Vào những ngày này, những người say mê bóng đáchưng hửng khi hàng loạt những vụ mua bán độ, hối lộ, thoả thuận ngầm trong làng túc cầu bị phanh phui. Từ chưng hửng đến tức giận, đến uất ứcthấy niềm say mê cuồng nhiệt của mình trở thành trò cười, niềm tin của mình bị hạ nhục.
Cũng không khác bóng đá là bao, gần đây những người hâm mộ văn học – nghệ thuật cũng phải chưng hửng trước hàng loạt vụ ăn cắp tác phẩm nghệ thuật bị phanh phui. Đầu tiên, những người yêu âm nhạc trở thành nạn nhân. Mới đầu chỉ là lời ì xèo về chuyện một vài ca khúc ăn cắp giai điệu của một số ca khúc nước ngoài, nhạc sĩ đứng ra xin lỗi lấy lệ. Hội nhạc sĩ phê bình hội viên, thế là coi như xong. Nhưng rồi không dừng ở đấy, càng ngày người ta càng thấy bản danh sách các nhạc sĩ ăn cắp nhạc của người khác cứ dài thêm. Rồi, không biết để chọc tức ai đó hay để kiếm tiền từ sự tò mò của các fan âm nhạc, một xêri mười đĩa CD được tung ra thị trường, ghi âm theo kiểu xen kẽ, cứ một bản nhạc gốc lại đến một bản nhạc ăn cắp, trong đó không ít nhạc sĩ bị bêu riếu thuộc loại được nhiều người biết tên tuổi. Đĩa bán chạy như tôm tươi, trong khi các nhạc sĩ im re thì người nghe được mẻ cười no bụng, còn các nhà quản lý thì lúng túng, không biết thu hồi bằng cách nào cái thứ gọi là hàng lậu cũng được, gọi là tố giác hàng lậu cũng được.
Chuyện “đạo nhạc” rồi cũng dịu đi vì những người bị tố giác đã thực hiện kế sách khôn ngoan là… im lặng. Tưởng đã yên, không ngờ lại rộ chuyện ăn cắp tranh. Cứ 5 năm một lần, triển lãm mỹ thuật toàn quốc được tổ chức, chủ yếu để thực hiện một sứ mệnh cao cả làm cuộc tổng duyệt thành quả lao động sáng tạo của giới hoạ sĩ sau nhiệm kỳ 5 năm của Hội mỹ thuật. Năm nay có nhiều sự kiện trọng đại, cuộc triển lãm càng được chăm chút hơn. Không ngờ, giải vừa trao xong thì tung toé chuyện bức tranh “Bình minh trên công trường” của Lương Văn Trung được Huy chương Đồng là tranh ăn cắp của họa sĩ Kuznetsov (Nga), chưa kể cũng triển lãm này một họa sĩ được giải cao đã phải xin lỗi vì "chót nhỡ"chôm chỉa ý tưởng của đồng nghiệp rồi biến ý tưởng cũng như cả bố cục, cả họa tiết của người khác thành tranh của mình. Triển lãm đã vậy, đến sách tranh chọn lọc cũng " vô ý" để lọt lưới tranh ăn cắp. Cuốn “Mỹ thuật Hà Nội" chào mừng 995 năm Thăng Long - Hà Nội đã in bức "Hà Nội - cái nhìn hôm nay" của Vũ Đức Toàn ăn cắp gần như "nguyên xi" tranh của họa sĩ Torres Aguero (Achentina). Xa hơn, bức tranh cổ động đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác tranh cổ động củaBộ VHTT đã bê nguyên bức ảnh "Nụ hôn của gió" của Trần Thế Long. Cũng thật hổ thẹn người ta đã phát hiện tượng đài Công nhân Việt Nam đặt trước tiền sảnh Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội nhang nhác một tượng đài của Trung Quốc(!).
Thế tức là còn nhiều tranh, nhiều tượng chúng ta đang say sưa nhìn ngắm là đồ giả, là của chôm chỉa. Nhắc đến âm nhạc và tranh, tượng không cô nghĩa là những ngành nghệ thuật khác không cô chuyện ăn cắp bản quyền. Vậy phải chăng chúng ta đang bị vây bủa trong sự gian dối, bất lương ngay ở lĩnh vực sang trọng nhất, thiêng liêng nhất cần đến lòng trung thực nhất là lĩnh vực sáng tác văn học - nghệ thuật . Xin đừng đổ lỗi cho nền kinh tế thị trường. Hơn 300 năm nay, từ khi xuất hiện nền kinh tế thị trường TBCN, các nghệ sĩ lớn của nhân loại vẫn cho ra đời những tác phẩm bất hủ trong bối cảnh nghệ thuật là một thứ hàng hoá như mọi hàng hoá khác. Hãy nghĩ đến sự băng hoại của nhân cách nghệ sĩ. Hãy nghĩ đến lỗi của những người làm công tác giáo dục, quản lý hoạt động văn học - nghệ thuật. Và chúng ta hình như đều có một phần trách nhiệm trước việc ngày càng phát hiện thêm nhiều nghệ sĩ ăn cắp tài năng, ăn cắp sức lao động của người khác.
15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
01/11/2018Nguyễn Ngọc ĐiệnCon người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó...
01/11/2018Anh NguyênTriết học và văn hóa truyền thống phương Đông tách bạch rất rạch ròi hai khái niệm Chính-Tà, đặc biệt thể hiện trong Nho giáo với sự phân biệt hai loại người: Tiểu nhân và quân tử. Nhưng đối với Kim Dung, sự rạch ròi đó không còn nữa. Trong mỗi con người, cái “chính”, cái “tà” luôn luôn hiện hữu, đan xen, giằng xé, mâu thuẫn, và không ngừng biến đổi cả trong nội tâm lẫn hành động...
29/06/2018Vi ThanhVới những đứa trẻ, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền. Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi...
21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
10/11/2016Hà Huy KhoáiNgười “danh giá” trước hết phải là người có “danh”, nhưng hình như cái “danh” nào cũng có “giá” của nó cả! Cụ Nguyễn Công Trứ ngay từ khi còn rất trẻ đã viết câu thơ nổi tiếng: Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Ngẫm ra, ý muốn được lưu danh cũng là thói thường của người đời vậy!
19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
26/10/2015Vương Trí NhànCái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình...
20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
06/04/2015Vương Trí NhànKìa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ, bài lá, cờ tướng, đố thơ, đánh chữ, số tướng, địa lý, phù thủy ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, chả kể làm gì. Những hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tý được cái tiếng quèn đã vội khủng khỉnh ta đây kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thế đạo...
09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
02/11/2014Nhà thơ Hải NhưNhìn ra xã hội hôm nay, chúng ta có nên "báo động” với nhau về một lớp người đã không còn biết liêm sỉ, không còn biết xấu hổ?
10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
25/11/2010Vũ ThoảngKhuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" đã trở thành thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
11/02/2006Tô Phán, Lang LàDùng yếu tố "quốc tế" , "học tập" làm bình phong đem lừa bao nhiêu học viên. Lúc này là lúc nên "quyết" xem kiện tụng ra sao và cũng phải "soi" xem nguyên căn vì đâu mà dẫn đến hậu quả đau đớn này...
04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
17/01/2006Vũ Duy ThôngAi cũng phải giữ chữ Tín nhưng giữ chữ Tín như thế nào, mỗi người mỗi khác. Tín là sự tin cậy lẫn nhau, la không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết...
16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
06/01/2006Nguyễn Quang ThânQua vụ ồn ã của công luận về bóng đá , tôi nhớ lại một câu trong 5000 chữ ấy: "Lúc công thành rồi thì hãy ra đi. Vì đã đi rồi thì không ai còn đuổi mình được nữa!”. Khôn ngoan, minh triết bao nhiêu...
24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
15/12/2005Lưu QuangRất có thể các cầu thủ U23 đã phản bội, như đứa con hư nhẫn tâm bán đứng bà mẹ nghèo. Nhưng vì sao họ lại có thể làm cái việc “coi trời bằng vung” ấy? Chẳng lẽ họ không hiểu rằng có những ranh giới không được phép vượt qua: Tổ quốc-Danh dự - Lòng tự trọng
03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
17/11/2005Nguyễn HoàTừ câu chuyện của “đại bịp" Lê Quốc Hồ suy rộng ra, lại thấy "thầy Hồ" không phải là cá biệt. Qua báo chí hầu như ngày nào cũng có một tin tức đại loại như tỉnh A tỉnh B, Công ty X, Công ty Y, gia đình E, gia đình F bị… lừa.
09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...