Lịch sử và giáo dục thời hội nhập
Thời đại đang làm biến đổi sâu sắc xã hội loài người, bao gồm cả việc đánh giá đúng các giá trị cơ bản. Lịch sử lẽ ra phải là điều khó thay đổi nhất, bởi vì chẳng ai thay đổi được những gì đã xảy ra. Thế nhưng, cách nhận thức lịch sử, cách để chúng ta vận dụng những bài học kinh nghiệm của lịch sử trong công cuộc giáo dục - trồng người lại đòi hỏi các nhà giáo dục học phải thay đổi thật nhiều…
Giáo trình “khô khan”, người dạy “công thức”, trò hiểu “qua loa”
Đã có một thời, chúng ta mặc nhiên cho rằng, sự mơ hồ hay là việc thổi phồng các sự kiện lịch sử, tô hồng hay đánh bóng chúng là một lẽ đương nhiên. Bởi vì, cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc và hàng chục năm chiến tranh gian khổ, cần đến việc nâng cao mọi giá trị tinh thần, phục vụ cho sự nghiệp chiến đấu và chiến thắng. Cách hiểu ấy được tuyệt đại đa số các nhà sử học và những người quan tâm đến lịch sử đồng nhất khái niệm đèn xanh trong những điều khiên cưỡng, thậm chí thái quá.
Hàng chục năm sau, chúng ta bỗng giật mình trước thực tế là các thế hệ học sinh, từ nông thôn tới thành thị, đều yếu và thiếu kiến thức lịch sử đến kỳ lạ. Thi Đại học, khối C (tức là những học sinh ít nhiều có đam mê lịch sử) mà lại có hàng ngàn điểm không hoặc nửa điểm môn sử, thì rõ ràng vấn đề thật sự nghiêm trọng. Câu trả lới cho sự thật là: Lịch sử trong sách giáo khoa (SGK) khô khan và tẻ nhạt quá!
Thứ nhất, nếu suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, luôn được nghe giảng đi giảng lại một “công thức” là, ta chỉ có thắng, địch chỉ có thua, mất mát của ta là chung chung, thiệt hại của kẻ thù là cụ thể, thì rõ ràng môn sử không thể hấp dẫn. Thứ hai, lịch sử chỉ có giá trị khi cả giáo viên làn học sinh đều biết gửi hồn vào đó Năm 1993, ở thành phố Kôbê của Nhật Bản có một sự kiện làm báo chí bàng hoàng và nhớ mãi: Ba nữ sinh trung học, thi thiếu điểm môn lịch sử Nhật Bản, đã cột tay vào với nhau rồi cùng nhảy từ trên tầng 11 xuống (!).
Lịch sử - lòng tự hào dân tộc, được đam mê và quý trọng đến mức ấy thì thử hỏi có học sinh nào không thích học? Ngược lại ở ta, cách dạy khái quát, mơ hồ và cách hiểu qua loa đã làm cho lịch sử bị biến thành môn number Z trong tất cả các môn phụ. Thứ ba, áp đặt là điều tối kỵ của nhận thức. Vậy mà, cứ nói đến phong kiến hay tư sản là y như rằng có các cụm từ "bè lũ quý tộc", "bọn tư sản". Sự thật còn bị đẩy xa đến mức vượt quá giới hạn của chân lý, khi chúng ta muốn đề cao một giá trị này liền tìm "giải pháp" bằng việc hạ thấp các giá trị kia (đánh giá Quang Trung và Triều Nguyễn là một dẫn chứng điển hình.
Cần phải thay đổi những gì?
Một là, phải biên soạn lại toàn bộ SGK lịch sử theo nguyên tắc khách quan và chính xác nhất có thề. Dĩ nhiên, C.Mác đã nhắc chúng ta rằng, khách quan là chủ quan một cách phổ biến, rằng khoa học xã hội luôn phải cỏ tính giai cấp... Tuy nhiên, nếu "quan điểm" được hiểu như là "quyền được thay đồi sự thật lịch sử" thì quả là điều tai họa. Chúng ta phải đồng ý quan niệm: Đã không nói thì thôi, đã nói là phải đúng. Chẳng hạn, sự việc mới xẩy ra có vài chục năm mà ngay cả Bảo tàng Quân đội cũng không thể xác định nồi là chính uỷ Bùi Văn Tùng hay đại uý Phạm Xuân Thệ thảo văn kiện đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc, thì làm sao học sinh có thể có niềm tin vào những sự bện cách đây lâu hơn? Lịch sử không thề "xếp" như xếp chỗ đậu cho xe tăng ở Dinh Độc lập: chiếc vào trước, đỗ trước nhưng thụt lại sau, chiếc vào sau, đỗ sau nhưng nhô lên trước(!).
Hai là, chương trình SGK hiện nay nặng về giới thiệu các cuộc chiến tranh quá. Ôn thi Đại học mà chỉ có ta tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu bao nhiêu, trận đánh nọ thế ấy chiến dịch kia thế này... thì quả thật, không hờ hững với lịch sử mới là chuyện lạ! Học xong lớp 12, rất nhiều những người trẻ tuổi không học lịch sử nữa. Tại sao không có những bài giảng về văn hoá Việt Nam, về những danh nhân Việt Nam? Học sinh chỉ biết những cái tên như Phan Bội Châu, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai... mà không hề hiểu bản sắc, tinh thần, dũng khí của những con người đó, “tai trở thành ai" như thế nào, giống và khác thời nay những gì. Dạy như thế, tức là cho học sinh xem “ảnh chụp mờ mờ” của lịch sử, tuyệt nhiên không sắc, thiếu hồn.
Ba là, SGK hiện nay "hô khẩu hiệu” quá nhiều, quá chung chung về những sự kiện lịch sử, trong khi đó lại chưa khai thác đủ về những vấn đề cần thiết. Chẳng hạn, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử thời nào cũng giống như thời nào. Vấn đề học sinh cần phải biết là, cũng nguyên nhân đó, thời chống Mỹ khác chống Pháp những gì? Mặt khác, có những sự kiện phi thường, chẳng hạn Cách mạng tháng 8/1945, cuộc Tổng tuyển cử 6/01/1946... lại không nêu được cái cốt lõi của sự kỳ diệu. Ví dụ, chỉ 4 tháng sau khi Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời tổ chức Tổng tuyển cử thành công là điều mà không một Nhà nước nào trên thế giới làm được, thì lại không phân tích, so sánh...
Dạy và học môn lịch sử thời hội nhập
Giáo dục học sinh tiếp cận lịch sử trong thời đại hội nhập toàn cầu ra sao? Hay nói cách khác, làm thế nào để học sinh quan tâm, dẫn đến say mê, từ đó biết yêu quý lịch sứ dân tộc và thích học môn lịch sử?
Việc biên soạn lại SGK phải được coi là ưu tiên số một. Rất nên thành lập ba nhóm biên soạn hoàn toàn độc lập với nhau, để có kết quả tối ưu cho sự lựa chọn hoặc bổ sung lẫn nhau. Cần tăng thêm 50% quỹ thời gian cho môn lịch sử. Quỹ thời gian của chương trình có thể phân bổ lại theo nguyên tắc mà ai cũng biết: văn, sử, triết bất phân". Việc tham quan bảo tàng, di tích lịch sử phải được đưa vào chương trình và nhất thiết phải hoàn toàn miễn phí. Làm sao học sinh có thề vào thăm một di tích lịch sử khi vé vào cửa là từ 15.000 - 30.000 đồng? Làm thế không thể có chuyện học đi đôi với hành, tức là cho học sinh "nghe" mà không thấy, không biết lịch sử cụ thể là gì. Không ai hiểu nổi việc học sinh đi thăm Địa đạo Vĩnh Mốc lại phải mua vé (dù có giảm) (?)
Có một mâu thuẫn phải giải quyết: phương pháp tiếp cận lịch sử của giới sử học tư sản là quá cá nhân hoá các sự kiện lịch sử, ngược lại, sử học của chúng ta đôi khi lại quá "tập thể hoá" các sự kiện lịch sử. Cả hai đều bất cập, lịch sử sẽ sống động, hấp dẫn hơn nhiều nếu tìm được điểm giao của hai phương pháp đó trong mối quan hệ biện chứng của hiện thực, đúng như những gì mà lịch sử đã tất yếu diễn ra...
Có một quan niệm phổ biến (ngay cả từ vô thức) cho rằng, tính Đảng phải đặt lên trên hết. Tính Đảng là vấn đề thuộc tính nguyên tắc, nhưng nếu quá lạm dụng nó đến mức bất chấp cả hiện thực lịch sử, thì chân lý sẽ bị biến hình thành một dạng tri thức mơ hồ của sự lẫn lộn các khái niệm. Chính trị hoá lịch sử là con đường ngắn nhất để lịch sử trở thành khô khan, đơn điệu, nhàm chán.
Các xã hội, các nền văn minh đều thay đổi. Nhận thức của con người ngày mai chắc chắn sẽ khác với hôm nay cũng như bây giờ đang rất khác với hôm qua. Nhưng lịch sử của một dân tộc luôn luôn là mãi mãi. Dân tộc có trường tồn, mạnh mẽ hay không tuỳ thuộc trước hết vào thái độ cách tiếp nhận lịch sử của những thế hệ đã và đang sinh ra. Hiện tại hay tương lai sẽ chệch hướng, lầm lạc hay thậm chí vương vào thảm họa nếu con người coi thường những giá trị văn hoá, truyền thống...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường