Hạt đời long lanh
Ý nghĩ hạnh phúc là giá trị, là những gì đẹp đẽ, lớn lao, cao cả, quý báu của con người - đời người. Để có được hạnh phúc cho mình và dành cho người khác khó lắm. Cần phải thật nỗ lực, phải có những việc, sự học, cống hiến lớn lao cao cả tương ứng với tầm vóc của hạnh phúc mà ta hướng tới. Kể từ tình yêu, sự nghiệp cùng mọi ước mơ, khát vọng... ý nghĩ ấy đã thôi thúc, đã vẫy gọi suốt thời trai trẻ của tôi cho đến nay.
Từng quãng, từng quãng đời đã trải qua, không ít lúc phải sững sờ cảm thấy mình chẳng có được bao nhiêu hạnh phúc. Có lẽ nào (và hình như) hạnh phúc đã "chọn mặt gửi vàng" chứ không ban phát, chia đều cho mọi người... từng thứ một. Có phải thế không? Dường như thế chăng và cũng không hẳn như thế vào nhũng khi trên đường đời tôi bắt gặp và nhận được hoặc chứng kiến những Hạt đời long lanhtrong cuộc sống, ở mọi nơi, mọi lúc, mọi việc... rồi từng người, từng người... mới thật tha thiết làm sao.
Ai có tuổi thơ từ thập kỷ 1970 trở về trước, hẳn còn như chiếc bánh chưng xinh xinh ở tùng gia đình dành cho trẻ con trong nhà khi nhà luộc bánh chưng đón Tết. Tôi sống ở quê từ tuổi lên 10. Năm nào cũng vậy, lúc gói bánh chưng, cụ bà nội tôi cũng nhắc chú ruột tôi gói số bánh chưng nho nhỏ. Mỗi lần, thấy số bánh cụ tôi bảo nhiều hơn năm trước, chú tôi mới hỏi. Cụ tôi rầu giọng: Xóm ta vừa thêm mấy đứa trẻ mồ côi bố. Nhà nó nghèo. Cụ đã giao cho tôi việc mang bánh chia cho mấy bạn nhỏ ấy. Ôi, chiếc bánh chưng xinh, đâu có phải chỉ là để đừng quên trẻ em, cho trẻ em vui thích, mà chiếc bánh nhỏ đã gieo vào tâm hồn con trẻ tình cảm gia đình, lòng thương mến, nhân hậu với người còn vất vả, nghèo khó hơn ta. Thương người thì được người thương. Năm cụ tôi mất, trẻ con trong xóm chạy theo người lớn cùng đưa cụ tôi ra cánh đồng yên nghỉ. Chiếc bánh nhỏ còn mang những tình cảm lớn khác nữa.
Cuộc sống, từ trong nhà ra xã hội, luôn luôn có những khó khăn nảy ra nhiều tình huống trớ trêu, éo le từ những việc nhỏ nhặt nhưng lại dễ gây ra mất mát lớn. Ngược lại, nếu xử sự đẹp thì nhận được hạt đời long lanh - hạnh phúc nho nhỏ. Nhiều hạnh phúc nhỏ, sẽ là hạnh phúc lớn.
Nói đến hạnh phúc, ai cũng liên tưởng ngay đến hạnh phúc vợ chồng, cuộc sống gia đình. Tôi có anh bạn tính tình xởi lởi từ hồi còn trẻ, cùng là giáo sinh trường Su phạm. Được bầu làm lớp phó phụ trách đời sống, anh theo dõi việc báo cơm và chấm, ghi bữa ăn bữa không của cả lớp. Không một ai thắc mắc, phàn nàn. Có bạn ngạc nhiên: Sao anh nhớ tài thế. Tiền ăn còn thừa vào cuối tháng, anh lên danh sách, viết rõ vào tờ giấy rồi dán ở bảng thông báo của lớp. Mọi người đến gặp anh nhận tiền rồi ký vào sổ tay của anh ghi rõ từng tháng một. Dù chỉ một bữa không ăn cũng phải ký. Buồn cười thỉnh thoảng anh lại quên chấm cơm một người - người ấy là anh. Đến ngày lấy vợ, tiền lương tháng anh đưa vợ hết, không thiếu một đồng tiền lẻ. Vì thế mà bao nhiêu năm trời, chợt cần tiền, anh nói rõ là để tiêu về việc gì, thì chị nhà vui vẻ "mở hầu bao" ngay. Vợ chồng anh cũng có những lúc trái ý, cãi nhau, nhưng về chuyện tiền nong thì không.
Được đi đây đi đó nhiều và cũng gần 10 lần phải chuyền chỗ ở, tôi vẫn cứ nhớ mãi và ước ao: "Giá mình được như thế nhỉ?... khi biết có chị không bao giờ tự tiện lục cặp, mở ví của chồng đề "kiểm soát". Có chị lúc nghe điện thoại, ai đấy dù là nam hay nữ hỏi gặp chồng và không căn vặn gì hết. Còn chồng chị, khi nói với bạn bè, đã tự nhiên dặn: "Nếu mình đi vắng, cứ nhắn lại cho vợ mình"... một cách tin cậy vợ thật lòng và bạn bè ai cũng quý cách xử sự giao tiếp của cả hai anh chị.
Hạnh phúc đậm đà nhiều khi không phải, không từ những việc gì lớn. Là đàn ông nhưng tôi thích và hay đi chợ và thấy rằng: Mua rau là... dễ có chuyện... bực mình và ngượng vì cái chuyện tiền lẻ, tiền trả lại. Một lần tôi mua mấy thứ rau của một cô gái không quen ở chỗ gần nhà. Mua xong, tôi đưa tờ 50 nghìn. Số tiên rau chỉ quá 3 nghìn. Cô gái cười: "Con làm gì có đủ tiền trả lại ông. Ông cứ mang về, lần sau ông trả con một thể". Chắc cô gái thấy tôi già, vẻ tuềnh toàng, cũng nghèo thôi (vì nghỉ hưu rồi mà!). Liền mấy hôm tôi có ý ngóng cô gái để trả tiền mà vẫn chưa gặp. Rồi, bất chợt thấy cô, tôi vội lấy tiền ra trả và hỏi cô đi đâu mà vắng. Cô gái cười như lần trước. Nhà con có việc, em trai con lấy vợ, con phải nghỉ. Ông chu đáo quá. Ông như là ông con mà..."
Lòng bồi hồi và tôi miên man nhớ và nghĩ. Nhớ thôi bao nhiêu năm viết và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, của Hà Nội và các tỉnh khác. Có bài đăng thì được nhuận bút. Cảm động lắm khi được cầm đồng tiền tư hai tay người đưa tiền cùng báo biếu. Ân cần và kính trọng tuổi tác của tác giả đến nhận nhuận bút. Với tôi, Báo phụ nữ Việt
Đây chính là hạnh phúc của đời người, từ những việc rất nhỏ long lanh như giọt sương – hạt đời.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015