Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ
Chúng ta và cả cộng đồng nhân loại vừa trải qua những thập niên cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai với những biến động dữ dội mang tính toàn cầu để bước sang thiên niên kỷ thứ ba chắc cũng sẽ lại diễn ra với những biến động khó lường. Đó là những biến động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, quân sự đến văn hoá, khoa học - công nghệ; từ cuộc sống của mỗi con người đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại Tất cả những biến động ấy đang và sẽ dẫn các quốc gia, dân tộc tới sự liên kết khu vực và quốc tế bằng quá trình toàn cầu hoá.
Toàn cầu hoá, về thực chất, là sự hội nhập toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là một quá trình tất yếu, khách quan, hợp quy luật và không thể đảo ngược. Toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế, theo hướng phát triển kinh tế thị trường đã cho phép các nước có trình độ phát triển khác nhau hội nhập khu vực và quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giá trị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấn đề cấp bách cho mọi quốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng. Bởi lẽ, nền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, mà còn làm xuất hiện cả sự tác động, xung đột, bổ sung lẫn nhau giữa các giá trị đó. Cùng với đó, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà trình độ phát triển của các quốc gia, dân tộc không có cùng một mức độ, sự chênh lệch về khả năng trong lĩnh vực truyền thông đại chúng khá lớn thì sự áp đặt về thông tin, sự áp đặt các giá trị và các chuẩn giá trị cùng với lối sống của một số quốc gia, dân tộc này lên một số quốc gia, dân tộc khác là một thực tế.
Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc đều phải cố cách thức riêng của mình để vừa có thể hội nhập, vừa tiếp thu được tinh hoa văn hóa thế giới, qua đó làm phong phú thêm văn hoá của dân tộc mình, đất nước mình, lại vừa không làm mất đi bản sắc dân tộc và các giá trị văn hoá truyền thống. Do vậy, trong bối cảnh này, vấn đề xác định, định hướng giá trị nói chung, giá trị đạo đức nói riêng, để trên cơ sở đó, có sự nhận thức sâu sắc và định hướng đúng đắn việc xây đựng một hệ chuẩn đạo đức mới là điều hết sức cần thiết và cấp bách.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt
Với tư cách là yếu tố cấu thành hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã hội, giá trị đạo đức được xác đinh là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi con người. Trong tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người, hệ thống giá trị tinh thần của đời sống xã hội nói chung, các giá trị đạo đức nói riêng luôn được coi là yếu tố cấu thành diện mạo của một thời đại, một xã hội, một dân tộc, một nền văn hoá và của nhân cách con người. Và do vậy, mọi phương thúc thành định, định hướng giá trị nói chung, giá trị đạo đức nói riêng, đều phải dựa trên cơ sở tính ổn định tương đối của các giá trị đó. Song, ngay cả khi đã xác định được tính ổn định tương đối của các giá trị đó, thì việc thẩm định, định hướng giá trị cũng không phải vì thế mà trở nên đơn giản, dễ dàng. Bởi lẽ, trong các cách quan niệm, thậm chí ngay cả trong một cách quan niệm về các phạm trù đạo đức, các giá trị đạo đức, thì bên cạnh sự thống nhất lại luôn có những sự khác biệt, thậm chí còn đối lập nhau. Những sự khác biệt, đối lập đó thể hiện ra cả ở phương điện ý thức đạo đức lẫn hành vi đạo đức và lối ứng xử của cá nhân, của những tập đoàn, những nhóm người khác nhau trong một cộng đồng xã hội. Cùng một hành vi, cùng một lối ứng xử song có người cho là đúng, có người cho là sai, có người cho là cao đẹp, có người lại cho là thấp hèn.
Theo quan điểm phát triển của triết học Mác, những khác biệt đó, đối lập đó trong hệ các giá trị đạo đức là sự phản ánh quá trình vận động và phát triển thường xuyên của các giá trị đạo đức, và suy cho cùng thì đó là biểu hiện hợp quy luật của quá trình vận động phát triển của đời sống tinh thần xã hội dưới tác động của những biến đổi diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội. Khi nền tảng kinh tế - xã hội thay đổi rất sẽ dẫn đến những thay đổi trong đời sống tinh thần của xã hội, đến những thay đổi trong hệ thống giá trị tinh thần xã hội. Đạo đúc là một hình thái ý thức xã hội, và do đó, cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, nó phản ánh tồn tại xã hội và thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của tồn tại xã hội. Nói về ảnh hưởng của những biến đổi diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội đối với quá trình hình thành quan niệm của con người về đạo đức và các giá trị đạo đức, Ph.Ănghen khẳng định: "Con người đã tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi... Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” (2).
Bởi vậy, khi phán xét, thẩm định một hiện tượng đạo đức, một giá trị đạo đức nào đó, chúng ta không thể dừng lại ở chỗ lý giải nội dung khái niệm của nó mà phải đi sâu tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, nền tảng kinh tế - xã hội, nghĩa là phải tìm hiểu tồn tại xã hội đã sản sinh ra nó. Đạo đức luôn thay đổi theo tồn tại xã hội, và do vậy, theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, không thể có thứ đạo đức tồn tại vĩnh viễn. Đề cập đến quan niệm thiện ác, đến sự đối lập thiện ác - "sự đối lập ... vận động trong lĩnh vực đạo đức, tức là một lĩnh vực thuộc về lịch sử loài người", Ph.Ăngghen khẳng định:"Chính trong lĩnh vực này, những chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng hiếm có hơn hết. Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau"(3). Trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường, sự chuyển đổi các giá trị đạo đức là điều không tránh khỏi. Song, điều đó không có nghĩa là khi chuyển sang mô hình kinh tế thị trường, mọi quan niệm đạo đức đều bị lật nhào, mọi giá trị đạo đức đều lập tức thay đổi. Những quan niệm đạo đức hợp lý, đúng đắn, những giá trị đạo đức truyền thống không vì thế mà lập tức thay đổi. Những quan niệm đạo đức, các giá trị đạo đức tiêu biểu cho các giai đoạn khác nhau của cùng một quá trình phát triển lịch sử và có một cơ sở lịch sử chung, thì giữa chúng không thể không có nhiều yếu tố chung.
Và theo Ph.Ăngghen, "đối với những giai đoạn phát triển kinh tế giống nhau hay gần giống nhau thì những học thuyết về đạo đức tất phải ít nhiều trùng hợp với nhau”(4). Với tư cách là sản phẩm của tiến trình phát triển lịch sử, đạo đức, cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, trong quá trình phát triển của nó có tính độc lập tương đối. Những lực lượng xã hội mới thường mượn những quan niệm đạo đức của thời đại trước, giai đoạn trước, cải tạo lại, gạt bỏ những cái gì không còn phù hợp, giữ lại những cái tốt đẹp, phù hợp với các quan hệ kinh tế - xã hội mới, với lợi ích của họ. Vả lại, trong quá trình chuyển đổi các giá trị đạo đức, những tập quán và truyền thống dân tộc luôn đóng một vai trò to lớn. Thông qua tập quán và truyền thống dân tộc mà rất nhiều quan niệm, quy tắc, giá trị đạo đức cũ được giữ lại, được kế thừa và phát huy trong bối cảnh của đời sống xã hội mới ngay cả khi những điều kiện xã hội đã sản sinh ra chúng không còn nữa. Đó là chúng ta còn chưa kể tới sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội mà đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội ấy. Chỉ riêng tính độc lập và ổn định tương đối của đạo đức, quy luật phát triển nội tại của nó, ảnh hưởng và sự tác động qua lại của nó đối với các hình thái ý thức xã hội khác cũng đã đủ nói lên tính phức tạp của việc thẩm định, định hướng giá trị đạo đức trong bối cảnh chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường, đặc biệt là sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu kể thêm hàng loạt vấn đề có tính quy luật khác như: quan hệ giữa yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan, giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, giữa tính dân tộc và tính quốc tế, giữa xu hướng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và xu hướng mở cửa, hội nhập, giao lưu với các nền văn hoá trong khu vực và quốc tế giữa phương thức xã hội hoá và cá thể hoá đời sống đạo đức trong việc hình thành nhân cách con người, v.v. , thì việc thẩm định các chuẩn mực, giá trị đạo đức, việc định hướng các giá trị đạo đức trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường lại càng phức tạp hơn nhiều. Điều đó nói lên rằng trong đời sống xã hội ta hiện nay, những biểu hiện không thuần nhất, thậm chí khác biệt, đối lập trong các quan niệm đạo đức, trong các xu hướng thẩm định, định hướng giá trị đạo đức là điều khó tránh khỏi.
Với tư cách là sản phẩm của tiến trình phát triển lịch sử, của sự phát triển kinh tế - xã hội và mang tính thực tiễn - lịch sử cụ thể, các giá trị đạo đúc được xác đinh là tất cả những gì đem lại sự phát triển, sự tiến bộ cho xã hội và cho bản thân con người. Bởi thế, mọi giá trị đạo đức đều phải hướng tới tính nhân văn đó.
Nói cách khác, do chỗ con người là vốn quý nhất, là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia, "là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới", nên mọi giá trị đạo đức đều phải hướng tới việc phát triển con người toàn diện, thiết lập quan hệ thực sự tốt đẹp và tiến bộ giữa con người với con người trong sản xuất và trong đời sống, "hướng con người tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp", để trên cơ sở đó, "xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái". Từ lâu, Chân - Thiện - Mỹ đã được chúng ta quan niệm là trụ cột tinh thần trong đời sống con người và xã hội. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường, nền đạo đức mới mà chúng ta đang xây dựng càng phải hướng tới hệ giá trị tinh thần này, coi đó như là nhân tố chủ đạo chi phối toàn bộ mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống của mỗi một con người, mỗi cá nhân trong xã hội. Phát huy cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn vốn là nét đẹp trong truyền thống văn hoá Việt Nam càng phải được đề cao. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là: khi chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường, Chân - Thiện - Mỹ phải chăng là hệ giá trị duy nhất đúng và thống nhất trong quan niệm của tất cả mọi người về mục đích sống,lẽ sống, lý tưởng sống? Nói mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống gắn với hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ, người ta thường thiên về quan niệm lấy đạo đức xã hội truyền thống với những biểu hiện của nó như là sự tận tuỵ, đức hy sinh, chủ nghĩa nhân đạo, lòng vị tha và thái độ sống đặt lợi ích của người khác và của xã hội lên trên lợi ích cá nhân làm nền tảng. Có thể nói đây là quan niệm đang giữ vị trí "ưu trội" trong xã hội ta. Song, gần với quan niệm này là quan niệm gắn mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống với hệ giá trị Thiện - Ích - Mỹ. Cách quan niệm này không giống cách quan niệm lấy Chân - Thiện - Mỹ làm định hướng giá trị về hình thức, thành phần, thứ bậc của những định hướng giá trị chi phối mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống của con người. Trong cách quan niệm này, người ta thường nhấn mạnh phạm trù "lợi ích", nhấn mạnh tính có ích trong mọi hành vi, mọi quan hệ cũng như mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Điểm hợp lý của quan niệm này là ở chỗ, vấn đề lợi ích luôn được coi là vấn đề giữ vai trò quyết định trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
█Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường, quan hệ lợi ích đó còn được coi là cái điều tiết đạo đức Muốn nâng cao, phát triển mức sống cũng như chất lượng sống tất yếu phải giải phóng con người khỏi chủ nghĩa khổ hạnh, phải khuyến khích tính năng động, sáng tạo, khả năng phát triển tối ưu của cá nhân. Mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống của chúng ta hiện nay là hướng tới mục tiêu trước hết là "dân giàu" rồi sau đó và đồng thời với mục tiêu đó là "nước mạnh", "xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Cái cá nhân không phải là cái đi sau cái xã hội, mà là cái tồn tại trong quan hệ biện chứng với cái xã hội. Nâng cao lợi ích cá nhân là điều kiện để nâng cao lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng và ngược lại. Theo đó, cái gọi là "Ích", về thực chất chỉ là khái niệm rộng hơn khái niệm "Chân" mà thôi. Nếu như vậy, cách quan niệm gắn mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống với hệ giá trị Thiện - Ích - Mỹ có vẻ như phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường, với việc chấp nhận hệ thống quy luật của nó như quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, v.v., chúng ta không thể không nhấn mạnh tính hiệu quả, tính có ích của mọi hoạt động con người. Nhưng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là tự do cạnh tranh kiểu tư bản chủ nghĩa, và chịu sự tác động của quy luật giá trị không có nghĩa là chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý.
Bởi thế, suy đến cùng, nó cũng hướng tới hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Như vậy, có thể nói, chung quanh quan niệm gắn mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống với hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ hay Thiện - Ích - Mỹ thì dù sự biểu hiện của nó có khác nhau ở một mức độ nhất định, nhưng về cơ bản là thống nhất. Chúng đều là quan niệm về một mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống tích cực, phù hợp với sự chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt
Song, không phải chỉ có những mặt tiêu cực, cơ chế thị trường đang trở thành nền tảng vật chất, cơ sở xã hội làm nảy sinh cùng với nó những giá trị đạo đức tích cực. Trong cơ chế này, mỗi chúng ta đều có điều kiện để phát huy sức lực, trí tuệ và khả năng sáng tạo của mình nhằm thực hiện tất nhất nghĩa vụ của mình đối với xã hội và do đó, bản thân mình cũng có điều kiện để đạt tới hạnh phúc theo ý nghĩa đầy đủ và chân chính của phạm trù này. Điều cần nói ở đây là dù đã có sự xuất hiện, thậm chí đã có sự định hình của những quan niệm về giá trị đạo đức mới, nhưng chúng ta không thế chấp nhận quan niệm cho rằng khi chuyển sang kinh tế thị trường và phát triển nó thì cần phải gạt bỏ những truyền thống đạo đức trước đây hoặc là đẩy các giá trị đạo đức truyền thống đó xuống thứ bậc dưới trong hệ giá trị. Đây là một thái độ phi khoa học, phản nhân văn.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá theo hướng phát triển kinh tế thị trường, một hệ thông đạo đức rã hội sẽ không thể phát triển nếu phủ nhận sạch trơn đạo đức truyền thống và không hướng vào mục tiêu ngày càng nhân đạo hoá con người, ngày càng phát triển và hoàn thiện con người. Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hoá. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hoá đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống, đánh mất những cái làm nên "cốt cách" của dân tộc mình, đất nước mình sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác. Như vậy, eo thể nói, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường, các giá trị đạo đức cần phải được thâm đinh, đinh hương theo hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ, mang đậm tính nhân văn, trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống bản sắc dân tộc, kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc những giá trị mang tính thời đại. Chân - Thiện - Mỹ chính là hệ chuẩn giá trị thích ứng với bối cảnh toàn cầu hoá theo đinh hướng phát triển kinh tế thị trường, là cơ sở định hướng cho hoạt động đạo đúc của nhân cách, là tiêu chuẩn để xác định, đánh giá giá trị, hành vi đạo đức và để mỗi người tự hoàn chỉnh nhân cách đạo đức của mình, xây dựng cho mình một nhân cách đạo đức ổn định, bền vững.
(l) Đảng Cộng sản Việt
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 136- 137.
(3) C.Mác và Ph.Ăng ghen. Sđd., tr.135.
(4) C.Mác và Ph.Ăng ghen. Sđd., tr.136.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt