Họ đều là con cháu “các bố” cả
Một Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước đã không dưới một lần tâm sự, tại Công ty ông chỉ có già 1/3 nhân viên làm việc có hiệu quả, số này phần lớn được tuyển dụng bằng con đường công khai. 1/3 nữa là con em các vị trong ngành và 1/3 còn lại là do các cấp trên, ngành dọc, ngành ngang hay quan hệ chéo, gửi gắm. Số này vẫn là một ẩn số phức tạp, không ít trường hợp là một gánh nặng.
Chuyện của anh bạn tôi là mộthiện tượng cá biệt trong hệ thống các cơ quan Nhà nước hiện nay. Khi những cơ quan hưởng lương ngân sách hoặc sự ưu ái của ngân sách được coi là nơi lý tưởng để gửi gắm con em mình. Một thuật ngữ khá thông dụng là "nhà trẻ Trung ương" đã được hình thành từ mấy chục năm nay để phiếm chỉ những doanh nghiệp Nhà nước, những cơ quan công quyền có năng lực ban phát cơ chế cho các doanh nghiệp mà không có nó, khó đứng vững trong cạnh tranh.
Những nhân viên "nổi tiếng" mà không tên
Hiện tượng nhiều phòng ban ở các Bộ, Ban, Ngành, Thành phố, Thị xã, Huyện, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ phải tiếp nhận con cháu các vị quan chức vào các "nhà trẻ Trung ương", như đã nói ở trên đã trở thành phổ biến tới mức hình thành một bộ phận nhân viên không có tên. Họ chỉ được biết đến như "Con ông X, cháu bà Y". Nhưng họ lại là những người khá "nổi tiếng" và thậm chí còn nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. "Anh còn nhớ thằng H không, bố nó nay làm trưởng cục Z..."Câu nói này nghe mãi thành quen, khiến những "cậu ấm" "cô chiêu” vẫn thường lấy chức sắc của bố mẹ mình để giới thiệu với bạn bè. Thậmchí, khi giới thiệu với một người mới quen, kèm theo tên là lý lịch của "ông bô" hiện đang đảm đương một chức vụ, một vị trí làm ăn nào đó trong Tỉnh hoặc trong Bộ.
Từ chỗ không quan tâm đến cái tên của bản thân, việc tiêu tiền do bố mẹ chu cấp cũng trở thành một thói quen và coi đó là điều đương nhiên. Cũng ít khi tìm thấy ở họ một thái độ thành kính khi nói về cha mẹ của mình những người có chức, có quyền và có tiền, với một giọng, biết ơn. Họ cười cợt thế hệ già rất thản nhiên và coi đồng tiền cha mẹ cho họ ăn chơi nhẹ như lông hồng. Đa số cũng đã có dịp ra nước ngoài, sang các nước phương Tây học hành hoặc ăn chơi, nên họ cũng có thêm độ tự tin đáng nề trong chuyện phê phán những điều "dở hơi" đãtừng gặp và không ngại ngần chỉ trích những điều chưa hài lòng. Sự tự tin khi sở hữu tên tuổi bố mẹ, sự tự tin của việc tiêu tiền cộng với sự tự tin của những nhãn mác mà họ mua sắm được bằng con đường du học khiến không ít người ngộ nhận bản thân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn ra những bi kịch được dư luận biết đến trong thời gian gần đây.
Xung quanh vụ án PMU 18 là một ví dụ điển hình. Những mắt xích quan hệ của nguyên Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến với một số quan chức Văn phòng Chính phủ cùng rất nhiều Bộ, Ngành, Tỉnh, Thành và việc vợ, anh em, con cháu họ đảm đương các chức vụ quan trọng, các chức vụ "ho ra bạc, khạc ra tiền" là một chuyện. Rồi, anh, em, cháu chắt ông Thứ trưởng này, kể cả đã có án phạt từ, kể cả chẳng cần học hành gì, cũng đảm đương những chức vụ đặc biệt khác cũng là một chuyện.
Những đứa con tai tiếng
Không phải người con nào của người thành đạt cũng đều nối gót được sự nghiệp của bố mẹ mình. Một số người chỉ là cái bóng của bố trong cả cuộc đời dài dằng dặc mà không biết sử dụng quỹ thời gian quý báu đó để làm nổi một việc gì cho ra hồn. Tuy nhiên, đó chưa phải là trường hợp tệ hại nhất. Chịu làm cái bóng của bố mẹ tuy không vẻ vang nhưng chưa phải đã đáng lên án. Trường hợp tệ hại hơn là sử dụng cái bóng đó để làm những điều trái với luân thường đạo lý, bị xã hội lên án. Có thể dẫn ra đây một vài trường hợp khá điển hình:
Bùi Tiến Dũng, Tổng giám đốc PMU 18 là một ví dụ. Là con một vị cán bộ cấp cao trong quân đội, Bùi Tiến Dũng đã từng được học hành chu đáo và trải qua những thời hàn vi như hầu hết những người dân bình thường khác. Để đảm bảo cho cuộc sống gia đình, thời bao cấp, người ta đã từng chứng kiến Dũng lam lũ bươn chải kiếm sống nuôi gia đình. Những tưởng, cuộc đời Bùi Tiến Dũng sẽ trưởng thành theo chiều hướng tốt đẹp. Thế nhưng công danh, chức quyền và những khoản tiền bạc do chức quyền mang lại đã từng bước biến Bùi Tiến Dũng thành một kẻ sùng bái quyền lực, coi tiền bạc như rác.
Chuyện ăn chơi, cờ bạc của Bùi Tiến Dũng đã làm tốn không biết baonhiêu mực của báo chí. Trượt dài theo sự tha hóa, Bùi Tiến Dũng đã trở thành một con bạc khát nước, một quan chức hám sắc, bất chấp luật pháp và cuối cùng là rơi vào lưới pháp luật lúc nào không hay.
Một nhân vật khác cũng không kém phần nổi tiếng là Mai Thanh Hải - con trai nguyên Thứ trưởng Thương mại Mai Văn Dâu. Được sinh ra trong một gia đình có mức sống vượt trội so với bè bạn, Mai Thanh Hải không coi trọng chuyện học hành mà chạy đua theo các kiểu ăn chơi thời thượng. Học hết phổ thông, không thi đỗ vào Đại học, năm 1994. Mai Thanh Hải vào làm nhân viên
Sau khi học hết tại chức, Mai Thanh Hải được bố đưa về công tác tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu Hà Nội (thuộc Bộ Thương mại). Hải là khách
Sản phẩm của hệ thống cơ chế
Một số người thành đạt nhưng vẫn chưa thoát ly được cách nghĩ của người sản xuất nhỏ, nhanh chóng tựmãn và không đầu tư chăm sóc cho thế hệ mai sau. Văn hóa này vô tình đã thấm sâu vào nhân cách con cái. Hơn thế, từ vị thế có được trong họ thiết lập các quan hệ làm ăn, tạo dựng cho con cái những “dây quan hệ”. Khi đã vào dây với nhau, việc kiếm tiền không hẳn do chính sức lao động của chính mình mà là do những sự bắt tay thỏa hiệp mang lại. Đó cũng là lý do để họ khó đứng vững trước những cám dỗ, dễ bị lôi kéo vào những cuộc ăn chơi. Nguồn tích lũy của cha ông đểlại không phải là cái kho vô tận. Để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, khi tài năng có hạn. con đường tất yếu mà họ phải đến là phạm pháp. Trường hợp của Bùi Tiến Dũng và Mai Thanh Hải chỉ là phần nổi của tảng băng. Trao đổi với một đồng nghiệp ở nước ngoài, anh cho rằng: Hiện tượng "nhà trẻ Trung ương" sẽ dần mất đi, khi kinh tế tư nhân lớn mạnh hơn và mọi vấn đề xã hội trở nên công khai và minh bạch. Cũng như thế, nền kinh tế càng hiện đại, càng minh bạch thìCông ty dù là nhà nước hay tưnhân sẽ cần người được việc chứ không phải cần nuôi trẻ là con ông to để nhờ vả.
Một điều đương nhiên phải thừa nhận là, những "cậu ấm", "cô chiêu”, được sinh ra trong những gia đình thành đạt trước hết họ được thừa hưởng gien di truyền từ bố mẹ, đó là chưa nói đến kinh nghiệm, trường đời mà bố mẹ có thể truyền đạt chia sẻ. Với đầu óc sáng láng, với một vốn học vấn không đến nỗi khi bị quăng ra đời phải tự bơi, thì các bạn trẻ này vẫn sống trong "nhà trẻ Trung ương" sẽ hoàn toàn có thể tự lập và làm nên một sự nghiệp cho riêng mình.
Vấn đề là trước mắt họ chẳng tội gì phải tự lo thân, vì cơ chế của cuộc chơi đang nuôi dưỡng cách sống như thế. Và các tầng lớp nhân dân vẫn phải đóng thuế để nuôi họ như một thứ dịch vụ giá cao, đầu tư quan hệ mà phần lãi là tùy thuộc vào sự giác ngộ của những cậu ấm, cô chiêu quen ỷ thế bố, chú, bác, anh, chị.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh