Định hướng lịch sử
Năng suất, tốc độ phát triển kinh tế đương nhiên là thành tựu đáng tự hào, nhưng không phải lúc nào cũng không phải là tiêu chí duy nhất để minh chứng cho tính chính xác của định hướng lịch sử. Tốc độ con tàu không phải lúc nào cũng thống nhất với phương hướng của nó. Một khi con tàu đã lệch hướng thì càng chạy nhanh bao nhiêu càng không biết mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu giữa đại dương mênh mông. Đường ray tàu hỏa trên đất liền đã định hướng cho con tàu, nên người lái chỉ cần điều chỉnh tốc độ cho hợp lý mà thôi. Không phải lúc chạy chậm mà chính là lúc chạy nhanh hoặc ở khúc quanh, con tàu mới dễ chệch hướng. Càng chạy nhanh bao nhiêu, nếu không may chệch hướng thì càng nguy hiểm bấy nhiêu. Cho nên kinh tế phát triển và định hướng đúng đắn tuy hai nhưng là một.
Mức độ cần thiết của "định hướng" phụ thuộc vào con đường đang đi là độc đạo hay có nhiều ngả rẽ. Người ta chỉ "bâng khuâng " khi phải "đứng giữa hai dòng nước " mà thôi “định hướng" quan trọng như vậy cho nên "mất phương hướng" là sự đánh mất lớn nhất, nếu như không muốn nói là mất tất cả. Có lẽ vì vậy nên Tạo hóa một khi đã sáng thế, một khi đã sinh ra muôn loài, thì đồng thời cũng không quên "định hướng" cho muôn loài bằng cách “cài đặt" sẵn cái mà nó sẽ phải hướng tới. Từ thuở xa xưa, Aristote gọi đó là Entélesie. Thuyết "mệnh trời" (thiên mệnh) ở phương Đông, cho dầu là thừa nhận hay không thừa nhận "ông trời" có nhân cách đi nữa cũng không phủ nhận tính tất yếu hay còn gọi là "tính tất định" (nécessitananism) nằm ngay trong sự vật. Mười lăm "chữ vàng" trong sách Trung dungkhông phải gì khác hơn là nhằm chỉ ra định hướng của lịch sử. "Mệnh trời gọi là tính, noi
"Tu" đạo hay không "tu” đạo đó là quyền tự do dành cho con người. Có thể lựa chọn giữa "tu" và không "tu". Tuy nhiên, con người không biết là phảihay là đượcđứng trước sự lựa chọn mà con vật thì chẳng cần đến điều đó. Sự "lựa chọn" chứ không phải là đã "được chọn" làm cho con người khác với con vật. Nhưng thực ra đó cũng chỉ là quyền "lựa chọn" cái đã “được chọn". Nhưng hình như Tạo hóa thường "cảnh báo" hơn là khuyến khích cái gọi là "lựa chọn" đó ông Adam và bà Eva chính vì được"lựa chọn" cho nên mới mộtchỗ đứng ở vườn Eden hạnh phúc. Nhưng nhờ có "lựa chọn" cho nên con người mới trở thành cao quý hơn cả muôn loài. Tuy nhiên, cho dầu có "lựa chọn " hay không "lựa chọn", muôn loài, kể cả loài người, đều là những thực thể đau khổ bởi vì bị quy định và bị hạn chế: "Giống như động vật và thực vật, là thực thể đaukhổ, bị quy định và bị hạn chế" (C.Mác và Ph.Ăngghen, 2000, tập 42, tr. 232). Có lẽ con người còn là thực thể đau khổ nhất trong những thực thể đau khổ trên đời cũng bởi vì họ đượchay phải"lựa chọn".
Nếu như không có nhu cầu, dục vọng thì con người chẳng có lý do gì để lựa chọn và đương nhiên chẳng có lý do gì để đau khổ cả. Nhưng nếu như tồn tại mà không có nhu cầu, dục vọng, nghĩa là tồn tại khôngcó đối tượngthì đó cũng chỉ là tồn tại "không hiện thực", tồn tại của "tưởng tượng", là "sản phẩm của sự trừu tượng" (C.Mác và Ph.Ăngghen, 2000, tập 42, tr. 234). Dục vọng tự nhiên đầu tiên để tồn tại của con người là "cái ăn". C.Mác nhận xét về cái bắt đầu này như sau: "Đói là nhu cầutự nhiên, cho nên nó cần có tự nhiên ở bên ngoài nó, cần có đối tượngở bên ngoài nó để thỏa mãn mình, làm cho mình no. Đó là nhu cầu được thừa nhận của thân thể tôi về một đối tượngnào đó tồn tại bên ngoài thân thể tôi và cần thiết để bổ sung cho nó và để cho bản chất của nó biểu hiện. Mặt trời là đối tượngcủa thực vật, là đối tượng cần thiết cho nó, đảm bảo đời sống của nó, cũng giống như thực vật là đối tượng của mặt trời với tính cách là biểu hiệncủa lực lượng tạo sự sống của mặt trời, là biểu hiện của lực lượng bản chất có tính đối tượngcủa mặt trời" (C. Mác và Ph.Ăngghen, 2000, tập 42, tr.233).
Cho nên: "Dục vọng là sức mạnh bản chất của con người luôn hướng về đối tượng của chính mình" (C.Mác và Ph.Ăngghen, 2000, tập 42, tr.234). Dục vọng là điểm thống nhất giữa loài vật và con người, giữa tự nhiên và xã hội. Con vật cũng có nhu cầu, cũng có dục vọng. Thậm chí cũng không thể hoàn toàn phủ nhận con vật cũng có nhận thức, cũng biết lựa chọn, hay nói cách khác cũng có dự tính kế hoạch nào đó. Ph.Ăngghen đã từng lưu ý rằng: "Vả lại, dĩ nhiên là chúng ta không có ý cho rằng các loài vật không có khả năng hành động một cách có kế hoạch, có suy tính trước. Ngược hẳn lại, lối hành động có kế hoạch đã tồn tại dưới dạng phôi thai ở bất cứ nơi nào mà chất nguyên sinh, chất an-bu-min sống đang tồn tại và phản ứng, nghĩa là đang tiến hành những sự vận động nhất định, dù là rất đơn giản, với tư cách là sự kích thích của những hậu quả nhất định nào đó từ bên ngoài. Một sự phản ứng như thế diễn ra ngay cả ở những nơi hoàn toàn chưa có tế bào, chứ đừng nói gì đến tế bào thần kinh" (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1983, tập 5, tr. 504).
Nhưng con vật vẫn là con vật, con người vẫn là con người. Ăngghen giải thích thêm về sự khác nhau đó: "Tuy nhiên, hành động có kế hoạch của tất cả các loài vật đã không in được dấu ấn của ý chí của chúng lên trái đất Chỉ có loài người mới làm được việc đó mà thôi".
Lý do là bởi vì: “Loài vật chỉ sử dụnggiới tự nhiên bên ngoài và gây ra những biến đổi trong giới tự nhiên, chỉ đơn thuần do sự có mặt của nó mà thôi, còn con người thì dùng những biến đổi do nó tạo ra để bất giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình, để thông trịgiới tự nhiên. Và chính đó là chỗ khác nhau chủ yếu, cuối cùng của con người và các loài vật khác và chính cũng lại nhờ lao động mà con người mới có được sự khác nhau đó" (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1983, tập 5, tr. 505).
Lao động làm con người "tách" khỏi con vật Lao động là sự "lựa chọn" mà chỉ con người mới có. Lao động tạo thành xã hội con người. Một khi xã hội tồn tại và phát triển, có nghĩa là con đường độc đạo đã đến ngã rẽ, thì "định hướng" lại càng cần hơn bao giờ hết. Định hướng xuất pháttừ cái đầu của con người nhưng không phải bắt đầutừ cái đầu. Chính vì tuyệt đối hóa cái đầu cho nên "định hướng" thường tự tước bỏ cái tự nhiên vốn có. Nên nhớ rằng Mác không bao giờ quên bản chất tự nhiên khi nói đến bản chất xã hội của con người, không bao giờ quên lịch sử tự nhiên khi đề cập đến lịch sử xã hội: "Và giống như mọi cái tự nhiên đều phải nảy sinh, con ngườicũng có hành vi phát sinh của mình, có lịch sửnhưng lịch sử được phản ánh trong ý thức của con người và do đó với tính cách là hành vi phát sinh, nó là hành vi phát sinh tự tước bỏ mình một cách có ý thức. Lịch sử là lịch sử tự nhiên chân chính của con người" (C.Mác và Ph.Ăngghen, 2000, tập 42, tr. 234).
Lịch sử của con người cũng là lịch sử tự nhiên nhưng là "lịch sử tự nhiên chân chính", nghĩa là nó "tự tước bỏ mình một cách có ý thức" chứ không phải tự tuyệt đối hóa mình một cách "vô ý thức". Có lẽ vì chủ nghĩa tự nhiên không "tự tước bỏ mình một cách có ý thức " nhưng cũng không tuyệt đối hóa mình một cách vô ý thức, cho nên Mác đã không quá đáng khi đánh giá cao chủ nghĩa tự nhiên: "Chỉ có chủ nghĩa tự nhiên mới có khả năng hiểu được hành vi của lịch sử toàn thế giới" (C.Mác và Ph.Ăngghen, 2000, tập 42, tr. 232). Do đó mới thấy rằng không phải là saimà chỉ là thiếukhi mà triết học tự nhiên
Nếu bản chất của con người là "tự do" thì không phải ai cũng hào hứng với cái kiểu tự do không "lựa chọn" như Lão Tử. Thường người ta vẫn thích “lựa chọn", vẫn thích tự"định hướng" hơn là bị"định hướng". "Định hướng" xuất pháttừ cái đầu nhưng không phải bắt đầu.Nhưng khổ thay thiên hạ càng ngày càng lẫn lộn giữa cái xuất phátvà cái bắt đầu. Ăngghen đã chỉ ra nguyên nhân sự việc như sau: "Người ta đã gán cho cái đầu, cho sự phát triển và hoạt động của bộ óc toàn bộ công lao phát triển nhanh chóng nền văn minh và đáng lẽ phải giải thích hoạt động của mình bằng những nhu cầu của mình (ở đây dĩ nhiên là những nhu cầu đó phản ánh vào đầu óc của người ta, làm cho người ta có ý thức về chúng) thì người ta lại quen giải thích hoạt động của mình bằng tư duy của mình" (C. Mác và Ph.Ăngghen, 1983, tập 5, tr.502).
Thực ra, đó cũng chuyện bình thường trong tiến trình lịch sử của nhân loại. Ăngghen nhận xét: "Con người càng ngày càng cách xa loài vật bao nhiêu thì tác động của họ đến với tự nhiên lại càng mang tính chất của một hoạt động có dự định trước,có kế hoạch nhằm đạt tới những mục đích nhất định, đã biết từ trước bấy nhiêu”(C.Mác và Ph.Ăngghen, 1983, tập 5, tr. 503).
Thắng lợi của "định hướng" chứ không phải bị "định hướng " làm cho con người tưởng chừng "bất cần thiên " cũng có thể "hành đạo" chứ đâu cần phải "thế thiên" làm gì cho mệt. Con người thường hay quên rằng: "Giới tự nhiên trả thù lại chúng ta về mỗi một thắng lợi đó. Mỗi một thắng lợi đó quả thật đem lại trước hết cho chúng ta những hậu quả mà chúng ta đã tính trước, nhưng đến lượt thứ hai và thứ ba thì nó đem lại những hậu quả hoàn toàn khác, không dự kiến trước, những hậu quả này thường rất hay phá hủy những hậu quả đầu tiên" (C. Mác và Ph.Ăngghen, 1983, tập 5, tr. 505).
Giới tự nhiên trả thù trước mỗi “thắng lợi” của con người, chẳng lẽ giới lịch sử -xã hội lại làm thinh, lại vô tri vô giác hơn giới tự nhiên sao?
"Định hướng" là hướng về cái chưa tới, hướng về cái khả năng. Nhưng cái khả năng không phải là cái hoàn toàn không quen biếtgì đến cái hiện thực và cái hiện thực cũng không phải hoàn toàn xa lạvới cái khả năng. Cho nên "định hướng" là định hướng cái khả năng trở thànhcái hiện thực và cái hiện thực hướng tớicái khả năng. Tách rời hoặc đồng nhất giữa khả năng và hiện thực thì "định hướng” đó cũng chỉ là "định hướng" ảo, như có mà không, như không mà có. Con người đã quá quen với khả năng "phi hiện thực" như "thiên tuế", "vạn tuế", "phúc như Đông Hải, thọ tựa Nam Sơn"... thì "không có, có không" có gì đáng kể!
Mác dựa vào thước đo "phương thức sản xuất” để chỉ ra cho nhân loại "định hướng" khoa học chứ không phải "định hướng" ảo. Như vậy là lịch sứ nhân loại vận động, phát triển từ thấp đến cao trải qua năm hình thái xã hội. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là năm hình thái xã hội điển hình chứ không phải duy nhất. Lịch sử chẳng bao giờ đi đều bước cả và cũng chẳng nơi nào giống nơi nào. Cho nên trong tác phẩm Tư bản,Mác còn dựa vào yếu tố "quan hệ trao đổi" để chỉ ra lịch sử còn vận động
Cho dù là "định hướng" như thế nào đi nữa, "định hướng " đúng bao giờ cũngkhông để cho kinh tế chạy
“Định hướng lịch sử" quả là có tầm quan trọng biết bao trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong xu thế toàn cần hóa mà những hiệp đấu giữa thuận lợi và thách thức hãy còn chưa thực sự bắt đầu như hiện nay!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh