"/>
"/>

Về mối quan hệ giữa di truyền sinh học và tính kế thừa xã hội trong lịch sử phát triển con người

06:09 CH @ Thứ Hai - 16 Tháng Mười, 2006

Mối quan hệ giữa tính kế thừa xã hội và di truyền sinh họctrong lịch sử phát triển con người là một trong những vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu sự tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội. Việc làm rõ vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải xem xét quá trình tồn tại xã hội của con người có ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm di truyền sinh học của nó, hay nói cách khác, quá trình xã hội hóa có để lại đấu ấn trong "ký ức phát sinh chủng loại" của con người không?

Các học giả phương Tây cho rằng chỉ có thể nói tới "đấu ấn di truyền" trong quan hệ xã hội và trong lịch sử nhân loại, chứ không thể nói tới ảnh hưởng của quá trình xã hội hóa đến bản tính tâm sinh học của con người. Những người theo chủ nghĩa Đácuyn xã hội và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc coi sự tiến bộ xã hội chỉ là sự biểu hiện các đặc điểm di truyền sinh họe của con người và coi động lực của sự phát triển xã hội là cuộc đấu tranh trong nội bộ loài-giữa các cá thể có gen khác nhau. Trong việc xác định bản chất của di truyền người, họ tách biệt gien với các quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể và sự tác động của các nhân tố bên ngoài. Với quan niệm này, họ hoàn toàn không tính đến mối liên hệ biện chứng giữa cái bên trong và cái bên ngoài trong sự phát triển của con người. Trong khi đó, các thành tựu của di truyền học hiện đại lại gắn liền với việc nghiên cứu sự thống nhất biện chứng giữa cơ thể và môi trường. Di truyền học hiện đại xuất phát từ quan niệm cho rằng: Sự tự phát triển của cơ thể diễn ra theo nguyên tắc của một hệ thống mở, và do vậy, nó chỉ có được hiểu khi tính đến khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường. Rằng mọi bước tiến hóa của các hình thức hữu cơ chỉ có thể hiểu được trên cơ sở nhận thức được sự tương tác của chúng với môi trường xung quanh.

Con đường phát triển xã hội của con người bắt đầu từ khi nó biết cải biến một cách căn bản sự tương tác của mình với môi trường tự nhiên. Chính quá trình cải biến này mới là quá trình đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của con người. Dưới tác động của các điều kiện lịch sử xã hội, ngay cả các quy luật sinh học trong tiến trình phát triển tộc người cũng bị biến dạng. Khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng, lối sống của bất cứ cá thể nào cũng hoàn toàn không phải là cái mang tính bẩm sinh. Ngoài tính bẩm sinh, lối sống đó còn được quy định bởi quá trình hoạt động sống của cá thể và hình thành trên cơ sở tích cực tham gia vào đời sống xã hội của cá thể ấy.

Khi tuyệt đối hóa hoạt động xã hội của con người, một số học giả phương Tây cho rằng con người hoàn toàn không kế thừa gì bản tính người của nó, rằng con người sinh ra vốnkhông phải là người mà chi trở thành người trong quá trình hoạt động sống của nó. Đó là quan điểm của các nhà triết học như K. Park, H. Cull. Với quan điểm như vậy về bản tính người của con người, họ đã phủ nhận sự kế thừa các đặc trưng tộc loại và bản tính sinh họe của con người. Họ cho rằng "con người sinh ra vốn không phải là con người" xét theo bản tính của nó với các đặc trưng về lối sống và với tư cách là một cá thể. Luận điểm này rõ ràng là không đúng, bởi các đặc trưng cá biệt về lối sống của con người được quyết định không chỉ về mặt xã hội, cho dù đây là yếu tố chủ yếu, mà ở một chừng mực nhất định, các đặc trưng ấy còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của di truyền sinh học. Luận điểm này cũng không đúng khi xem xét bản tính của con người ở cấp độ nội đung loài của nó. Công thức "con người sinh ra vốn không phải là con người" cần phải bị loại bỏ, bởi người ta cũng có thể nói "con người sinh ra vấn không phải là động vật". Bản tính của động vật không tương dung với sự phát triển xã hội. Với bản tính sinh học của mình, con người tiếp tục duy trì khả năng trực tiếp thích nghi với môi trường tự nhiên.

Con người vươn tới trình độ phát triển xã hội vì ngay từ khi ra đời nó đã nhận được một tổ chức cơ thể, mà trong đó, ngay từ đầu, khả năng phát triển thông qua hoạt động xã hội tích cực đã được "lập trình”. Điều đó có nghĩa là đời sống xã hội của con người không phải lúc nào cũng tạo ra bản tính con người cho mỗithế hệ và cho mỗi con người. Đời sống xã hội của con người chỉ tham gia vào quá trình duy trì và phát triển các đặc điểm tộc loại và bản tính sinh học đặc thù của con người mà ngay từ khi con người mới xuất hiện các đặc trưng ấy đã là vốn có của con người. Chính vì vậy mà trạng thái xã hội của con người thể hiện như là trạng thái tự nhiên của nó. Chỉ trong hoạt động xã hội, các đặc trưng ấy mới được khẳng định, thực hiện và nội đung hoạt động mang tính người của chúng mới được thể hiện và phát triển. Do vậy, sự di truyền các đặc trưng sinh học của con người luôn được quá trình tiến hóa của loài người và lịch sử sau đó của xã hội loài người duy trì và phát triển. Đó là cơ sở cần thiết cho sự phát triển lịch sử của xã hội, giống như sự kế thừa nội dung hoạt động xã hội mang tính đối tượng hóa của con người. Trong quá trình con người tham gia vào đời sống xã hội luôn diễn ra sự hợp nhất kinh nghiệm xã hội với tư cách cái tạo thành nội dung của thế giới người với bản tính tộc loại của con người được hình thành từ đời sống của mỗi cá thể người. Sự phát triển xã hội và quá trình tiến hóa sinh học của con người là cái quy định sự phát triển đa dạng theo hướng ngày càng làm phong phú lẫn nhau trong suất tiến trình phát triển xã hội của con người.

Các công trình nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa di truyền sinh học và tính kế thừa xã hội ở con người cho thấy, khi phân tích hành vi của con người, rất khó phân biệt ảnh hưởng của di truyền sinh học và ảnh hưởng của môi trường, vì con người có một hệ thống thần kinh rất phát triển. Nhờ hệ thống thần kinh ấy, di truyền sinh học chỉ ở con người mớithể hiện ra không phải với tư cách là phương tiện duy trì một phương thức hành động nào đó của con người thông qua sự tiếp nối thế hệ, mà được đặc trưng trước hết như là sự duy trì năng lực nắm bắt nội đung của đời sống xã hội và phát triển nội dung ấy. Giống như lối ứng xử xã hội, đời sống xã hội của con người không thể cố định được bằng di truyền sinh học. Cơ chế di truyền các đặc trưng sinh học của con người chỉ mã hóa năng lực hoạt động xã hội của con người, chứ không phải là bản thân đời sống xã hội của con người, không phải là nội dung của lối sống xã hội của nó. Chỉ với ý nghĩa đó, mới có thể xem xét sự phát triển của con người như là quá trình tích cực hóa bản tính sinh học của nó trong đời sống xã hội.

Quá trình này trước hết được quy định bởi nội đung của đời sống xã hội mà con người cần phải nắm bắt, tức là trình độ phát triển của văn hóa sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của xã hội, cũng như hệ thống giáo dục hình thành trên cơ sở đó. Song quá trình này cũng phụ thuộc đáng kể vào các yếu tố di truyền sinh học với tư cách cái thể hiện trong nó các năng lực này hay khác và năng lực cơ bản, xét từ nội dung tộc loại, năng lực trở thành con người. Mỗi con người khi sinh ra đều có được một tiềm năng thần kinh xác định, tiềm năng này cho phép nó duy trì và phát triển các hình thức ứng xử xã hội phức tạp. Sự tồn tại khả năng di truyền các đặc trưng sinh học của con người cho thấy, một mặt, các năng lực của con người không phải được "thiết kế" từ các vật, mà được phát triển trong cơ thể của nó trên cơ sở của sự tác động thực tiễn của con người đối với các sản phẩm lịch sử. Mặt khác, nó cho thấy vai trò của các yếu tố di truyền trong lốiứng xử xã hội của con người. Tiềm năng di truyền các đặc trưng sinh học của con người không chỉ định hướng sự phát triển của con người, mà còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn phương thức tồn tại của con người ở chừng mực tiềm năng đó phụ thuộc vào bản thân con người với tư cách một thực thể xã hội. Các yếu tố di truyền sinh học có khả năng tạo ra ở mỗi con người những ranh giới hạn định các năng lực của nó. Tuy nhiên, năng lực này không chỉ bị quy định bởi tiềm năng di truyền sinh học, mà còn bởi môi trường xã hội đã hình thành nên con người.

Sự phát triển trí tuệ cũng như toàn bộ phẩm chất tâm lý của con người được chế định bởi nhiều yếu tố tâm lý học di truyền hiện đại coi quá trình phát triển ấy như là kết quả của một sự tương tác phức tạp, mâu thuẫn giữa di truyền sinh học, môi trường sống, giáo dục và hoạt động của con người. Và hơn nữa, tâm lý học di truyền hiện đại đã cho thấy, sự thống nhất giữa các yếu tố này trong hoạt động người không những được thực hiện trong một tổ chức sinh học - xã hội mang tính chỉnh thể của con người, mà còn thể hiện ngay cả trong bản thân mỗi yếu tố đó. Theo tâm lý học di truyền hiện đại, yếu tố di truyền trong các hiện tượng phức tạp của hoạt động tâm lý và hoạt động xã hội của con người không phải là một quy luật sinh học thuần tuý, nội tại và hoàn toàn không phụ thuộc vào tồn tại xã hội của nó.

Quan niệm di truyền sinh học về quá trình phát sinh của cá thể người với tư cách là phản ứng không ngừng biến đổi của một tổ hợp vật liệu di truyền đối với môi trường sống đã đem lại cơ sở khoa học vững chắc cho việc nghiên cứu sự phát triển lịch sử của bản tính tộc loại ở con người. Yếu tố di truyền là cái vốn có trong bản tính tộc loại của con người, nhưng đó không phải là một nội dung đã được xác định trước, bất biến của hành vi tâm lý hay hành vi xã hội của con người, mà là tiềm năng cho sự hình thành các lực lượng bản chất xác định của con người.

Giống như mọi khả năng, tiềm năng di truyền sinh học không tự biến mất trongquá trình tiến hóa của người, mà tồn tại với tư cách là hiện thực vốn có trong suất quá trình hoạt động xã hội của con người. Chính vì vậy, người ta đã coi tiềm năng di truyền sinh học này là cái luôn tồn tại trong sự phát triển lịch sử của bản chất xã hội của con người và về mặt lịch sử, nó có mối liên hệ với quá trình phát triển của tồn tại xã hội của con người. Tiềm năng di truyền sinh học ấy thường xuyên chịu sự tác động ngày một tăng của tồn tại xã hội luôn phát triển và nhờ các biến đổi tương ứng của tồn tại xã hội này, góp phần phát triển bản thân tồn tại xã hội của con người. Đó là một đặc trưng cơ bản cho sự biến đổi lịch sử của bản tính tộc loại của con người và thể hiện ra qua sự mở rộng các khả năng sinh học cho tiến bộ xã hội của con người.

Quá trình tiến hóa sinh học của một loài động vật nào đó kết thúc ở sự cố định các đấu hiệu hình thái và hoạt động xác định của nó thông qua di truyền. Ngược lại, cái đặc trưng cho quá trình tiến hóa xã hội của loài người là sự bảo đảm nội dung ngày một phức tạp hơn của tồn tại xã hội bằng các phương tiện sinh học. Trong quá trình phát triển theo phương thức tiệm tiến của mình, tồn tại xã hội không ngừng làm "suy yếu” tính bảo thủ của tiềm năng di truyền sinh học. Tồn tại xã hội không ngừng phát triển đã góp phần vào việc tạo ra ở con người một hệ thống thần kinh linh hoạt, có khả năng phản ánh và tích cực thực hiện một nội dung xã hội ngày một phức tạp hơn. Do ảnh hưởng của sự phát triển xã hội, quá trình phát sinh tộc loại của con người đạt tới một tính cơ động cao về mặt di truyền và được bảo đảm bởi một hệ thống thần kinh hất sức linh hoạt, luôn phát triển cùng với hoạt động xã hội của con người và được thể hiện ra qua sự mở rộng khả năng biến đổi tiềm tàng di truyền sinh học và quá trình thực hiện tiềm năng ấy của con người.

Ảnhhưởng của sự xã hội hóa trong quá trình phát triển lịch sử của con người đã góp phần mở rộng các tiềm năng tâm sinh học và qua đó, cả các tiềm năng xã hội và hoạt động xã hội của nhân loại. Sự mở rộng này được thể hiện ra trong quá trình các cá thể người biến đổi các biểu hiện tâm sinh họe và xã hội của chúng, ở tính đa dạng và ngày càng hoàn thiện hơn của cá thể người, cũng như ở khả năng hoạt động ngày một rộng lớn hơn của nó trong lịch sử.

Như vậy, có thể nói, quá trình mở rộng tiềm năng di truyền sinh học của loài người, rất cuộc, cũng được quy định bởi sự phát triển lịch sử và quá trình hoàn thiện đời sống xã hội. Những biến đổi trong đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người luôn đi liền với những biến đổi về cơ cấu đi truyền sinh học của con người và của toàn bộ loài người. Những biến đổi này diễn ra do ảnh hưởng trực tiếp của những tác động xã hội và được thể hiện ra với tư cách là một trong các hình thức phản ứng của con người nhằm thích nghi với yêu cầu ngày một tăng của sự phát triển xã hội.

Do khả năng hạn chế, chúng tôi không thể sử dụng rộng rãi các thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại, đặc biệt là sinh học, để minh chứng cho các luận điểm trên về mối quan hệ giữa di truyền sinh học và tính kế thừa xã hội trong lịch sử phát triển con người.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử

    02/10/2006Phùng ĐôngViệc vận dụng vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội không chỉ làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thức xãhội và tồn tạixã hội, mà còn làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa đời sống tinh thần xã hộivà đời sống vật chất xã hội...

  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Về mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần trong sự phát triển của xã hội ta hiện nay

    17/04/2006Nguyễn Linh KhiếuThực tế cuộc sống cho thấy, các lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất đang chi phối hết sức mạnh mẽ cả nhận thức và hành động của các cá nhân và cộng đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động căn bản của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay là lao động sản xuất và kinh doanh...
  • Thử bàn về đối tượng nghiên cứu của xã hội học

    21/03/2006Lê Ngọc HùngXã hội học nghiên cứu hệ thống xã hội, "nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành hệ thống tổng thể xã hội...". Dựa vào tiếp cận hệ thống, tác giả khác gợi ra "một cách đặt vấn đề mới về bản chất đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học"...
  • Chung quanh vấn đề xã hội học văn hóa

    11/03/2006Lê Đình CúcNhững năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy và tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó... t
  • Ảnh hưởng triết học phương Tây trong quan niệm của Phan Bội Châu về con người

    22/10/2005Đỗ Thị Hoà HớiPhan Bội Châu là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông được coi như chiêc cầu nối giữa truyền thông và hiện đại. Trong tác phẩm Nhân sinh Triết học, về nền học vấn của phương Đông, trên cơ sở những giá trị dân tộc, Phan Bội Châu đã biết cách tiếp nhận những giá trị hiện đại của triết học phương Tây, đặc biệt là vấn đề phương pháp để làm mới quan niệm về con người. Trong tác phẩm này, nghiên cứu về con người của ông được sử dụng qua các khái niệm nhân thể, nhân tính, nhân dục, nhân cách, nhân sự. Qua đó, ông khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đồng thời, kêu gọi nhân dân biết cách giữ lấy giá trị truyền thông cũng như tiếp nhận những giá trị mới phù hợp của thời đại để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người...
  • xem toàn bộ