Cũng như các trường phái triết học cổ điển khác của phương Tây, hễ có lập luận triết lý tất yếu phải có quan niệm về các nguyên lý và nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ, nội dung triết học của Nho giáo cũng có xuất phát điểm lấy cái Lý làm gốc với quan niệm: Thiên địa vạn vật nhấtthể và cho rằng của mọi quy trình sinh hóa trong vũ trụ đều dựa vào đó cả. Cũng theo trí tưởng tượng của người xưa, thì vũ trụ khởi thủy là một khối hỗn mang mờ mịt rối loạn. Trong quá trình vận động sẽ có một cái lý vô hình, rất huyền diệu và mạnh mẽ gọi là Thái cực, nhưng nó cụ thể như thế nào thì không ai tưởng tượng ra nổi, người ta chỉ có thể căn cứ vào sự biến hóa của vạn vật mà đoán biết qua cái độngvà tĩnh, hay còn gọi là dươngvà âm của lý. Dương lên đến cực độ thì biên ra âm, âm lên đến cực độ cũng biến thành dương và hai thể ấy cứ gắn liền với nhau, tác động, chi phối, điều hòa, thay đổi, phát triển để sinh ra trời đất thiên nhiên và vạn vật Kinh - Dịch nhận định rằng: Đạo Dịchcó Thái cực Thái cực sinh ra lưỡng nghi, Lưỡng nghisinh ratứ tượng, Tứ tượng sinh ra bát quái.Tuy đã hình thành khái niệm Thái cực nhưng vì nó cao siêu kỳ diệu quá không thểbiết hết được. Nho giáo đành lấy nó làm tôn chỉ triết lý của dịch học, sau đó tùy theo từng phạm trù nhỏ mà áp dụng vào, phân tích trong đối tượng hẹp để người học để hiểu hơn.
Thái cực là lý nhưng trong vạn vật mỗi vật đều có Thái cực riêng và tồn tại trong một Thái cực chung không thể tách rời tuy có sự khác biệt về chất giữa các vật trong tự nhiên. Khái niệm Thái cực gặp bậc thánh hiền hiểu biết uyên thâm sẽ như hòn ngọc giữa bể nước trong, còn vào tay kẻ ngu muội thì nó tối mờ đi như hòn đá giữa ao nước đục. Cụ thể hơn nữa, có thể hiểu Thái cực trong con người ta chính là cái tínhbản nhiên của mình. Tính ấy hoang sơ nguyên gốc thì ai cũng như ai: Nhân chisơ, tínhbản thiện,nhưng sau dần phát triển tạo thành tính khí chất,loại tính này tùy theo khí bẩm sinh thanh - trọc hậu - bạc mà khác nhau. Ví như theo thuyết ngũ hành chi phối thì người có chất kim khí sẽ khắc người có chất mộc khí, người hỏa khí sẽ bị người thuỷ khí át đi... chỉ có bậc thánh hiền cao minh mới có thể dung nạp, điều hoà cả 5 tính chất ấy. Ngoài ra, tính khí chất không chỉ có thanh trọc khác nhau, mà còn thuần chất hay không nữa. Ví như có người thông minh chuyện gì cũng hiểu cả là nhờ thanh khí, nhưng đến việc làm thì không trọn vẹn vì khí không thuần. Lại có người cẩn thận đáng tin nhờ có khí thuần, nhưng động đến việc đều không hoàn thành do khí không thanh. Qua đó, quan niệm thanh hay trọc, thuần hay không thuần là do thiên chất bẩm sinh, nhưng người ta có thể tự rèn giũa bản thân mà thay đổi kiềm chế tính bản năng phần nào, kết quả này cũng phụ thuộc vào công sức, thời gian tu dưỡng nữa. Dẫu sao, tính bản nhiên và tính khí chất tuy khác nhau nhưng liên quan mật thiết, không thể thiếu nhau được, bởi một tính thuộc về tinh thần,một tính thuộc về vật chấtcần phải dựa vào nhau cùng tồn tại và phát triển giống như hình ảnh một chiếc gáo đựng nước: không có gáo thì không thể múc nước, nhưng có gáo mà không có nước thì gáo trở thành vô dụng. Vì vậy đã cólý là có khívà ngược lại đã có khí là phải có lý.
Lý thuyết của Khổng giáo cho rằng, tính nết con người ta do trời phú, nên phải căn cứ vào phần thiên tính ấy để sửa đạo và lập giáo. Cái gọi là đạochỉ là theo thiên lý, tức là hợp với bản tính con người ta, vậy đạocốt để sửa cái tính con người ta sao cho hợp thiên lý.Khổng Tử nói rằng: Đạo khôngxa cái bảntính của người ta, nếutheo đạo để cho xa cái bảntính của người ta thì không phải là đạo.Đạo liên quan mật thiết với bản tính con người nhưng lại khoác bề ngoài cái vẻ huyền ảo vô hạn vì người dẫu tài tríđến mấy cũng không thể biết và hiểu hết, nhưng đạo lại rất phổ thông vì người bình thường nhất cũng vẫn có thể tin và theo đạođược. Thếmới đúng bản chất đạorất giản dị mà thật cao xa khoáng đạt, bao trùm cả vũ trụ, bên ngoài thì không có gì lớn hơn và bên trong thì không có gì nhỏ hơn được.
Khổng Tử rất tin tưởng vào tính chân - thiện - mỹ của đạovà nghiệm ra rằng trong đạo có sự vui thú vô cùng, hễ ai đã nghe hiểu một lần rồi thì dẫu chết cũng không uổng một đời, điều quan trọng nhất là đã theo đạo thì phải thành thật để con người có thể mở rộng đạochứ đạo không có khả năng mở rộng người. Cũng vì quan điểm vươn tới sự lý tưởng, nên Khổng giáo không công nhận điều gì là bất biến và cũng không bảo thủ trong bốn điều: không có ý riêng tư, không phỏng đoán chắc chắn trước, không cố chấp, không vì bản thân mình. Cách xử sự của Khổng Tử cũng cương nhu đều được lúc kinh, lúc quyền, luôn trung hòa và hợp lý chứ không chấp nhất, vì không thế sẽ chỉ biết được, một điều mà bỏ mất trăm điều ông tóm tắt bản chất của đạo vào mấy chữ: vô khả, vô bất khả.Tinh thần câu chữ này tuy có thể phân tích và hiểu được, nhưng làm theo thì khó vô cùng, phải người nào có trí tuệ mẫn tiệp, trực giác nhạy bén mới đưa ra nhận định đúng. Có lẽ câu bàn luận của Mạnh Tử sâu sắc nhất:
Có khi nênlấy, có khi khôngnên lấy, khi không nên lấymà lấy làhại cái Liêm;
Có khi nêncho, có khi khôngnên cho, khi không nên chomà cho là hại cái Huệ (ơn);
Có khi nên chếtcó khi không nên chết, khi không nên chếtmà chết là hại cái Dũng.