Lòng tự trọng

12:20 CH @ Thứ Bảy - 18 Tháng Ba, 2006

Thủ tướng Hàn Quốc Lee Hae Chan vừa nộp đơn xin từ chức, và được Tổng thống Roo Moo Hyun chấp nhận. Lý do vô cùng đơn giản: ngài thủ tướng bỏ đi chơi đánh gôn, trong lúc lẽ ra phải ngồi tìm biện pháp giải quyết cuộc đình công của nhân viên ngành đường sắt xảy ra ngày 1.3.2006 trong cả nước (hôm ấy là ngày nghỉ lễ của Hàn Quốc).

Thủ tướng Lee năm nay 53 tuổi, mới đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Hàn Quốc chưa đầy hai năm. Trước khi từ chức, ông Lee đã công khai xin lỗi tổng thống, Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc.

Việc từ chức của người đứng đầu khi lĩnh vực, ngành do mình phụ trách xảy ra sự cố nghiêm trọng, gây thiệt hại, tổn thất về tài sản, nhân mạng, uy tín của chính phủ... là chuyện bình thường của thế giới, nhất là ở các nước phát triển.

Ở đó, các chính khách và những người có “vai vế” trong xã hội thường có lòng tự trọng cao; khi thấy bản thân không hoàn thành chức trách, luôn tự giác xin từ chức, không để cho người khác phải chê trách hoặc tỏ thái độ bất tín nhiệm. Khi xảy ra một tai nạn giao thông nghiêm trọng, tất nhiên chỉ là sự cố ngoài ý muốn, bộ trưởng giao thông hoàn toàn vô tội, nhưng họ vẫn xin từ chức vì trách nhiệm quản lý chưa chu toàn!

Vụ công nhân ngành đường sắt ở Hàn Quốc bãi công, chắc chắn Thủ tướng Lee không bao giờ muốn xảy ra; đánh gôn cũng không phải là một cái tội, chẳng qua ông chơi thể thao không đúng lúc, nên phải chấp nhận đánh đổi bằng chiếc ghế thủ tướng vì bị đánh giá là chưa thể hiện đầy đủ tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc. Dù sao hành động từ chức ấy cũng thể hiện được lòng tự trọng của một người có nếp giáo dục tốt.

Trông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!).

Xin nêu vài ví dụ điển hình: Ở Ủy ban TDTT, Phó chủ nhiệm Lương Quốc Dũng ăn chơi sa đọa, hiếp dâm trẻ em, phải ngồi tù (chưa kể những vụ việc khác); vụ mua bán quota ở Bộ Thương mại với tội “nhận hối lộ” của Thứ trưởng Mai Văn Dâu, Mai Thanh Hải (con ông Dâu) và một số cán bộ khác; vụ “phá tiền Nhà nước” (tiền vay nợ nước ngoài) ở PMU 18 - Bộ Giao thông vận tải của Bùi Tiến Dũng và đồng bọn khiến dư luận cả nước bất bình, phẫn nộ v.v...

Sau tất cả những vụ việc ấy, chưa thấy người đứng đầu nào xin từ chức hoặc bị cách chức như các nước tiên tiến khác đã làm! Phải chăng lòng tự trọng là một thứ “của hiếm” ở nước ta? Ước gì có ai đó đứng ra làm một cuộc điều tra xã hội học, thử bỏ phiếu tín nhiệm những người đứng đầu các ngành có nhiều vụ tiêu cực “nổi cộm”, thử xem quý vị ấy còn được cán bộ, đảng viên bình thường và nhân dân tín nhiệm mấy phần trăm?

Thực tế đã chỉ ra cho chúng ta thấy: ở nước nào mà quan chức có lòng tự trọng cao, dám mạnh dạn từ chức khi không làm tốt nhiệm vụ, nước đó luôn phát triển lớn mạnh.

Nguồn:Thanh Niên
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • Từ chức: sao khó vậy?!

    18/04/2014Mạnh Cường - Hồng Hạnh“Tôi xin từ chức”- một câu nói rất đỗi ngắn gọn. Hàng ngày, hàng tháng có biết bao những sai phạm của các vị lãnh đạo ở nhiều cơ quan, đơn vị, gây ra hậu quả không nhỏ. Thế nhưng, câu nói ngắn gọn ở trên nghe vẫn cứ... “lạ tai” làm sao.
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

    25/11/2010Vũ ThoảngKhuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" đã trở thành thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
  • Áp lực để khó từ chức?

    24/11/2010Lương Bích Ngọc - Ngọc NhungRất nhiều người cảm thấy khó khăn trước sự lựa chọn: NÊN hay KHÔNG từ chức? Vậy đâu là những lực cản chính? Làm thế nào để việc từ chức được coi là bình thường từ phía người phải từ chức và dư luận xã hội?
  • Lại chuyện văn hoá từ chức

    04/11/2010Hà Văn ThịnhChuyện ở xứ Hàn. Vì điên khùng bất chợt, một anh lính rút súng bắn chết 8 người. Ông bộ trưởng quốc phòng từ chức. Ông bộ trưởng không hề biết người lính ấy thuộc ông quản lý, có thể bị điên. Nhưng ông ta nghĩ, nhất định mình phải chịu trách nhiệm...
  • Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng

    12/02/2006Nguyễn TrungNgười tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến. Sự "cố thủ" của một số người sẽ triệt tiêu cơ hội cho những người tài - với nghĩa là cả đức và tài - được thể hiện mình trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.
  • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

    16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
  • Bệnh thành tích đã lan rộng!

    07/12/2005Ngọc MinhChạy theo thành tích đã trở thành bệnh - bệnh thành tích. Bệnh này không trực tiếp gây chết người, nhưng có thể làm "chết" một phong trào, làm "chết" sự trung thực, làm "chết" lòng tin và làm "chết" sự phát triển, gây ra tính gian dối, kiêu ngạo...
  • Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”

    27/11/2005Hữu KhánhTrên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", "cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên"... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Phê bình và sửa chữa

    01/10/2005X.Y.ZCán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa. Từ nay, chúng ta cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ...
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • xem toàn bộ