Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử

01:07 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Mười, 2006

Việc vận dụng vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội không chỉ làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thức xãhội và tồn tạixã hội, mà còn làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa đời sống tinh thần xã hộivà đời sống vật chất xã hội...

"Đời sống tinh thần xã hội" được chú ý xem xét với tư cách là phạm trù triết học bắt đầu từ cuối nhưng năm 50, đầu những năm 60 trong các tài liệu triết học ở Liên Xô (cũ) Từ đó đến nay, thuật ngữ "đời sống tinh thần xã hội" được sử dụng tương đối việc vận dụng vấn để cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội không chỉ làmxuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thứcxã hộivà tồn tại xãhội, mà còn làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa đời sông tinh thần xã hội và đời sống vật chất xãhội.

Phạm trù ý thức xã hội, về cơ bản, mới chỉ nói lên mặt nhận thức luận của lĩnh vực tinh thần - những giá trị tinh thần với tư cách là kết quả của sự phản ánh. Trái lại, phạm trù đời sống tinh thần xã hội vừa nói lên mặt nhận thức luận của lĩnh vực tinh thần, vừa nói lên mặt xã hội học của lĩnh vực đó mặt chực tiễn tinhchần, bao gồm tất cả nhưng hoạt động và quan hệ tinh thần. Đời sống tinh thần xã hội được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân phôi, tiêu dùng giá trị tinh thần...)đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh thần...). Nói đến đời sống tinh thần xã hội là nói đến tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng, những quá trình tinh thần. Với ý nghĩa như vậy, nội dung phạm trù đời sống tinh thần xã hội được chúng tôi hiểu như sau: Đời sống tinh thầnxã hội là tất cảnhững giá trị, sảnphẩm, hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quanhệ tinh thần của con người phản ánh đời sống vật chất xã hội vàđược thể hiện như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinhthần của con người trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.

Văn hoá tinh thần cũng là khái niệm có liên quan đến phạm trù đời sống tinh thần xã hội. Tương tự như đời sống tinh thần xã hội, văn hoá tinh thần không chỉ bao gồm những giá trị tinh thần mà còn bao gồm cả những hoạt động và quan hệ tinh thần của con người. Song, khác với đời sống tinh thần xã hội, văn hoá tinh thần chỉ bao gồm một phần chứ không phải tất cả những giá trị, những hoạt động và quan hệ tinh thần nói chung. Văn hoá tinh thần, theo cách hiểu của chúng tôi, là toàn bộ những giá trị, nhưng hoạt động, những quan hệ tinh thần có tính chất bền vững, ổn định và được định hình theo những cách thức, chuẩn mực đặc thù của một dân tộc, quốc gia. Trái lại, đời sống tinh thần xã hội, ngoài những yếu tố của văn hoá tinh thần, nó còn bao hàm một dung lượng, một phạm vi tinh thần rộng lớn khác. Chẳng hạn, nhiều sách báo, tranh ảnh, băng nhạc, băng hình...hay, nói một cách trừu tượng hơn, nhiều quan điểm, lý thuyết, tình cảm...từ nước ngoài đưa vào không liên quan gì đến tính đặc thù dân tộc (không thuộc văn hoá tinh thần), song chúng vẫn được lưu truyền trong cái xã hội mà dân tộc đó tồn tại (vẫn thuộc đời sống tinh thần xã hội).

Có thể khẳng định rằng phạm trù đời sống tinh thần xã hội là một phạm trù rộng, nó bao gồm ý thức xã hội, văn hoá tinh thần và nhiều hoạt động và quan hệ tinh thần khác nữa. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ phụ thuộc. Điều đó có nghĩa là ý thức xã hội và văn hoá tinh thần chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội.

Liên quan đến phạm trù đời sống tinh thần xã hội còn phải kể đến phạm trù "kiến trúc thượng tầng". Phạm trù kiến trúc thượng tầng cũng tương tự như khái niệm văn hoá tinh thần, mới chỉ nói lên phần nào mặt nhận thức luận và mặt thực tiễn tinh thần. Trong nội dung phạm trù kiến trúc thượng tầng bao gồm tư tưởng, tổ chức và thiết chế. Tư tưởng ở đây được hiểu là bao gồm tết cả các hình thái ý thức xã hội. Về mặt nhận thức luận, các hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng chưa phản ánh hết nội dung phạm trù ý thức xã hội. Nói cách khác, ngoài các hình thái ý thức xã hội, ý thức xã hội còn bao gồm các yếu tố khác nữa như tâm lý xã hội, tâm lý dân tộc, tâm lý cá nhân, ý thức cá nhân… Về mặt thực tiễn tinh thần, những hoạt động và quan hệ tinh thần thuộc kiến trúc thượng tầng chỉ là một phần (có thể là phần quan trọng) trong hệ thống hoạt động và quan hệ tinh thần rộng lớn của xã hội. Bởi vì ngoài những tổ chức, cơ quan nhà nước (kể cả những tổ chức phi chính phủ) về văn hoá, tư tưởng, khoa học, những hoạt động và quan hệ tinh thần còn được thực hiện bởi đông đảo quần chúng nhân dân (thể hiện rõ nhất trong văn hoá dân gian, văn học dân gian). Như vậy, mối quan hệ giữa đời sống tinh thần xã hội và kiến trúc thượng tầng là mối quan hệ giao nhau chứ không phải là mối quan hệ phụ thuộc. Nói tóm lại, với hệ thống các phạm trù, khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử mà chúng ta đã biết, mặc dù các phạm trù ý thức xã hội, kiến trúc thượng tầng và khái niệm văn hoá tinh thần đã phản ánh được những đặc trưng rất cơ bản của đời sống tinh thần xã hội loài người, song tổng số các phạm trù, khái niệm đó cũng không hoàn toàn thay thế được phạm trù đời sống tinh thần xã hội.

Việc xuất hiện phạm trù đời sống tinh thần xã hội trước hết là do nhu cầu phát triền của chủ nghĩa duy vật lịch sử, do nhu cầu hoàn thiện bộ máy phạm trù của nó - nhằm phản ánh đầy đủ hơn các lĩnh vực, các hiện tượng các quá trình và các quy luật phát triển chung nhất của xã hội. Với tư cách là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phạm trù đời sống tinh thần xã hội có vị trí và ý nghĩa to lớn trong hệ thống phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó vừa thể hiện được sự vận dụng triệt để vấn đề cơ bản của triết học vào việc giải quyết lĩnh vực tinh thần của xã hội, vừa thể hiện được tính thực tiễn xã hội của lĩnh vực đó. Cần chú ý rằng, trong nhiều trường hợp, nó không chỉ thay thế được phạm trù ý thức xã hội, khái niệm văn hoá tinh thần, mà còn nói lên được tính chất bao quát, toàn vẹn của lĩnh vực tinh thần.

Với tư cách là đối tượng của nghiên cứu triết học, đời sống tinh thần xã hội vừa được nghiên cứu ở cấp độ chung nhất, lại vừa được nghiên cứu ở cấp độ tương đối cụ thể (nghiên cứu theo thành phần, lĩnh vực). Xuất phát từ sự nghiên cứu, ngoài cách phân chia theo hình thái, thành phần, lĩnh vực, yếu tố như cách phân chia theo ý thức xã hội (ý thức chính trị, pháp luật, nghệ thuật...hoặc, hệ tư tưởng chính trị, tâm lý xã hội, khoa học, hay, ý thức lý luận, ý thức thông thường...),đời sống tinh thần xã hội còn bao hàm cách phân chia có tính chất thực tiễn - đời sống. Cách phân chia này có thể căn cứ vào các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn, A.K.Uleđốp chia đời sống tinh thần thành bốn lĩnh vực: đời sống tư tưởng, đời sống khoa học, đời sống thẩm mỹ - nghệ thuật và đời sống văn hóa). Còn A.I.Iaxenkô lại chia đời sống tinh thần ("thế giới tinh thần") thành ba lĩnh vực : thế giới tình cảm, thế giới lý trí và thế giới tư tưởng. Theo chúng tôi, cách phân chia của Uleđốp có phần hợp lý hơn - nó phản ánh hầu hết các mặt ý thức hệ thống như mặt thực tiễn (đời sống) của đời sống tinh thần xã hội. Còn cách phân chia của Iaxenkô, có lẽ tác giả đã quá nhấn mạnh đến mặt ý thức hệ và do vậy, xem nhẹ mặt thực tiễn của đối tượng nghiên cứu. Dẫu sao, có thể nhận thấy ngay cả cách phân chia của Uleđốp vẫn chưa bao quát hết các mặt, các khía cạnh của đời sống tinh thần. Ngoài bốn lĩnh vực mà Uleđốp nêu ra, theo chúng tôi, còn có thể chia thêm một số lĩnh vực khác nữa như đời sống dư luận - đạo đức, đời sống tâm lý xã hội, đời sống tâm linh - tín ngưỡng. Ba lĩnh vực này không chỉ nói lên tính chất bền vững, đã trở thành thói quen, tập quán, lối ứng xử...của con người (tức là đã trở thành văn hoá tinh thần và thuộc đời sống văn hoá tinh thần), mà còn bao hàm trạng thái sinh động, thường xuyên biến đổi của những thái độ, quan niệm sống, tâm trạng, ý chí, tình cảm, nguyện vọng của con người.

Sự thật thì, các lĩnh vực của đời sống tinh thần nằm trong chỉnh thể thống nhất, thường xuyên tác động lẫn nhau và đan xen vào nhau. Ranh giới giữa các lĩnh vực đó mang ý nghĩa rất tương đối. Trên thực tế, có những yếu tố vừa thuộc lĩnh vực này lại vừa thuộc lĩnh vực kia. Chẳng hạn, không có một hành vi, một thái độ, một quan niệm sống nào (thuộc đời sống dư luận - đạo đức) lại không thấm nhuần tâm lý cá nhân, tâm lý cộng đồng hay tâm lý xã hội (thuộc đời sống tâm lý xã hội). Tâm lý xã hội, nhất là tâm lý cộng đồng, chính là chất keo gắn kết các hành vi đạo đức cá nhân, nhằm hướng tới một mục đích, một lý tưởng chung nào đó mang ý nghĩa cộng đồng và ý nghĩa xã hội. Tương tự như vậy, không cỏ một giáo lý một nghi thức, một hoạt động tín ngưỡng - tôn giáo nào (thuộc đời sống tâm linh - tín ngưỡng) lại không bị chi phối bởi những sắc thái tâm lý của cộng đồng, dân tộc (thuộc đời sống tâm lý xã hội), hoặc bởi những quy tắc, quy phạm đạo đức của cộng đồng, dân tộc (thuộc đời sống dư luận - đạo đức).

Cũng cần lưu ý rằng, chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu đời sống tinh thần xã hội ở cấp độ chung nhất. Theo chúng tôi, cấp độ chung nhất trong sự nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử về đời sống tinh thần xã hội được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau đây:

Thứ nhất,chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa đời sống tinh thần xã hội và đời sống vật chất xã hội. Đời sống tinh thần xã hội phản ánh đời sống vật chất xã hội, chịu sự quy định, chi phối của đời sống vật chất xã hội. Khi đời sống vật chất thay đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của đời sống tinh thần. Nói một cách cụ thể hơn - như C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" khi sản xuất vật chất thay đổi thì nó sẽ kéo theo sự thay đổi của sản xuất tinh thần. Nhu cầu và lợi ích tinh thần, xét cho cùng, thường xuyên chịu sự chi phối của nhu cầu và lợi ích vật chất. Xéttheo mặt bằng xã hội, con người thường có "mức sống" tinh thần tương ứng với mức sống kinh tế. Mặt khác, chủ nghĩa duy vật lịch sử còn vạch ra sự thống nhất giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ, đờisống tinh thần tồn tại thông qua đời sống vật chất. Đời sống vật chất là phương tiện, phương thức thể hiện của đời sống tinh thần. Nói cách khác, đời sống vật chất là phương tiện thể hiện mặt bản thể luận của đời sống tinh thần. Chẳng hạn, những giá trị tinh thần bao giờ cũng phải được tồn tại, phát triển thông qua một số cơ sở, phương tiện vật chất như nhà in, đài phát thanh, đài truyền hình, thư viện, viện bảo tàng… và được vật chất hoá dưới nhiều hình thức như sách báo, tranh ảnh, băng hình, băng nhạc, tượng đài, đình chùa…

Thứhai, chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu đời sống tinh thần xã hội với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, với tư cách là một hệ thống đang hoạt động. Đó là một chỉnh thể, một hệ thống bao gồm những hoạt động và quan hệ tinh thần được tiến hành trong cả một quá trình - từ sản xuất tinh thần đến trao đổi, phân phối, tiêu dùng và cất giữ những giá trị tinh thần. Cần phải nghiên cứu những yếu tố đó trong sự tác động qua lại của chúng. Chẳng hạn, hoạt động và quan hệ sản xuất tinh thần quyết định các hoạt động và quan hệ tinh thần khác (trong trao đổi, phân phối...những giá trị tinh thần), song các hoạt động và quan hệ tinh thần khác lại tác động trở lại hoạt động và quan hệ sản xuất tinh thần. Nhu cầu và lợi ích tinh thần là động lực thúc đẩy hoạt động và quan hệ sản xuất tinh thần cũng như các hoạt động và quan hệ tinh thần khác. Trái lại, hoạt động và quan hệ sản xuất tinh thần cũng như các hoạt động và quan hệ tinh thần khác lại là nhân tố quyết định, chế định nhu cầu và lợi ích tinh thần. Cũng cần phải đi sâu nghiên cứu bản chất và đặc trưng của hoạt động và quan hệ tinh thần. Trong quá trình nghiên cứu này, cần phân biệt được sự đồng nhất và khác biệt giữa hoạt động và quan hệ tinh thần với các hoạt động và quan hệ khác như hoạt động và quan hệ sản xuất vật chất, hoạt động và quan hệ chính trị - xã hội…

Thứ ba,chủ nghĩa duy vật lịch sứ vạch ra tính độc lập tương đối của đời sốngtinh thần xã hội. Tính độc lập tương đối này vừa thể hiện trong việc phản ánh đời sống vật chất, lại vừa thể hiện trong bản thân các hoạt động và quan hệ tinh thần. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không nhưng chứng minh rằng hoạt động và quan hệ tinh thần, nhu cầu và lợi ích tinh thần, xét cho cùng, chịu sự chi phối của hoạt động và quan hệ sản xuất vật chất, của nhu cầu và lợi ích vật chất, mà còn chỉ ra rằng những cái thuộc về tinh thần đôi khi tồn tại và phát triển một cách thuần tuý theo quy luật nội tại của chúng (tương đối độc lập). Điếu đó thể hiện ở chỗ , đôi khi những hoạt động và quan hệ tinh thần, những nhu cầu và lợi ích tinh thần lại "vượt trước" hoặc "tụt hậu” so với những hoạt động và quan hệ sản xuất vật chất, với những nhu cầu và lợiích vật chất. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng trong những giai đoạn lịch sứ nhất định, những hoạt động tư tưởng ráo riết (chăng hạn, sự tuyên truyền, truyền bá những tư tưởng cách mạng) bao giờ cũng là sự mở đầu cho một cuộc cách mạng xã hội. Nói cách khác, trong nhưng thời điểm nhất định, hoạt động tư tưởng diễn ra trước hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động vật chất - xã hội (sự thay đổi quan hệ sản xuất vật chất).

Thứ tưchủ nghĩa duy vật lịch sử không chỉ nghiên cứu mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các thành phần, lĩnh vực, yếu tố của đời sống tinh thần xã hội với tư cách là những trình độ, những phương thức, cách thức phản ánh đời sống vật chất, mà còn chỉ ra mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa chúng trong một hệ thống những hoạt động và quan hệ đặc biệt của thế giới tinh thần. Chẳng hạn, nghiên cứu sự tác động qua lại giữa hoạt động tư tưởng và hoạt động nghệ thuật, giữa hoạt động văn hoá hoạt động khoa học…

Như vậy, việc nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của đời sống tinh thần xã hội ở cấp độ chung nhất cần có sự kết hợp cả ba góc độ nghiên cứu là nhận thức luận, bản thể luận và xã hội học. Chỉ có sự kết hợp như vậy thì mới hiểu được đời sống tinh thần xã hội là cái vừa đối lập lại vừa thống nhất với đời sống vật chất xã hội, vừa có tính chất trừu tượng - thuần tuý tinh thần, lại vừa có tính chất hiện thực - thực tiễn tinh thần.

Cần chú ý rằng, việc vạch ra nội dung phạm trù đời sống tinh thần xã hội còn cho phép nghiên cứu đời sống tinh thần xã hội ở cấp độ kém chung hơn. Đó thường là các phân ngành của triết học như đạo đức học, mỹ học, triết học nghệ thuật, triết học tôn giáo, triết học văn hoá, hoặc một số bộ môn gần gũi với triết học như tâm lý học, tâm lý học xã hội, văn hóa học, xã hội học văn hoá, nghệ thuật học... Các khoa học này chính là sự nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể của đời sống tinh thần xã hội. Chúng nghiên cứu các lĩnh vực tinh thần không chỉ có góc độ nhận thức luận mà còn ớ nhưng góc độ khác nữa.

Để nghiên cứu đời sống tinh thần một cách có hiệu quả, thông thường người ta phải chú trọng sứ dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, về các quy luật của lý luận nhận thức, đồng thời người ta cũng phải tiếp thu những thành quả nghiên cứu trong các lĩnh vực khác như đạo đức học, mỹ học, triết học nghệ thuật, triết học văn hoá… Trong một tương quan đó, có thể thấy những kết quả nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sứ về đời sống tinh thần xã hội lại là cơ sở phương pháp luận quan trọng cho các khoa học khác.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại

    04/04/2016Quỳnh Nhi thực hiệnĐời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ. Những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã khiến cho nhiều dân tộc, trong đó có người Việt chúng ta, đôi khi đứng trước những lựa chọn khá nan giải. Hình ảnh người Việt sẽ như thế nào sau vài ba chục năm nữa đi theo tiến trình toàn cầu hóa?
  • Bản chất và quy luật của đời sống tinh thần

    11/10/2014Đào Duy ThanhTrong lịch sử nhận thức của loài người, do các cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học đưa ra những quan niệm khác nhau về khái niệm "Tinh thần". Phái duy tâm khách quan nhìn thấy yếu tố tinh thần từ bên ngoài con người, còn duy tâm chủ quan lại nhìn thấy yếu tố tinh thần từ trong chính bản thân con người...
  • Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật

    30/08/2006Ngọ Văn NhânTrước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng... đặc biệt là dư luận xã hội...
  • Một số vấn đề về thực trạng và định hướng phát triển đời sống tinh thần ở nước ta

    03/07/2006Phùng ĐôngTừ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, hầu hết các lĩnh vực của đời sốngtinh thần ở nước ta đều có những thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên, vẫn còn có những lĩnh vực tinh thần chậm chuyển đổi, chưa phản ánh kịp thời những thay đổi của đời sống vật chất - xã hội. Việc xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, hiện đại, phát triển theo hướng hài hoà, đồng bộ đang trở thành nhu cầu cấp thiết...
  • Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

    07/06/2006Nguyễn KiênXã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Về mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần trong sự phát triển của xã hội ta hiện nay

    17/04/2006Nguyễn Linh KhiếuThực tế cuộc sống cho thấy, các lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất đang chi phối hết sức mạnh mẽ cả nhận thức và hành động của các cá nhân và cộng đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động căn bản của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay là lao động sản xuất và kinh doanh...
  • Các hệ tư tưởng và môi trường văn hóa, xã hội

    01/01/2006Nguyễn Đức ĐànMôi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ. Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • Phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội

    07/07/2005Thực ra tên đầy đủ của tủ sách là SOS2. Tôi đã không nói rõ SOS2 nghĩa là gì nên nó gây tò mò. Có người nghĩ là khẩn cấp bình phương, tức là rất khẩn cấp. Và hiểu như thế cũng được. Cái tên cũng có cuộc sống riêng của nó, chưa chắc đã như chủ ý ban đầu của người đặt tên... Tôi coi mỗi xã hội là một hệ thống, một hệ thống rất phức tạp... Mục đích của tủ sách muốn giới thiệu các tác phẩm chọn lọc, có thể được coi là phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội...
  • Cuộc sống ở xã hội ảo

    22/10/2004Bên cạnh một thế giới thực mà mỗi người đang góp mặt, một thế giới khác cũng có thật và đang tồn tại với đầy đủ các cung bậc của đời thường. Xã hội ấy được tìm thấy trên mạng Internet...
  • Tự nhiên lấn át xã hội

    11/01/2004Lan Hương80/20 là tỷ lệ học sinh theo học tại ban KHTN và ban KHXH tại hầu hết các trường phân ban. Trong 100 học sinh có tới 80 em chọn học ban KHTN.
  • xem toàn bộ