Phiếm luận tiền
Sắp tới Tết rồi, đứa con lớn vội đi đổi về mấy xấp tiền mệnh giá thấp mới toanh, đưa cho tôi một ít để tiện lì xì. Tôi tiện tay lật xem, cả xấp tiền mới cáu nguyên sê ri phát ra một mùi hương rất đặc biệt, phảng phất như mùi sách mới nhưng hấp dẫn và đáng yêu hơn nhiều.
Người xưa nói: tiền là "đồng xu”- mùi tanh của đồng, cái danh từ này rất nên thay đổi. Không biết từ lúc nào, tôi trở nên yêu thích tiền đến thế! Hiện giờ đã tới mức "không tiền mất vui" rồi.
Đời Tấn, “Vương Diễn truyện" chép rằng: “Diễn miệng không giờ nói đến chữ "tiền", người vợ thừa lúc Diễn ngủ mới sai nô tỳ đem tiền rải quanh giường, Diễn thức dậy không bước xuống được bèn kêu nô tỳ rằng: "Mau dẹp cái vật chắn này đi", từ đó tiền còn gọi là "cái vật chắn" (a đố vật). Lúc nhỏ đọc chuyện này tôi rất khâm phục, cũng muốn bắt chước cái phong cách khinh thường tiền bạc ấy của Vương Diễn. Sau này trưởng thành, biết được tính quan trọng của tiền, đồng thời cũng hiểu rằng muốn học theo Vương Diễn thì điều kiện tối thiểu là phải có "nô tỳ" để mà kêu. Bây giờ tôi rất mong có người mang cái "a đố vật" kia rải quanh giường tôi, tôi sẽ bừng tỉnh ngay và tự tay động thủ hết tiền mà không cần phiền tới bất cứ ai.
Có người nói "tiền không phải là vạn năng", hoặc "Tiền là cội nguồn của mọi tội ác", tôi hết sức phản đối, những người ấy thật kỳ thị đồng tiền. Có người bạn chuyển cho tôi một bức tranh hài hước về tiền, vì chữ viết trên tranh là Anh văn nên tôi dịch thẳng như sau:
Tiền:
Có thể mua nhà, không thể mua được tổ ấm gia đình
Có thể mua đồng hồ, không thể mua được thời gian
Có thể mua chức quyền, không thể mua được sự kính trọng
Có thể mua nệmgối, không thể mua được giấc ngủ
Có thể mua tình dục, không thể mua được tình yêu
Có thể mua sách vở, không thể mua được tri thức
Có thể mua thuốc men, không thể mua được sức khỏe
Có thể mua máu, không thể mua được sinh mệnh
Bạn xem! Tiền không phải là vạn năng. Nó còn thường mang đến cho bạn đau khổ và vất vả.
Tôi nói với bạn những điều nàyvì tôi là bạn của bạn. Chínhvì tôi là bạn của bạn nên tôi muốn giúp bạn trừ bỏ sự đau khổ và vất vả. Hãy đưa hết tiền của bạn chotôi, tôi sẽ thay bạn mà gánh vác.
Cash giấy please!(xin miễn dịch câu này)
Hình như còn thiếu một câu "Tiền có thể mua bánh mì, không thể mua được tình yêu”, nhưng có lẽ người vẽ tranh cảm thấy rằng tình yêu vốn có thể dùng tiền mua được nên không xếp vào.
Thực ra tiền là nguyên tố chủ yếu trong gia đình. Nhà nào không tiền thì thật là bi đát, dù phu thê có ân ái mặn nồng đến mấy mà hằng ngày phải vất vả chạy vạy gạo củi muối đầu, thì tình yêu há bay màu chẳng mấy chốc. Cái gọi là "Bần cùng phu thê vạn sự ai" là sự thật không cần tranh luận. Có tiền không chỉ mua được thời gian và tri thức mà còn rất nhiều thứ khác. Tôi mỗi ngày phải đem cái hiểu biết 8 đấu của mình để đổi lấy tiền mua 5 đấu gạo, đem 1/3 thời gian đổi lấy chút lương còm mà vẫn phảphụ thuộc vào ông chủ trọc đầu, béo bụng, vô học. Có tiền đương nhiên là được mọi người tôn trọng. Bạn không thấy trong vận động từ thiện có rất nhiều người chỉ đưa tay ra là quyên bằng cả số tiền lương hơn 10 năm của tôi, làm sao tôi không bái phục chứ. Không có tiền, khó ngủ, mà còn khó giữ được sức khỏe. Mỗi khi nghĩ đến giá thuốc cao như hiện nay là tôi toát mồ hôi hột.
Nói đến tiền sẽ có người cảm thấy lực, không được thanh cao, cho rằng không màng vật chất mới là phong nhã.Trong văn xưa nói nhân, nói nghĩa, nói đạo, nói đức; thơ thì nói phong, nói hoa, nói tuyết, nói nguyệt, hầu như không nói đến tiền. Lúc cơ hàn, cùng lấm thì chỉ ta thán vài câu mà thôi. Trong xã hội hiện nay thì mọi thứ đều cần có tiền, không tiền thì chẳng thể có nhã hứng. Có thơ làm chứng rằng: "Thư họa cầm kỳ thitửu hoa, khôngtiền thì đố kiếm cho ra".
Tiền là thứ rất có tính hợp quần, thường tập trung tới chỗ đông, nên bạn có nhiều tiền thì tiền đến càng nhiều; bạn càng cạn túi thì nó ra đi càng nhanh. Tiền cũng là thứ rất ghét nghèo sợ giàu, bạn càng nghèo thì càng lệ thuộc nó, bạn càng giàu thì nó càng thần phục bạn, để bạn tùy nghi sử dụng. Vì vậy chúng ta phải hiểu chính xác đặc tính của tiền, cố gắng khống chế nó, sử dụng nó, để cuộc sống thêm mỹ mãn.
Sau cùng, xin khuyên thêm một câu: Đừng để 3 ngày không tiền. Nếu không sẽ có người cảm thấy lời nói của bạn vô vị, mặt mũi đáng ghét, tránh và xa bạn.
Than ôi! Tiền hề! Lại phải ngâm câu thơ của Lưu Bán Nông:
Gió may lay động trên đầu tóc
Ta biết làm sao thoát được “em”!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu