Thử lý giải một vài nguyên nhân của hiện tượng Hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc

09:10 SA @ Thứ Sáu - 11 Tháng Mười Một, 2005

Đề tài hội nhập văn hóa như một quy luật sống còn của lịch sử dân tộc được chúng tôi đeo đuổi từ thập kỷ 80 thế kỷ XX đến nay, dưới nhiều khía cạnh, trong nhiều bài viết từng công bố đây đó. Lần này, trong khuôn khổ một hội thảo, chúng tôi chỉ tóm lược lại một vài điểm nổi nhất về hiện tượng này tại chùa Quỳnh Lâm, mong từ góc nhìn hiện đại cập nhật hóa một câu chuyện tưởng như đã là chuyện của quá vãng, và trong con mắt thông tục chỉ còn là đối tượng của nhà “khảo cổ”.

1. Hiện t­ượng hội nhập ba thành tố Phật, Nho và Đạo là một hiện tư­ợng đặc sắc hiếm có trong sinh hoạt của cộng đồng ngư­ời Việt dư­ới thời đại Lý-Trần (xin dùng danhty để gọi chung một thời kỳ lịch sử kéo dài từ năm 938 đến 1406, mà chủ yếu là hai triều đại Lý: 215 năm, và Trần: 175 năm), nó là nét riêng góp phần tạo nên một bầu không khí về sau dư­ờng như­ không còntìm thấy lại;ng chính nó đã góp phần tạonên bản sắc ­ưu mĩ của văn hóa Việt Namtrong năm thế k tự chủbuổi đầu này. Có thể coi đây là kết quả của nhiều điều kiện, nhiều nhân tố khác nhau, nhưng trong đó, theo chúng tôi, có một điều kiện hết sức quan trọng - đó là sự cởi mở về quan điểm chính trị của các chính quyền nhà nước đư­ơng đại thuở ấy, do bản lĩnh, tầm nhìn, và sự mẫn cảm phi thường của ngư­ời nắm vận mệnh đất nư­ớc thấu hiểu đ­ược các yêu cầu của lịch sử, thể hiện cụ thể hóa bằng nhiều chủ trương chính sách của triều đình. Những công việc song song và đan cài vào nhau suốt cả thời kỳ này, bao giờ cũng biểu hiện sự đối xử cân bằng vị thế giữa cả Phật, Nho và Đạo, như­: vừa cho dựngchùa, lập các đạo cung,đạo quán, xây đền miếu, vừa cấp độ điệp cho sư­ sãi, đặt giai phẩm cho tăng đạo, sắc phong cho các vị Nho thần, lại vừa cho dựng Văn Miếu và Quốc Tử Giám, mở khoa thi Nho học, đồng thời cũng mở cả khoa thi Tam giáo dành cho những quan chức chuyên trách việc tôn giáo, tế lễ hoặc những ng­ười làm Giám đốc các đền miếu, chùa chiền.

Chỉ dẫn chứng một ông vua là Trần Nhân Tông (1258-1308) thôi, ta thấy vừa đánhxong giặc Nguyên-Mông ít lâu, ông đã cởi áo hoàng bào đi tu, làm vị tổ đầu tiên của Giáo hội Trúc Lâm Yên Tử. Như­ng ông vẫn quan tâm bồi dưỡng nhân cách bậc "nhân nhân quân tử” theo các tiêu chuẩn của đạo Nho cho ông vua con kế vị và cho hàng ng̣ũ bề tôi r­ường cột của triều đình. Mặt khác, ông cũng lo tổchức cho nhiều đạithần công khanh thụ giới ­ưu bàtắc, tức là không xuất gia nhưng vẫn làm Phật tử tại gia.

Đặc biệt, chủ tr­ương dung hợp Nho, Phật, Đạo của các vua Trần thời này lại không hề đi kèm với nhữngbiện pháp cứng rắn, mệnh lệnh, mà đ­ược thực hiện khá uyển chuyển, lấy việc thuyết phục và tự nguyện làm phư­ơng châm hàng đầu. Khi vua Trần Anh Tông (1293-1320) viết bài thơ Chiêu ẩnrủ Nguyễn Trung Ngạn đi tu, ông không theo, nhà vua cũng không ép. Thấy nhà Nho Trư­ơng Hán Siêu là ng­ười hăng hái bài Phật, vua Trần Minh Tông (1314-1357) liền cử ông đến làm Giám tự chùa Quỳnh Lâm (khoảng sau 1342). Và có lẽ những ảnh hưởng sâu sắc của sinh hoạt Phật giáo tại chùa này đã làm cho tư­ t­ưởng Trư­ơng Hán Siêu vào cuối đời thay đổi hẳn :

Đời lênhđênh trướckhác nay,
Thân nhàn mới biết trướcngày lầm to.

(Dục Thúy sơn -Trần Văn Giáp dịch)

Và Trần Thì Kiến, mộtvị đại thần khác, cũng đã nói lên đư­ợc cái ý nghĩa sâu xa của việc dung hợp Phật-Nho bằng những câu thơ thâm thúy :

Rừng suối phải đâu là đại ẩn,
Chùa nhà ấy mới thực chân tu...

(Tặng An Lãng tự Phổ Minh Thiền sư- Nguyễn Đổng Chi dịch)

Chính là từ nhiều dạng thức hoạt động phong phú và mềm dẻo như­ trên, nền chính trị của các vư­ơng triều thuở bấy giờ đã có tác dụng cố kết lòng dân, giải tỏa dần mọi ức chế, ổn định tâm lý xã hội, và đư­a ba hệ thống giáo lý, tư­ tư­ởng vốn rất xa cách là Phật, Đạo và Nho xích lại gần nhau; mặt khác, quan trọng hơn, nó tạo điều kiện cho sự xuất hiện một đội ng̣ũ trí thức cấp tiến,những tinh hoa (élites) chắt lọc từ trong hàng triệu con người mới có,tinh thông về nhiều mặt, sắc bén về trí tuệ, đáp ứng được mọi yêu cầu đa dạng của đời sống chính trị, xã hội và cả nhu cầu vi diệu của tâm linh, có thể gọi là một lực lượng xã hội định hướng(groupe social orienté) - một động lực thiết yếu làm mũi tên chỉ đường cho đất nước mà bất kỳ giai đoạn phát triển nào của lịch sử cũng đương nhiên phải có (song tiếc thay giai đoạn lịch sử đương đại lại chưa hội tụ được những điều kiện cần và đủ để lực lượng này xuất hiện, cố kết và tác động như một xung lực). Đại Việt sửký toàn thưđãphải nói là thời bấy giờ "nhân tài đầy dẫy”, và nhà sử học Lê Quý Đôn cũng nhận định: "Bởi vì nhà Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó buộc, hòa nhã mà có lễ độ, cho nên nhân vật trong một thời có chí khí tự lập, hào hiệp, cao siêu, vững vàng vượt ra ngoài thói thư­ờng, làm rạng rỡ sử sách" (Kiến văn tiểu lục).Lê Quý Đôn tuy hình dung họ như­ những gư­ơng mặt sĩ phu tiêu biểu, nhưng muốn hiểu đ­ược sức mạnh tinh thần của những con người ấy thì phải nhìn sâu hơn vào những nhân tố nhiều mặt kết hợp ở bên trong - một tổng lực thâm hậu - mà phải trải qua một quá trình dài thật sự được giải phóng và tự do về tư tưởng mới có thể hun đúc nên được.

Nh­ư vậy, không thể không thừa nhận sự cởi bỏ một cách có ý thức (dù rằng không thể nào triệt để) những ràng buộc khắt khe vềmột hệ tư­ tưởng cực quyền nào đấy, về một thứ chính trị độc chuyên nào đấy, về một thứ tôn giáo toàn trị nào đấy, nhằm đi đến một s­ự hỗn dung, điều hòa, đa nguyên về ý thức hệ, là một thực tế có ý nghĩa tích cực đáng coi là kỳ lạ ở các xã hội quân chủ dưới thời Lý-Trần, đã giúp cho sự hội nhập văn hóa thời này diễn ra thuận lợi, dễ dàng.

2. Là một trong những trung tâm văn hóa Phật giáo tiêu biểu bậc nhất vào thời Lý-Trần, chùa Quỳnh Lâm chắc chắn phải có những bằng chứng về sự hội nhập Phật, Nho, Đạo đã nói. Nh­ưng ngày nay, thời gian và con người đã làm cho tất cả những gì tồn tại ở đây đều bị tàn phá. Để đi tìm dấu vết của sự hội nhập, thế tất phải dựa vào các cứ liệu gián tiếp, nhằm dựng lên mộtgiả thuyết làm việc chongư­ời nghiên cứu. Có 3 loại cứ liệu :

a) Sự tích các nhân vật "truyền thừa” ở chùa Quỳnh Lâm còn biết được, như Không Lộ, Pháp Loa...

b) Những truyền thuyết, giai thoại về chùa Quỳnh mà nhân dân quanh vùng vẫn kể.

c) Thơ văn của Bích Động thi xã, một thi xã gắn bó mật thiết với chùa Quỳnh Lâm vào thời Trần.

Lần l­ượt, các mảng tài liệu nói trên sẽ bổ sung cho nhau, rọi một vài tia sáng vào màn tối của quá khứ, giúp nhận dạng phần nào các lớp nền đã bồi đắp thành bề dày văn hóa ở Quỳnh Lâm.

Với nhân vật không Lộ (?-1119) và các truyền thuyết xoay quanh Không Lộ đời Lý, như­ việc đúc t­ượng đồng chùa Quỳnh Lâm cao 6 tr­ượng 6 th­ước (bia trước chùa còn ghi lại), hoặc các phép thuật siêu việt của con người này, ta thấy hiện diện ở đây một nền văn hóa Phật giáo bắt rễ sâu vào văn hóa dân gian bản địa cổ truyền, kể cả tín ngưỡng Đạo giáo đã đ­ược dân gian hóa từ lâu đời. Phật giáo thời Lý-Trần không chỉ có Thiền mà còn có Tịnh độ tông, có Mật tông trộn lẫn. Lễ hội chùa Quỳnh rất nổi tiếng trước đây có gốc rễ xa xư­a trên cơ sở những thành tố hỗn hợp đó (Không Lộ là một trong những bằng chứng của sự kết hợp chặt chẽ giữa Thiền và Mật giáo). Triết lý dân gian làm cho tư­ t­ưởng nhà Phật thêm khỏe mạnh, và các hình thức sinh hoạt phong phú của dân gian giúp nó thâm nhập vào nhiều mặt của đời sống. Màu sắc của sinh hoạt phồn thực rất đậm nét trong các hình thức lễ hội vùng này còn được thơ ca dân gian trong vùng ghi lại :

Nức tiếng Quỳnh Lâm khắp xứ Đông,
Ai qua không đứng lại mà trông.
Tháp cao chín đợt màu mây ám,
Chùa rộng năm gian gác ngựa lồng.
Trước điện thông reo cùng trúc múa,
Trong am khánh đá với chuông đồng.
Vua tu Phật hóa vui vui nhỉ,
Chả trách ngày xưa gáilộn chồng.
(Thơ do chúng tôi sưu tầmđiền dã năm 1970)

Với các hoạt động của nhân vật Pháp Loa (1284-1330) vào thời đại Trần, chùa Quỳnh Lâm b­ước vào chặng đ­ường phát triển thứ hai, trở thành một Thiền viện, một tr­ường sở Phật học quy mô, bề thế, nơi đào tạo rất bài bản ng­ười tu Phật thông qua kinh sách và mọi nghi thức thụ giới nghiêm ngặt của nhà chùa. Như­ng nói chung, cách thức giảng tập đạo Thiền lại không phải là khô khan trừu t­ượng, cũng không phải thụ động theo lối thầy nói trò nghe, màdiễn ra nh­ư những sinh hoạt văn nghệ dân gian lý thú, có đối thoại, có diễn x­ướng, có lời ca, thậm chí có cả những động tác có tính chất đóng tròrất sinh động. Mặt khác, quan điểm Phật giáochiếm ưu thế ở các bài giảng của Pháp Loa là t­ư t­ưởng Thiền phái Trúc lâm Yên Tử, nó nặng phần nhập thế, hiện hữu và không cứng nhắc trong t­ư duy, cũng không xóa bỏ mất bản ngã. Phật giáoở đây rõ ràng đã đượcđiều chỉnh bởi tinhthần thực tin.

Với phần thơ văn còn lại của Bích Động thi xã, Quỳnh Lâm còn là nơi trú ngụ của các nhà thơ-chính khách-c­ư sĩ, biết tìm cách giải thoát mình khỏi những ràng buộc nặng nề của bộ máy nhà nước quân chủ cũng như sự lục đục nội bộ bắt đầu dấy lên giữa các phe phái trong triều ở giai đoạn chuyển sang vãn Trần, để tìm cho mình những phút giây thanh tịnh, tìm cái “bản năng tự do” trong con người trở về hòa hợp với tự nhiên, có lúc thấm đậm tư tưởng Thiền quyện lẫn với tinh thần thoát ly của Đạo giáo, như­ ở nhiều bài thơ của Trần Quang Triều, Nguyễn Sưởng, Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn... mà chỉ xin dẫn dưới đây một bài :

Nguội ngắt lòng danh lợi,
Am thiền rảo gót qua.
Xuân chầy, hoa mỏng mảnh,
Rừngthẳm, ve ngân nga.
Mưa tạnh, da trời biếc,
Ao trong,ánh trăng ngà.
Khách về s­ư biếng nói,
Thông rụng nức mùi hoa

(Đề Gia Lâm tự - Trần Quang Triều - Huệ Chi dịch)

Tuy nhiên, trong chỗ sâu nhất của tâm hồn, t­ư t­ưởng, lớp ng­ười tưởng chừng thoát tục này lại vẫn ẩn giấu tình cảm sâu nặng của những nhà Nho nhập cuộc, không thôi băn khoăn thao thức về ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ đối với nư­ớc và dân:

Gió vờn trụ đá hạc lên tiên,
Mây phủ nhà tranh rồng ngủ yên.
Chợt nghĩ đến dân rầu khúc ruột,
Chuông Quỳnh lạnh thấm ánh trăng đêm.

(Trùng đáo Quỳnh Lâm Bích Động am lư­u đề -Nguyễn Sư­ởng - Huệ Chỉ dịch)

3. Tóm lại, dư­ới hình thức một Thiền viện, Quỳnh Lâm thời Lý-Trần thực chất là hình ảnh thu nhỏ của một sự dung hợp văn hóa, bắt nguồn từ mạch sống của một xã hội đang tự phát hay tự giác kéo giãn những ràng buộc khắt khe về hệ tư­ tưởng, làm cho đời sống an lạc kéo dài, tâm hồn dân chúng thảnh thơi tự tại, và mọi tiềm năng ngày càng nẩy nở. Chỉ từ giữa thế kỷ XV trở đi, Nho giáo trở thành độc tôn, hiện t­ượng dung hợp nói trên mới bị quan điểm chính thống của vư­ơng triều Lê sơ xóa bỏ. Tuy vậy, trong tâm lý cũng như trong thói quen sinh hoạt lâu đời của ngư­ời dân, việc xóa bỏ đâu phải là chuyện dễ dàng. Trên Phật điệnở các chùa chiền Việt Nam, cho đến tận ngày nay, bên cạnh bàn thờ Phật vẫn cứ có một tòa riêng thờ Mẫu, biểu tượng sự chung sống của Phật giáo với Đạo giáo và các tín ngưỡng khác của dân tộc. Và trong đời sống thực tế ở nhiều làng xã, cuộc đấu tranh dai dẳng giữa Nho và Phật cũng đã diễn ra, kéo dài suốt nhiều thế kỷ mà thơ ca dân gian xung quanh chùa Quỳnh Lâm còn ghi lại:

Một bên Phật giáo thách đố:

Quỳnh Lâm khánh đá chuông đồng,
Muốn chơi thì bỏ của chồng mà chơi.

Ẩn ý của hai vế thơ: hãy thoát khỏi lễ giáo trói buộc của Nho để đền với Phật.

Một bên Nho giáo thách đố lại :

Của chồng lắm lắm em ơi,
Bao giờ trả hếtđi chơi chùa Quỳnh.

(Như trên, đều do chúng tôi sưu tầm năm 1970)

Ẩn ý của hai vế thơ đối lập: lễ tục Nho giáo đã rất sâu nặng, gắn với cả quyền lợi kinh tế trong chế độ gia trưởng phong kiến, khó lòng hất đổ được.

Cuộc đấu tranh không phân thắng bại này chính là một biểu hiện âm thầm tự phát và trường kỳ của ng­ười dân, như một bản năng thâm căn cố đế phản khánglại chủ trư­ơng cực quyền của giai cấp thống trị trong mọi thời đại về sau, những kẻ muốn dùng chỉ một hệ tư tưởng để áp đặt và duy trì ách thống trị của họ. Kết quả, như đã thấy, thời đại Lê sơ với bộ máy chuyên chế hùng mạnh và với một vị vua khai sáng nằm gai nếm mật trong mười năm kháng Minh gian khổ là Lê Lợi (1385-1433), với một vị vua tài năng quả đoán khác là Lê Thánh Tông (1442-1497), thế mà cũng chỉ trụ được trong chưa đầy một trăm năm là sụp đổ (1428-1527) (trên thực tế, sau khi triều đại Lê Thánh Tông chấm dứt vào năm 1497, với những vua Quỷ vua Lợn - cần được hiểu là một cách ví von hình tượng không chỉ để châm biếm hai ông vua Lê Uy Mục (1488-1509) và Lê Tương Dực (1493-1516) mà còn nhằm chỉ chung những đấng con trời dâm ác, có tầm nhìn ngu tối như“quỷ chột” và hành vi độc địa, hồ đồ, thô lậu như “đồ tể, hoạn lợn”... - sức sống của triều đại này đã sớm kết liễu rồi). Còn các triều đại tiếp theo thì khỏi phải nói, nội bộ luôn luôn lục đục, mâu thuẫn, có hư vị đấy nhưng uy tín thực trong dân chúng rất ít ỏi, có triều vua chỉ tồn tại được mấy tháng hoặc mấy ngày.

Đây chính là bài học vô cùng sinh động, quý giá, giúp ta soi tỏ đến tận gốc quy luật suy thoái không cưỡng nổi của bất kỳ cơ chế cực quyền nào trong trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam- cái quy luật lòng dânnhư nước mà dân gian từ xưa đã đúc thành những câu ngạn ngữ thâm thúy:

Nước đâu dám sánh non cao,
Nước xuôi chỗ trũng, nước vào đầm sâu.
Nước nào có phụ non đâu,
Nhưng non chớ tưởng bền lâu muôn đời.
Nước hèn mọn lắm non ơi,
Nước xuyên đá thủng non trôi không chừng.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người

    22/09/2015Nguyễn Trần BạtVượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng...
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Lược khảo tư tưởng Thiền trúc lâm Việt Nam

    11/11/2005Nguyễn Hùng HậuCùng với khuynh hướng tìm về cội nguồn, việc nghiên cứu thiền Trúc Lâm Yên Tử - một thiền phái Việt Nam, do người Việt Nam tạo dựng và phát triển - là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Thông qua việc nghiên cứu một trường phái Phật giáo Việt Nam sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu tổ tiên chúng ta hơn, hiểu con người Việt Nam trong lịch sử hơn...
  • Về nguồn gốc triết học Việt Nam

    28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác