Hậu sinh khả úy

08:54 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Giêng, 2006

“Hậu sinh khả úy”, nhưng “khả úy” theo hướng nào ?

Nếu theo hướng “tre già măng mọc”, “con hơn cha là nhà có phúc” thì chính là đặt niềm tin vào tuổi trẻ, vào thế hệ sẽ đảm đương một cách tốt đẹp hơn, sáng tạo hơn công việc của cha anh.

Nhưng cũng đừng quên rằng, còn sự “khả úy” của những người vốn sợ rằng bọn hậu sinh không chịu theo nề nếp và đạo lý của cha anh! Ấy là những người tôn thờ cái triết lý “cha còn sống thì xem xét chí, cha đã mất thì xem xét hạnh,ba năm không có gì đổi khác với đạo của cha, có thể gọi là hiểu rồi đấy” (Luận ngữ, thiên Học nhi). Mà chữ hiếu vốn được các cụ ta xưa dạy rằng “niệm chữ hiếu cho tròn một tiết, thì suy ra trăm nết đều nên”!

Để giữ được đạo hiếu, triếtlý nói trên rất sợ lớp “hậu sinh" thay đổi cái đạo của các bậc "tiên sinh", cho nênmới nêu lên một nguyên lý ứng xử mà thế hệ con em phải thực thi "nối tiếp, làm theo,không bao giờ thayđổi "(kế, thuật vô cải). Không phải chí “ba năm không thay đối". Theo cụ Khống, tuổi từ 40-50 là một cái mốc, lớp hậu sinh đến cái tuổi ấy mà vẫn khôngcó sựđổi khácthì không còn có gì "đáng sợ” nữa, có thể trao cơ đồ sự nghiệp được rồi.

Ấy thế nhưng, trong cuốn "Đại học", Tăng Sâm lại dẫn chuyện vua Thang mở đầu triều đại nhà Thương, đã khắc vào chậu tắm rửa của mình câu châm ngôn “cấu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân" (Ngàymới, ngày ngày mới, lại ngày mới). Phải hiểu ý tứ sâu xa của câu châm ngôn ấy là giữ cho “cái đã có”, lúc nào cũng y nguyên như lúc đầu, giữ cho cái mới đầu tiên lúc nào cũng mới như thế. Theo câu châm ngôn này thì cái mớichính là cáicũ lúc vừa nảy sinh ra, chưa từng vướng bụi, dính rêu của thời gian.Vậy là phải biết hướng vào quá khứđể tìm ra cái mới banđầu, và một khi đã tìm thấy rồi thì phải giữ chịt lấy nó.Ra thế, “duy tân”cần được hiểu là duy trì, giữ gìn cái mới ban đầu cứ mới mãi, giữ cho cái mới ngày đầu cứ ngày ngày mới, rồi lại ngày ngày mới. Cứ giữ được như thế thì không còn lo đám hậu sinh đòi “canh tân", đòi "cách tân” đòi “đổi mới”, đòi “sáng tạo”. Thì ra “duy tân”gắn liền với “hiếu cố” *! Hóa ra những người đề xướng quan điểm “duy tân" kiểu này lại là những người phục cổ, luôn luôn quay đầu về xưa, coi xưa hơn nay, vì vậy lấy xưa làm chuẩn. Mà đã lấy xưa làm chuẩn, “ông bảy mươi phải học ông bảy mốt” thì làm sao tin vào lớp trẻ được đây ?

“Hậu sinh khả úy" được hiểu theo hướng này thì quả là nguy trọng thời buổi mà nhịp sống biến đổi từng ngày, khoa học công nghệ tiến như vũ bão, nhũng đột phá kiểu thác lũ trong nhiều lĩnh vực đã diễn ra và sẽ diễn ra ngày càng dồn dập. Càng ngày người ta càng cảm nhận được những bất ngờ đang chờ đón con người ở phía trước. Một phát kiến vừa được đăng quang, một thành tích vừa được tôn vinh đã nhanh chóng bị lu mờ vì những phát kiến mới, nhữngthành tích mới xuất sắc hơn.Trong một môi trường kinh tế, xã hội thường xuyên biến động, liên tục đối thay, một thuận lợi cho hôm nay chưa chắc đã là thuận lợi cho ngày sẽ đến, một thất bại vừa vấp phải có thể là kinh nghiệm quý báu cho đoạn đường sắp đi. Vì vậy không thể đòi hỏi những tri thức mình vừa có phải là tri thức chắc chắn, là tuyệt đối chính xác chứ chưa nói đến những tri thức vốn đã bị cuộc sống vượt qua! Càng ngày người ta càng cảm nhận được cái nghịch lý về tính mềm dẻo và sinh khí của cuộc sống thường chứa đựng trong cái khôngchắc chắn của tri thức đãcó, nhưng rồi chính cái không chắc chắn đó lại buộc phải tuân theo sự cứng nhắc phố biến của các luậtchắc chắn về cái khôngchắc chắn**.

Không bứt phá ra khỏi nghịch lý đó, trí tuệ của con người sẽ bị đóng khung trong những tri thức cũ kỹ, lạc hậu và lỗi thời, tự giam mình trong cái vòng luẩn quẩn “conkiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào" thậm chí có thể rơi vào nguy cơ “kiến trong miệng chén"!

Phạm Văn Đồng có một câu nói đáng được đào sâu để từ đó tạo ra một xung lực, một cảm hứng sáng tạo, bứt phá, vươn về phía trước bằng sự tìm tòi can đảm: “chúng ta đang gánh vác một trọng trách chua có tiền lệ, chúng ta đangđi trên một con đường chưa có bản đồ”***(VHVĐM, 1994, tr.67). Nếu đã có một bản đồ đã được vạch sẵn thì tuổi trẻ cần gì phải tìm tòi, khí phách Trần Quốc Toản bóp nát quả cam trong tay lúc nàokhông hay chỉ là chuyện trò đùa thừa thãi. Nếu mọi bài toán của cuộc sống đều có sẵn lời giải tối ưu thì cần gì phải đề xướng cái triết lý "con hơn cha" vì cha đã giỏi giang lo toan mọi thứ, cỗ đã bày sẵn, xinmời. Phải chăng, cuộc sống không hề có những cẩm nang luyện thi ghi sẵn cách giải tối ưu cho những bài toán luyện học trò. Cầu mong cho tuổi trẻ của chúng ta không phải đối diện với tâm lý "khả úy" đối với lớp hậu sinh theo chiều hướng đáng buồn vừa nói.

C. Mác quả đã thật tiên tri khi ông khuyến cáo: "Ngoài những tai họa của thời đại hiện nay, chúng ta còn phải chịu đựng cả một loạt những tai họa kế thừa do chỗ các phương thức sản xuất cổ xưa lỗi thời vẫn tiếp tục sống dai dẳng với nhũng quan hệ chính trị và xã hội trái mùa do chúng đẻ ra. Chúng ta đau khổ không những vì những người đang sống, mà còn vì những người đã chết nữa. Le mort saisit le vif ! (Người chết nắm lấyngười sống!)". Ông cũng đã từng nói đến truyền thống của các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống. Và ông đòi hỏi “làm sống lại những người đã chết để ca ngợi những cuộc đấu tranh mới, chứ không phải là để nhai lại những cuộc đấu tranh cũ, là để đề cao trong tưởng tượng một nhiệm vụ nhất định chứ không phải để trốn tránh việc giải quyết nhiệm vụ ấy trong thực tế". Do vậy, ông khẳng định một cách dứt khoát: "Các cuộc cách mạng trước kia cầncó những sự hồi tưởng đến những sự kiện lịch sử toàn thế giới của quá khứ để tự đánh lừa mình về cái nội dung của chính mình. Cách mạng của thế kỷ XIX phải đểcho những nguồn đãchết chôn cất những ngườichết của họ, để làm sáng tỏ cho mình cái nội dung của chính mình... Cuộc cách mạng của từ thế kỷ XIX chỉ có thể tìmđược thihứng của mình ởtương lai, chứ không phải ở quákhứ ****.

Vậy còn với thế kỷ XXIthì thế nào? Hơn 150 năm đã trôi qua từ ngày Mác viết những dòng nói trên, và cuộc tăng tốc của những thời đoạn lịch sử sau Mác, đặc biệt là chặng cuối của thế kỷ XX càng làm đậm nét ý tưởng Mác: phải tìm thi hứng của cách mạng, của phát triển ở tương lai chứ không phải ở quá khứ. Cũng vì thế mà càng kinh ngạc về cái tầm tư duy của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc, năm 1924 đã nghĩ được rằng: "Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung” cơ sởlịch sử của chủ nghĩa Mác bằngcách đưa thêm vàođó nhữngtư liệu mà Mác ớthời mình không có được”***** Và 76 năm đã trôi qua kể từ khi nhũng ý tưởng đó đã được viết ra, những " tư liệu”cần phải "đưa thêm vàosẽ còn phong phú, bất ngờ và hấp dẫn biết bao nhiêu.Những “tư liệu” mà cho dù những đầu óc giàu trí tưởng tượng nhất của những năm đầu thế kỷ XX cũng không thể nào hình dung nổi . Sau cái A thì phải là cái khác với cáiA, nhưng khác như thế nào thì chưa thể biết chính xácđược, đó là lập luận của nhà xã hội học Daniel Bell đưa ra năm 1973 để dự báo về sự xuất hiện của xã hội "hậu công nghiệp". Ấy vậy mà chỉ sau hai thập kỷ, giờ đây người ta đã có thể đặt tên cho cái xã hội hậu công nghiệp ấy là xã hội thông tin,xã hội trí thúc.Đặt được tên không có nghĩa là đã hiểu được tường tận và thấy hết được những diễn biến và phát triển đầy bất ngờ của nó. Những tri thức mà con người tích lũy được trong thế kỷ vừa qua, đặc biệt là trong hơn hai mươi năm cuối để bước vào thế kỷ XXI này bằng tổng toàn bộ tri thức khoa học tích lũy được trong lịch sử của loài người từ đó trở về trước. Và người ta dự báo rằng, khối lượng tri thức ấy sẽ lớn gấp đôi trong thế kỷ sau. Điều mà Nobert Wiener, cha đẻ của ngành điều khiển học, dự báo đã đang...được chứng minh: "chúng ta đang làmbiến đổi môi trường của ta đến tận gốc rễ đếnmức rồi ta phải tự biến đổi chính mìnhđê tồn tạị được trong môi trường mớiđó". Sự thay đổi vĩ đại nhất sẽ là sự thay đổi về tri thức, về ý nghĩa của tri thức, về trách nhiệm của tri thức và về đặc điểm của con người có giáo dục. Cho nên, Bill Gates có lý khi cho rằng ngày nay, chuẩnmực chính là sự thay đổi.

Hạnh phúc lớn của tuổi trẻ hôm nay là được đối diện với một cơ hội lớn lao nhất và cũng là thách thức ghê gớm nhất đối với dân tộc ta, đối với mỗi một chúng ta để hoặc là phát triển, đi về phía trước hoặc là chậm bước, tụt lại phía sau trong nhịp tăng tốc của thế kỷ mới.Để xứng đáng với sự nghiệp của ông cha đã dày công vun đắp bằng núi xương, sông máu, lớp "hậu sinh" phải nối chí ông cha bằng trí tuệ mới, bản lĩnh mớicủa người khám phá và sáng tạo trong một sự nghiệp chưa có tiền lệ.

Dòng sông lịch sử đến quãng nước lợ, pha vị mặn của biển cả, trên hành trình mới, bên cạnh những kinh nghiệm sông nước của cha anh dồn góp, lớp trẻ hôm nay cần phải có la bàn đi biển, phải có bản lĩnh và trí tuệ căng buồm đón gió đại dương.


* Xem Quang Đạm “Nho giáoxưa và nay”Nxb Văn Hóa 1994, tr. 67 -174 và 417, 420

**Xem Phan Đình Diệu, " Tri thứclà gì ?”Tạp chí Xã hội học số 4/1998.

*** Phạm Văn Đồng " Văn hóa và đốimới”Nxb CTQG 1994, tr. 67.

**** Các Mác. Toàn tập.Nxb CTQG, 1993, tập 23 tr.19, 20 và tập 8 tr. 145, 148

***** Hồ Chí Minh. Toàn tậpTập , Nxb CTQG 1995. tr 465.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Ý nghĩa của tự do

    04/12/2013Dr. Mortimer J. AdlerTrước khi tôi thử trình bày những gì làm cho ý niệm tự do có ý nghĩa sâu xa trong đời sống con người, hãy cho tôi thử truyền đạt một số cảm tưởng về phạm vi của ý niệm này. Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, tự do có một số ý nghĩa rõ rệt. Tôi sẽ cố trình bày những ý nghĩa này cho bạn một cách ngắn gọn nhất. ...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Rèn khí phách sáng tạo

    04/01/2006PGS. TS. Phạm Duy NghĩaNgười làm quan ở nước ta, xưa thì được tuyển mộ qua đường khoa cử (giỏi thơ ca và thuộc sách thánh hiền thì được đỗ đạt, làm quan), nay về cơ bản phải kinh qua ba kênh đào tạo chính: đào tạo về chuyên môn, đào tạo về chính trị và đào tạo về quản lý nhà nước...
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • Qui luật hạt giống

    06/08/2005Những người thành đạt thường phải trải qua rất nhiều thất bại. Nhưng vấn đề là họ phải bỏ công sức gieo trồng để có nhiều hạt hơn những người bình thường.
  • Làm chủ...

    23/07/2005Làm chủ là khái niệm từng được nhắc đến như cơm. Nhưng có lẽ không ít dịp ta cũng đã nghe ai đó nói “chán” giống như là chán cơm! Thật may đó chỉ là vấn đề kỹ thuật, do tiếp cận lối mòn, hô hào suông hoặc áp đặt đơn điệu. Cách truyền tụng giáo điều sẽ hạn chế sự cảm thụ về ý niệm làm chủ và ý tưởng chuyển tải đơn điệu có thể gây méo mó cho từng bối cảnh mà khái niệm này muốn truyền đạt. Làm chủ không còn lạ nhưng chưa quen, đã cũ nhưng còn mới, biết rồi nhưng chưa hiểu hết... Vậy làm chủ thế nào?
  • Để Phát Triển Con Người Một Cách Bền Vững

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnPhát triển con người một cách bền vững là mục tiêu của sự phát triển. phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên và liên tục, lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần trí tuệ, nhân cách con người - phát triển những năng lực bản chất nhất, những năng lực đang ở trong lĩnh vực tiềm năng của con người nhằm làm phong phú thêm và ngày cang nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng và qua đó, tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển con người một cách bền vững, cần phải tuân thủ quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện và cách tiếp cận đúng. Cách tiếp cận đúng đắn là cách tiếp cận quán triệt quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và xem xét con người trên quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện.
  • Tính chất của nghề chuyên môn

    23/08/2005Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh R.H. Tawney (1880-1962) đưa ra một định nghĩa rất bao quát về một nghề nghiệp khi ông nói: “Nó là một tập thể những con người thực hiện công việc của họ theo những luật lệ đã được thiết lập để củng cố những tiêu chuẩn nào đó vừa nhằm bảo vệ tốt hơn những thành viên của nó vừa để phục vụ công chúng tốt hơn.” ...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Khai sinh ước mơ

    26/12/2003Phạm Thị Thu HàCuộc đời chỉ đẹp khi ta nuôi những ước mơ, làm sao từ chiếc ao đời phẳng lặng bước ra bầu trời rộng lớn....
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