Quá khứ và hiện tại

10:43 SA @ Thứ Năm - 06 Tháng Mười Một, 2014

Đời người ai cũng có quá khứ, dĩ vãng và những kỷ niệm ghi trong ký ức một cách tự nhiên - nhớ mãi - không thể nào quên được. Ký ức vui hoặc là kỷ niệm buồn đều tác động tới cuộc sống hiện tại của con người, với từng người. Dĩ vãng, kỷ niệm ấy, quá khứ ấy, có thể nâng cao hoặc hạ thấp giá trị của con người. Quá khứ ấy, kỷ niệm ấy sẽ thành sức mạnh, niềm tự hào hoặc ngược lại. Nói chung và dễ thấy ở quá khứ và dĩ vãng, thường là chuyện buồn, sự đau đáu, man mác, hoài niệm, trăn trở, đặc biệt với tình yêu.

Quá khứ - dĩ vãng là những gì đời người đã trải qua, đã đi qua rồi, chỉ còn để lại trong ký ức nỗi nhớ, niềm bâng khuâng, dằn vặt nào đấy “rũ không ra, thả không buông”. Nếu mọi “sự đời” tất cả đều như thế thì con người ta không thể nào sống yên ổn một cách nhẹ nhõm, thanh thản được. Chẳng ai muốn thế, nhưng “sự đời” nó lại như thế. Chấp nhận hay không chấp nhận là bơi... tự mình. Không ai sống thay cho cuộc sống, cuộc đời, cũng như tình yêu của mình, với người mà mình thực sự yêu thương được.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Yêu nhau, củ ấu cũng tròn. Ghét nhau, bồ hòn cũng méo”. Ký ức và quá khứ giữ vai trò “ghê lắm” về cái sự yêu, ghét ấy đối với nhau, nhất là trong tình yêu.

Quá khứ nếu chỉ là điều buồn thảm, day dứt, thì đấy là quá khứ, hồi ức nguy hiểm, chỉ huỷ diệt không chỉ ý chí vươn lên của con người mà còn cả với tình yêu. Gọi là: Quá - khứ - tiêu - cực.

Nhằm chế ngự (giảm bớt, làm cho quên đi, mất đi) loại quá - khứ - tiêu - cực, con người cần phải rất tỉnh táo, sáng suốt và dũng cảm, nhân hậu.

Ví dụ: một người vợ (người chồng) trong một lúc nào đó, hoàn cảnh nào đó đã phản bội vợ (chồng) thì sau đó cần phải sống, đối xử như thế nào đấy với vợ (chồng) để xoá đi, chuộc lại cái quá khứ tội lỗi, sai lầm của mình một cách chân thành, hợp với lẽ đời, tự mình tìm lại, lấy lại tình yêu và hạnh phúc cho mình. Nếu không, kết quả sẽ là…xấu.

Người xưa có câu rất dữ dội, nghe mà toát mồ hôi, điếng người:

“Lấy điếm (gái điếm) về làm vợ, không ai lấy vợ để rồi đi làm điếm (ngoại tình)”. Với đàn ông cũng vậy. Nhằm nói về sự chung thuỷ của tình yêu, nghĩa vợ chồng mà xoá bỏ quá khứ.
Quá khứ xa xưa, ai mà chẳng có. Nào mấy ai yêu lần đầu từ buổi “tình yêu trẻ con - tình yêu dại khờ” mà đã nên đầu nền đũa. Cuộc sống, cuộc đời vừa phong phú vừa phức tạp lắm. Xưa đã thế và nay cũng thế. Càng “hiện đại” càng phải tỉnh táo. Quá khứ trước, sau… là việc đã qua rồi. Quan trọng là…bây giờ, là hiện tại.

Hồi còn trẻ, (tôi xin lỗi anh chị là nhân vật tôi sắp kể - chẳng biết giờ anh chị ở nơi đâu, còn sống hay đã mất mà tôi kính trọng tình yêu của anh chị) tôi được chứng kiến tình yêu của hai người hơn tuổi tôi. Anh, là giáo viên, như tôi lúc ấy. Song, tôi là cán bộ của Ty giáo dục (như Sở giáo dục bây giờ). Chị, nguyên là “gái nhẩy” - từa tựa “cave” hiện nay. Tôi đã phải “thèm” tình yêu của chị ý dành cho chồng. Anh ấy đã là một người chồng có người vợ yêu anh…đúng là “hết ý”. Chị đã như, đã là “nước suối ban mai giữa dòng” như câu thơ ở bài thơ “Cô gái sông Hương” của nhà thơ Tố Hữu đã viết từ những năm 40 của thế kỷ XX. Thực lòng, tôi coi chị như người chị. Và anh, đúng là anh tôi. Dù đã chuyển nơi công tác đã ngót nửa thế kỷ, tôi vẫn nhớ anh chị. Quá khứ dù nặng nề đến bao nhiêu, khi tình yêu chân chính đến, quá khứ sẽ bị chôn vùi bởi tình người yêu thương nhân hậu.

Quá khứ sẽ luôn luôn trỗi dậy, khi con người coi thường hoặc không coi trọng quá khứ. Đúng. Quá khứ trở về một cách dữ dội, nguy hiểm lắm. Khi tình yêu - lòng nhân hậu, yêu thương đã đứng ra ngoài, thì quá khứ sẽ tiêu diệt tình yêu. Đấy là sự thật, là chuyện có thật ở trên đời.

