Quá khứ
Cơn giận nào cũng có lý của nó. Cơn giận xã hội thông qua khủng hoảng lại càng có nguyên nhân từ bên trong quá khứ. Trong đời sống xã hội, không có cái gì tự nhiên có mà không trải qua một quá trình chuẩn bị trong quá khứ.
Quá khứ là kết quả hoạt động có ý thức của từng cá nhân, nhằm vào những mục đích xác định cho chính mình, thế mà hậu quả chung của toàn xã hội thì hầu như trái với điều cá nhân mong muốn. Lý do: Ai cũng phải hành động trong những điều kiện có sẵn, do quá khứ để lại, phải chịu cảnh để cho "truyền thống của tất cả các thế hệ đã qua đè nặng lên đầu óc" (1).
Những người đang sống "không phải chỉ đau khổ vì những người đang sống, mà còn vì những người đã chết nữa. Người chết níu giữ người sống" (2)
Từ quá khứ, tôi nhận thức được hai điều. Một, quá khứ là một đại dương "tuyệt đối", có sẵn bị động, và áp đặt lên hiện tại - lên từng cá nhân và lên toàn xã hội. Hai, hiện tại chỉ có thể cư xử theo hoàn cảnh của mình một cách tương đối. Trong xã hội phong kiến trì trệ, hai cái đó không chênh nhau bao nhiêu. Nói chung, trong phạm vi một nguyên lý, mọi sự khác biệt đều ở trong giới hạn logic (giới hạn lịch sử) của nó. Tình hình sẽ hoàn toàn khác, nếu vượt ra khỏi giới hạn đó.
Câu hỏi nghiêm túc nhất đưa ra lúc này là: Chúng ta cư xử theo nguyên lý nào, khi biết rằng quá khứ trực tiếp (đại lượng "tuyệt đối") của xã hội chúng ta là nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu - thủ công nghiệp, nói chung là sản xuất nhỏ ở quãng thế kỷ XVIII của lịch sử nhân loại! Một quá khứ hết sức nặng nề. Trong khi đó, nhân loại ngày càng đi lên nhanh hơn, có thể ví ở thế kỷ XX, lịch sử đi bằng máy bay, mà ở thế kỷ XVIII còn đi bộ.
May sao, sức sống người thật kỳ diệu. Thai nhi chỉ cần 9 tháng mà thâu tóm được thành tựu của hàng triệu (có khi hàng chục triệu, trăm triệu) năm phát triển của quá khứ sinh học. Trẻ em sinh ra sống hòa hợp ngay với người đương thời. Chỉ cần 6 năm đầu tiên, trẻ đã học hết toàn bộ các thao tác vật chất do nền văn minh sáng tạo ra trong hàng triệu năm lao động cần mẫn. Suy rộng ra, nước ta có khả năng tiếp cận ngay với thế giới hiện đại, giống như dùng ngay cái tivi hiện đại nhất, để trong thời gian ngắn nhất, đi qua toàn bộ lịch sử phát triển tự nhiên của nó. Điểm mấu chốt nhất chi phối đời sống xã hội nước ta là từ quá khứ sản xuất nhỏ tiến lên nền sản xuất hiện đại. Lịch sử nhân loại mất 300 năm để đi qua đoạn đường đó. Và trong thời gian ấy, lịch sử đã làm xong việc thay anh hùng thời đại. Nhà tư bản thay cho chúa phong kiến.
Ngày nay, hai nhân vật đó đang tồn tại bên cạnh nhau và đều là các nhân vật của quá khứ. Phong kiến thuộc quá khứ. Mà chủ nghĩa tư bản cũng thuộc quá khứ. Và kể cũng không dễ thuyết phục câu nói "chủ nghĩa tư bản đang giẫy chết", khi nó đang sờ sờ ra đó hồng hào, béo tốt, hùng mạnh. Vâng, đành rằng đó là sự thực, nhưng còn có chuyện này nữa: vai trò lịch sử của nó. Bản chất phù hợp với vai trò lịch sử ấy vẫn cứ là chính nó, dù có biến đổi thế nào đi nữa trong giới hạn logic của chủ nghĩa tư bản. Cái giới hạn ấy cho biết: Chủ nghĩa tư bản là một chân lý lịch sử, một quá khứ.
Tất nhiên, vẫn có thể đặt ra câu hỏi: Ngay bây giờ nhân loại có cần một anh hùng thời đại mới không? Ai vậy?
(1)C. Mác. Ngày 18 tháng Sương Mù, in trong C. Mác và Ph. Ăngghen. Tuyển tập 2 tập, t. 1, NXB Sự Thật, H, 1970, tr. 291 và tr. 294
(2)C. Mác. Tư bản, q. 1, t. 1, NXB Sự Thật, H. 1973, tr. 18
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh