo sợ. ...
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Danh - Giá

    10/11/2016Hà Huy KhoáiNgười “danh giá” trước hết phải là người có “danh”, nhưng hình như cái “danh” nào cũng có “giá” của nó cả! Cụ Nguyễn Công Trứ ngay từ khi còn rất trẻ đã viết câu thơ nổi tiếng: Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Ngẫm ra, ý muốn được lưu danh cũng là thói thường của người đời vậy!
  • Hạt đời long lanh

    20/10/2016Phong ThuÝ nghĩ hạnh phúc là giá trị, là những gì đẹp đẽ, lớn lao, cao cả, quý báu của con người - đời người. Để có được hạnh phúc cho mình và dành cho người khác khó lắm. Cần phải thật nỗ lực, phải có những việc, sự học, cống hiến lớn lao cao cả tương ứng với tầm vóc của hạnh phúc mà ta hướng tới...
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cường hào gian giảo, cẩu thả, khó cai trị

    29/07/2015Vương Trí NhànCông việc trong làng, trên thì tiên chỉ không muốn nhìn đến, dưới thì phường lý dịch chẳng qua cũng là con em đầy tớ các kỳ mục, há miệng mắc quai nón. Quyền hành của kỳ mục rất lớn, thế lực rất to. Mà trong hạng này, một hai người phi tay cường hào hách dịch, thì là tay gian xảo điêu ngoa, còn nữa chẳng qua a dua...
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề

    20/03/2015Vương Trí NhànĐọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: bán quẩn buôn quanh, bôi bác giả dối

    28/01/2015Vương Trí NhànViệc buôn bán của ta không được thịnh vượng bằng các nước khác cũng bởi nhiều cớ. Dân ta nhát tính không dám đi xa. Nhiều người cậy có dấn vốn, chỉ ngồi một xó, cái gì cũng chờ người ta mang đến tận nơi, mua tranh bán cướp với nhau, chớ một bước cũng không dám đi đâu cả...
  • Cần biết xấu hổ

    02/11/2014Nhà thơ Hải NhưNhìn ra xã hội hôm nay, chúng ta có nên "báo động” với nhau về một lớp người đã không còn biết liêm sỉ, không còn biết xấu hổ?
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Cần biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ

    27/11/2010Trần Bạch ĐằngCần tạo thế đồng bộ trong thực thi nghị quyết của Đảng và Quốc hội, mỗi ngành, mỗi địa phương đều cần “cắn rứt” trước những điều không hay và biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ. Ngọn lửa phải bùng cao, tỏa rộng và lâu bền. Thời gian sẽ trả lời về quyết tâm của chúng ta...
  • Họ đều là con cháu “các bố” cả

    17/07/2006Kiên ĐịnhMột Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước đã không dưới một lần tâm sự, tại Công ty ông chỉ có già 1/3 nhân viên làm việc có hiệu quả, số này phần lớn được tuyển dụng bằng con đường công khai. 1/3 nữa là con em các vị trong ngành và 1/3 còn lại là do các cấp trên, ngành dọc, ngành ngang hay quan hệ chéo, gửi gắm. Số này vẫn là một ẩn số phức tạp, không ít trường hợp là một gánh nặng...
  • Bàn về Đạo - Lý - Tính

    31/05/2006Đ.H.LCũng như các trường phái triết học cổ điển khác của phương Tây, hễ có lập luận triết lý tất yếu phải có quan niệm về các nguyên lý và nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ, nội dung triết học của Nho giáo cũng có xuất phát điểm lấy cái Lý làm gốc với quan niệm: Thiên địa vạn vật nhất thể...
  • “Văn hóa nhanh chân”

    17/04/2006Trần Đăng TuấnCó một thứ trái với công bằng xã hội - đó là "Văn hóa nhanh chân" chúng ta cần chặn đứng...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Lại chuyện “đồ giả” trong nghệ thuật

    04/03/2006Vũ Duy ThôngGần đây những người hâm mộ văn học – nghệ thuật phải chưng hửng trước hàng loạt vụ ăn cắp tác phẩm nghệ thuật bị phanh phui...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Phiếm luận tiền

    19/01/2006Phan Quốc Hồng (Trung Quốc)Người xưa nói: tiền là "đồng xu”- mùi tanh của đồng, cái danh từ này rất nên thay đổi. Không biết từ lúc nào, tôi trở nên yêu thích tiền đến thế! Hiện giờ đã tới mức "không tiền mất vui" rồi...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Sự thật

    10/01/2006Hà Văn Thịnh..."Một khi cái giả tràn lan thì xã hội phải được cảnh báo nghiêm khắc về sự xuống cấp và tai hoạ trầm kha của văn hoá"...
  • Hậu sinh khả úy

    05/01/2006GS. Tương Lai“Hậu sinh khả úy”, nhưng “khả úy” theo hướng nào? Nếu theo hướng “tre già măng mọc”, “con hơn cha là nhà có phúc” thì chính là đặt niềm tin vào tuổi trẻ, vào thế hệ sẽ đảm đương một cách tốt đẹp hơn, sáng tạo hơn công việc của cha anh...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • xem toàn bộ