Lục lọi và khơi dậy quá khứ vốn không phải là ký ức vui vẻ gì, sẽ chỉ có tác dụng huỷ hoại tình yêu.

Có một chị là học sinh cũ của tôi ở cấp tiểu học khi bỏ chồng (chứ không phải là chồng bỏ) đã ngao ngán kể với tôi:

Khi yêu anh ấy, em đã nói thật là em đã bị phản bội từ mối tình đầu. Anh ấy có chấp nhận thì hãy yêu em và lấy em làm vợ. Thực lòng, em yêu anh ấy và biết ơn anh ấy yêu em, cưới em. Song, anh ấy cứ luôn nói voà lúc vợ chồng có chuyện gì đấy khác ý nhau rằng: “Tôi biết tôi chỉ là thằng đổ vỏ cho đứa đã ăn ốc, thằng ăn của thừa…”. Thầy ạ, sống như thế, làm sao mà sống được. Thà ở vậy cho xong.

Chị ấy - cô học sinh năm xưa của tôi, đâu có phải… ở vậy. Giờ đây, chị có hẳn một gia đình êm ấm và hai đứa con đủ nếp đủ tẻ, khi gặp tôi đều cúi chào tôi là…ông. Tôi nói đùa: “Chào là bác thôi”! Thì cháu lớn 15 tuổi thưa: “Ông là thầy giáo của mẹ con, con phải chào là ông ạ”!

Quá khứ khi đã được chôn vùi bởi tình yêu và lòng nhân hậu của con người, hạnh phúc sẽ hiện ra…

Quá khứ không thể nào bằng hiện tại.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tương lai trong lòng quá khứ

    06/02/2009Nguyễn QuânÔi cái biện chứng văn hóa - kinh tế: quá khứ - hiện tại - tương lai, bảo tồn - phát huy - khai thác du lịch đang là một thách đố lớn nhất của quốc gia ta. Khó vô cùng. Các vị có biết cho không !
  • Biện chứng của quá khứ

    08/08/2014Nguyễn Trần BạtTại sao quá khứ lại hấp dẫn và quan trọng đối với loài người như vậy? Sự hấp dẫn của quá khứ là do chính nó hay do con người bất lực và chỉ biết kéo lê quá khứ của mình đến tương lai? Đó chỉ là hiện tượng, hãy nhìn sâu hơn vào tâm hồn của mỗi con người để thấy rằng, có con người nào mà không mơ ước về tương lai, có dân tộc nào mà không hướng về tương lai? Quá khứ thật hấp dẫn nhưng quá khứ có vai trò như thế nào đối với tương lai? Tương lai, thực ra là gì và làm thế nào để có được nó?
  • Làm sao thoát khỏi nghịch cảnh?

    07/11/2013Vệ GiangTrong cuộc sống nghịch cảnh không ngừng phát sinh, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, tình yêu... Khi sống trong cảnh ấy, con người luôn phải chịu sự dằn vặt, đau khổ, khó mà tìm thấy được sự bình yên trong tâm hồn. Cho nên muốn đạt được hạnh phúc thì không cách nào thoát hơn là phải hóa giải được nghịch cảnh ấy...
  • Chữ “Nhẫn” thời nay

    08/09/2008Trịnh Trung HòaCa dao trước có câu: “Chồng giận thì vợ làm lành. Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì”? Nếu người đàn ông nào may mắn lấy được người vợ ấy có lẽ khó mà giận được. Thế nhưng trong thực tế chẳng mấy khi tìm được người đàn bà như thế. Nhất là thời nay, nam nữ bình đẳng chẳng ai chịu nhường ai. Trái lại, phụ nữ có khi còn nóng tính hơn cả đàn ông...
  • Cội nguồn hạnh phúc

    14/05/2008Nguyễn Minh PhươngHiếm ai thấy được khuôn mặt hạnh phúc toàn vẹn. Thế nhưng ai cũng hiểu để chung sống suốt đời với một người khác giới gọi là vợ hay chồng, rất cần yêu và thấu hiểu con người đó. Không chỉ yêu đôi mắt, làn môi, mà cần cả yêu tính cách, cử chỉ và hành động. Đó là tâm hồn ở mỗi người, là vẻ riêng biệt ẩn chứa bên trong con người đó...
  • Bến đỗ bình yên của con thuyền

    01/01/1900Thu LiễuLiệu mỗi người trong chúng ta không làm nghề sông nước có hiểu hết những ân nghĩa hàm chứa trong câu nói: gia đình phải là bến đỗ bình yên cho mỗi con thuyền neo đậu trong cuộc sống hiện đại hôm nay? Và điều quan trọng nhất là chúng ta phải làm gì để gia đình mãi là bến đỗ bình yên.
  • Quá khứ và tương lai trò chuyện

    31/12/2006Nguyễn Thị Giông DàiQuá khứ này, anh là kẻ bạc tình bạc nghĩa, một đi không trở lại thế mà người ta lại luôn nhớ về anh. Trong khi tôi đầy khát khao, mong đợi, ngóng chờ thì vẫn chỉ bị coi như một khái niệm. Bí quyết của anh là gì vậy?
  • xem toàn bộ