Cần biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ

11:18 CH @ Thứ Bảy - 27 Tháng Mười Một, 2010
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII đã khai mạc cuối tháng 10/2010 và vừa kết thúc những ngày tháng 11/2010 vừa qua. Các đại biểu của dân đã chất vấn và các thành viên Chính phủ cũng đã trả lời chất vấn với nhiều nội dung nhạy cảm và cực kỳ quan trọng của đất nước. Có thể nói kỳ họp Quốc hội vừa qua sẽ đi vào lịch sử dân tộc như sự khởi đầu của những cuộc chất vấn "bỏng rẫy" trách nhiệm và sòng phẳng.

Đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm của mình khi được Nhà báo hỏi:Ông có thể bày tỏ băn khoăn và nguyện vọng gửi gắm đến Thủ tướng qua kì họp này”: “Thủ tướng nay tựa như Tể tướng xưa, là nhân vật “thượng đẳng đại thần” có vai trò rất quan trọng đến quốc gia. Câu hỏi sẽ là: “Thưa Thủ tướng, trong khi thực thi quyền năng của mình, có lúc nào ông thoáng tự hỏi mình sẽ để lại dấu ấn gì trong lịch sử hoặc rồi đây lịch sử sẽ viết về mình như thế nào?”.

Đúng là từng giây, từng phút, lịch sử, quy luật Nhân-Quả sẽ ràng buộc chúng ta, nhất là đối với những nhà lãnh đạo đang nắm giữ trọng trách nặng nề là Quản trị đất nước. Nhân dân sẽ quan sát, ngẫm nghĩ và bày tỏ thái độ của mình có lẽ còn khắt khe hơn đại biểu Quốc hội của mình qua từng sự việc, không chỉ giới hạn xem truyền hình trực tiếp các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn như kỳ họp Quốc hội vừa qua.

Trên tinh thần như vậy, chungta.com xin đăng lại bài viết của tác giả Trần Bạch Đằng, đăng Báo Thanh Niên tháng 12/2006 nhân kỳ họp Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 11 (đã 4 năm về trước), đến nay vẫn mang ý nghĩa sâu sắc và còn nóng hổi:


Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 11 kết thúc cùng với một số chỉ đạo trước mắt của Chính phủ đã đáp ứng phần nào mong mỏi của xã hội, đặc biệt các vụ liên quan đến tham nhũng cỡ lớn. Tất cả mọi người đều biết, cái cần thiết hàng đầu của ta là củng cố niềm tin ở sự lãnh đạo đất nước nói chung và công tác điều hành của bộ máy Nhà nước, nhất là của Chính phủ nói riêng về hai khía cạnh hàng đầu: hiệu quảtrong sáng.

Giải đáp được yêu cầu bức xúc đó tức tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển cả vĩ mô lẫn vi mô. Đã gọi là “nhìn thẳng sự thật” thì không thể né tránh sự bất bình của xã hội trước tệ nạn lộng quyền và tham nhũng, trước hiệu quả của quản lý đang gây nhức nhối cho cả cộng đồng, từ hình khối đến những địa chỉ cụ thể - từ vận nước đến số phận của từng con người. Ai cũng thấy sự chỉnh đốn bộ máy và con người là nằm trong tầm tay của chế độ chúng ta và cái độ hư hỏng vừa qua phải nhanh chóng chấm dứt. Thế giới cũng nhìn chuyển động của Việt Nam theo hướng ấy.

Thời gian từ ngày nhân sự mới bắt tay làm việc thật ra quá ngắn, đòi hỏi cách nào đó sẽ không thực tế. Chúng ta đâu có chiếc đũa thần để phút chốc chuyển đổi một cách toàn diện đất nước. Song sự trì trệ vốn không phải chỉ mới xuất hiện và đã hàng chục năm nay, Đảng và Nhà nước vật lộn với nó, có mang lại những thành quả lớn và khích lệ nhưng đồng thời nguy cơ cả tiềm tàng lẫn bộc lộ không bớt gay gắt.

Trong chuyển động bước đầu, chúng ta dễ dàng thấy rằng chuyển động từ trên “dội” xuống là chính, chuyển động từ những sự việc quá rõ ràng trong khi nó chưa phải là sự chuyển động của cả bộ máy và con người. Hằng ngày báo chí đưa tin Thủ tướng ra lệnh việc này, việc kia nhưng thật ít ỏi những tin hệ thống cầm quyền tự phát hiện và xử lý các vụ việc không ổn. Nếu thế thì Chính phủ nào, Thủ tướng nào cũng khó mà phát huy năng lực bởi đây là cuộc chiến đấu không đơn lẻ, không thể theo hiện tượng người lãnh đạo cao nhất “đơn thương độc mã”.

Bước khởi đầu là tích cực nhưng cần tạo thế đồng bộ trong thực thi nghị quyết của Đảng và Quốc hội, mỗi ngành, mỗi địa phương đều cần “cắn rứt” trước những điều không hay và biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ. Ngọn lửa phải bùng cao, tỏa rộng và lâu bền. Thời gian sẽ trả lời về quyết tâm của chúng ta...

Nguồn:Thanh Niên
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hạt đời long lanh

    20/10/2016Phong ThuÝ nghĩ hạnh phúc là giá trị, là những gì đẹp đẽ, lớn lao, cao cả, quý báu của con người - đời người. Để có được hạnh phúc cho mình và dành cho người khác khó lắm. Cần phải thật nỗ lực, phải có những việc, sự học, cống hiến lớn lao cao cả tương ứng với tầm vóc của hạnh phúc mà ta hướng tới...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

    25/11/2010Vũ ThoảngKhuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" đã trở thành thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Khó và không khó

    17/06/2006Văn BôngGiáp ranh không phải cái vô hình mà là cái hữu hình. Ở đô thị giáp ranh giữa các quận các phường, tội phạm và kẻ xấu hay tụ tập vì chính quyền bên này ngóng chính quyền bên kia ra tay – Cái giây phút chần chừ ấy thường là dân cư mất yên ổn...
  • Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

    07/06/2006Nguyễn KiênXã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại...
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Sự nhạy cảm -một nguồn vốn quý ở thế kỷ XXI

    11/01/2006Thanh ThảoSự nhạy cảm là cái tiên thiên, là "nguồn vốn tự có” trong con người, nhưng chúng được phân bố không đều nhau ở tất cả mọi người. Đó cũng là bí quyết của muôn vàn sự khác biệt...
  • Sự thật

    10/01/2006Hà Văn Thịnh..."Một khi cái giả tràn lan thì xã hội phải được cảnh báo nghiêm khắc về sự xuống cấp và tai hoạ trầm kha của văn hoá"...
  • Tại sao gọi một điều gì đó là tội?

    17/12/2005“Tội” về cơ bản không phải là một thuật ngữ pháp lý hay đạo đức. Nó là một thuật ngữ tôn giáo nhắm tới hành vi của con người phạm tới Thiên Chúa. Ngoài ý thức về linh thánh và uy nghi của Thiên Chúa, “tội” chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đâu thiếu vắng ý thức này, thì không có phán đoán về tội, bất chấp điều gì một cá nhân có thể làm hoặc không làm.
  • Không được phép!

    15/12/2005Lưu QuangRất có thể các cầu thủ U23 đã phản bội, như đứa con hư nhẫn tâm bán đứng bà mẹ nghèo. Nhưng vì sao họ lại có thể làm cái việc “coi trời bằng vung” ấy? Chẳng lẽ họ không hiểu rằng có những ranh giới không được phép vượt qua: Tổ quốc-Danh dự - Lòng tự trọng
  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Xung đột giữa lý trí và tình cảm

    24/08/2005Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. ...
  • xem toàn bộ