Hãy đánh thức tình yêu lịch sử
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa chấm xong môn lịch sử của sinh viên thi vào khối C. Kết quả là nhiều điểm 0, rất nhiều điểm kém. Tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, kết quả môn thi lịch sử cũng tệ hại như vậy.
Đây không phải là năm đầu tiên có kết quả sửng sốt trước cơn "địa chấn" điểm 0 môn lịch sử, và câu hỏi, vậy thì con cái chúng ta đã học những gì trong 12 năm phổ thông vẫn còn treo lơ lửng.
Con cái chúng ta được học nhiều thứ lắm. Các cháu oằn lưng cõng chiếc cặp sách nặng trĩu đến trường suốt 12 năm học, chưa kể học thêm học kèm, học luôn cả mùa hè. Nhưng cái sự học ngày nay sao quá lạ, cái cần học nhất là nền tảng đạo đức làm người lại chưa được chú trọng đúng mức.
Học sinh đi thi không vận dụng kiến thức, mà vận dụng các mẹo mực gian dối. Phao thi ngập trắng sân trường, không gian dối được thì chặn đánh giám thị. Chương trình đào tạo nặng nề khoa cử như vậy, nhưng học sinh thi lại nhiều điểm kém hơn điểm giỏi. Hỏi ra không biết do lỗi người học, lỗi người dạy, hay lỗi của toàn hệ thống giáo dục của nước nhà?
Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ.
Thí sinh thi vào khối C, mà điểm 0 môn lịch sử chiếm số nhiều thì quả thực có vấn đề về giảng dạy môn học này trong toàn hệ thống, không cá biệt trường nào.
Thế hệ trẻ có nhu cầu hiểu biết và thích thú với lịch sử không? Xin thưa rằng có. Thử điểm lại xem, rất nhiều em thuộc lứa tuổi học sinh nói vanh vách lịch sử Trung Quốc, các truyền thuyết, giai thoại, điển tích trong tiểu thuyết lịch sử chương hồi Trung Quốc như Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, Hán Sở tranh hùng, Tây du ký... nhưng lại không kể nổi đầy đủ một câu chuyện lịch sử nước mình.
Vậy lỗi tại phía tiếp thu hay phía truyền thụ. Chúng ta dạy quá nhiều về kỳ tích anh hùng nhưng còn thiếu bi thương, dạy quá nhiều khẩu hiệu nhưng không cận nhân tình, dạy quá nhiều sự trung thành nhưng thiếu sự trung thực.
Lịch sử dân tộc Việt Nam thật bi hùng, nhiều hạnh phúc, nhưng cũng không ít đớn đau, đa chiều cảm xúc, đủ lay động tâm can mọi con người và giúp họ sống đẹp hơn, tốt hơn. Nhưng cái được thể hiện trên mặt sách giáo khoa thì vẫn còn khô khan, đơn điệu, thiếu cảm xúc. Đã như thế thì đánh thức tình yêu lịch sử sao được?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường