Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai

08:16 SA @ Thứ Năm - 13 Tháng Mười, 2005

Trong cuộc phỏng vấn - đối thoại với Tạp chí “Global Viewpoint”, Bộ trưởng, Cố vấn Lý Quang Diệu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Singapo và các nước Châu Á hiện nay. Chúng tôi xin chọn lựa để trích dịch một số ý kiến của nhà chính khách lão thành này quanh những vấn đề xã hội, giáo dục và tương lai của các nước trong khu vực.

NHỮNG YẾU TỐ DẪN ĐẾN THỊNH VƯỢNG

- Ông là một trong số những nhà kiên thiết của các quốc gia hậu - thuộc địa hiện nay vẫn còn hoạt động và ủng hộ cho một thế giới toàn cầu hóa. Những bài học gì ông đã rút ra được về các quốc gia từ suốt 50 năm qua kể từ khi chuyển từ nghèo khổ đến thịnh vượng, rồi khủng hoảng?

- Thứ nhất, mọi dân tộc đều muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp cho mình. Để có thể làm được điều đó, họ phải xây dựng một căn bản kinh tế quốc gia đủ để cung cấp cho một cuộc sống sung tức cho mọi người.

- Điều thứ hai là, đối với những nước trẻ và mới như Singapore, cần có một sự lãnh đạo mạnh và quyết tâm.

- Ba là, các nước ấy phải biết tự làm cho mình giàu có, và người dân cần phải hiểu rằng họ cần phải lao động cật lực và phải hợp lực với nhau mới có thể thành công được (…)

Tất cả những thăng trầm suốt 50 năm qua tại khu vực này thật ra là nỗ lực của các quốc gia khác nhau đi tìm kiếm cơ hội đó cho dân tộc mình, một số thành công nhưng đôi khi bằng cái giá của một dân tộc khác (...).Ngày nay, cần phải nhận thức rằng, mọi phía đều có thể tham dự vào sự thịnh vượng chung. Có thể có một chiếc bánh đang lớn lên để cho ai cũng có phần cả. Có một quãng thời gian khá dài, từ chủ nghĩa thực dân đến cuộc khủng hoảng lướt qua châu Á mấy năm trước đây, để cho cái thông điệp đó có thể ngấm vào tất cả chúng ta.

Nhưng trong quá khứ đâu là nguyên nhân sự thành công của Singapore do tính chất pháp trị, hay có lẽ, do tinh thần khoan dung của các dân tộc trong cộng đồng?

Đất nước chúng tôi không phải là một xã hội đồng nhất. Nếu Singapore cũng thuần tuý về mặt chủng tộc như nước Nhật, thì không có vấn đề gì.Nhưng đất nước chúng tôi là một hỗn hợp gồm nhiều dân tộc do người Anh đưa đẩy lại với nhau, trong đó mỗi nhóm cố tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn nhóm khác. Một thực thể gồm nhiều chủng tộc như thế cần phải có một khế ước xã hội, có thể diễn tả bằng châm ngôn: sống và để cho người khác sống. Nếu làmkhác đi, sẽ không có một tiếnbộ chung nào hết.

Di sản của người Anh để lạicó tầmquan trọng như thế nào đối với sựthành công của Singapore?

Cai trị các thuộc địa, người Pháp đã để lại một ý thức về sự văn minh: ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật... Người Anh, trái lại, để lại sau họ luật lệ và thiết chế - một hệ thống công chức, tư pháp và cảnh sát được điều khiển bởi những quy tắc, thủ tục tố tụng bảo đảm tính công bằng. Chính cái khung đó là xương sống cho sự thành công của Singapore. Dĩ nhiên, đã có một thời gian rất dài kể từ khi người Anh ra đi. Truyền thống luật pháp của họ đã phát triển thành truyền thống luật pháp của nước tôi. Chẳng hạn, trong hệ thống chúng tôi, luật hình sự ít có tính ưu đãi cho bị cáo hơn, và vì thế kẻ có tội lọt lưới pháp luật cũng ít hơn nhiều.

Nhưng có yếu tố nào khác là nguyên nhân của sự thành công nữa?

Máy lạnh, máy điều hoà không khí là phát minh quan trọng nhất đối với chúng tôi. Nó làm thay đổi bản chất của văn minh bằng cách làm cho các xứ nhiệt đới có thể phát triển. Điều này không quan trọng đối với các xứ Bắc Mỹ, Châu Âu hay Bắc Á, nhưng đối với các xứ nhiệt đới, không có máy điều hoà thì người ta chỉ có thể làm việc một số giờ, sáng sớm và sau khi mặt trời lặn thôi. Điều đầu tiên tôi làm khi trở thành Thủ tướng là cho gắn máy điều hòa vào các công sở. Đó là điểm then chốt nhất để cho bộ máy công chức làmviệc một cách hữu hiệu.

Sự toàn cầu giới hạn

- Mấy năm trước khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á bùng nổ, ông đã nêu ra ý kiến rằng, các nền kinh tê nhỏ cần tách ra khỏi cuộc chơi, hơn làlao vào với quả bóng huỷ diệt của "tập đoàn tài chính toàn cầu”…

Điều tôi muốn nói là việc điều khiển một tập đoàn tài chính là việc không dễ dàng đối với một quốc gia nhỏ. Cần phải nhiều nămđể huấn luyện nhân viên ngân hàng, người quản lý tài chính thành thạo. Các nước nhỏ khó có khả năng đó trong một hay hai thế hệ. Trong điều kiện như vậy, nếu chạm trán với cuộc chơi lớnvề tài chính, các nước này sẽ bị hỗn loạn ngay.

- Nhưng nếu như vậy, các nước còn lại, ngoài tam giác Mỹ - Âu - Nhật ra, thì có phải là sự "phi - toàn- cầu- hóa" ?

Không đâu, các nềnkinh tế nhỏ vẫn có thể tham gia vào việc toàn cầu hóa, nhưng có hạn chế và kiểm soát nhiều hơn. Chẳng hạn, họ có thể nhận đầu tư trực tiếp để xây dựng nhà máy và bán sản phẩm của mình. Họ cần kiểm tra lại túi xem mình có bao nhiêu tiền để có những dự án thích hợp. Đó là điều mà Trung Quốc và Ấn Độ đang làm.

-Vậy theoông, thật là sai lầm khi Hoa Kỳ luôn luônhô hào một nền kinh tế tự do đối với mọi quốc gia như làlà một điều mà thế giới nên làm?

Từ sau Đại chiến thế giới lầnthứ hai (1945), nước Mỹ đã trở thành người đi giảng đạo cho cả thế giới. Nào là mọi nước phải có dân chủ, phải có thị trường tự do, tự do mọi thứ... mà không quan tâm đến lịch sử cũng như tình trạng hiện hữu của các nước này. Thế giới phải như thế nào thì tôi không biết, nhưng có một điều không hiển nhiên chút nào là cái điểm mà Mỹ tin tưởng rằng cái gì thích hợp với họ thì cũng thích hợp với mọi người khác (...) Cuộc khủng hoảng tài chính ởchâu Á mấy năm trước có một kinh nghiệm đau đớn cho chúng ta thấy thị trường tự do là điều tốt đối với những quốc gia phát triển có một hệ thống ngân hàng mạnh, có vốn cực lớn để đầu tư. Còn đối với những quốc gia nghèo hơn, không có khả năng thanh toán những mónnợ từ nguồn vay nước ngoài, thì thị trường tư bản tự do là một điều nguy hiểm.

Vậy thì cái quan niệm về "toàn cầu hóa giới hạn" có tác dụng gì trên thực tế? Chính nó đã làmcho nền mậu dịch tăng nhanh và nền kinh tế của họ tiếp tục phát triển mà không phải dấn thân 100% vào thị trường tài chính thế giới.

Giáo dục và truyền thống

-Giáo dục trong thời đại ngày nay có nghĩa là gắn liền quần chúng với truyền thông, đặc biệt là với Intemet. Singapore sẽ làm gì để đương đầu với cả một dòng thác thông tin ồ ạt, trong đó có cả điều tốt lẫn điều xấu? Ông có đồng ý với Giám đốc UNESCO khi ông này quan niệm rằng, điều mà giáo dục có thể làm là đào tạo một tính cách cho con người rồi để cho tự do quyết định chọn lựa việc phải đón nhận hoặc khước từ thông tin nào?

Về cơ bản tôi đồng ý. Nhưng chúng tôi phải nỗ lực hơn trong những năm đầu của việc đào tạo, tức trước khi trẻ em đến tuổi trưởng thành, chúng tôi cố gắng đưa vào trí óc các em những giá trị cơ bản và ngăn chặn những gì xấu xa thâm nhập. Chính quyền Singapore đã dùng nhiều biện pháp để các nhà sản xuất phim ảnh khó tác động lêncác em, như việc cấm chiếu những mànbạo lực hay thoát y trên truyền hình vào những giờ mà trẻ em còn thức (…). Nhà trường và xã hội tất nhiên có trách nhiệm trong vấn đề này, nhưng chủ yếu là nơi cha mẹ.Rút cục, tương lai của bất cứ xã hội nào cùng tuỳ thuộc vào chỗ các bậc cha mẹ dành bao nhiêu thì giờ cho con cái của họ.

- Giả sử hiện nay ông đang bắt tay vào xây dựng một quốc gia, như ông đã làm gần 50 năm về trước (thời ôngLý Quang Diệu làm Thủ tướng - VK), thì đâu là thách đố lớn nhất và con đường của ông sẽ như thế nào?

Hiện nay mà hình dung ra một tương lai, một hướng đi, thật khó hơn trước đây rất nhiều, bởi chúng ta đang tiến đến một thế giới, trong đó vị trí địa lý không còn hàm nghĩa sự dính kết của con người ở đó nữa. Anh có thể gần gũi với những người không cùng ở trong một không gian vôi anh, nhưng lại có những mối quan tâm và lợi ích giống anh, qua mạng Intemet và những phương tiện truyền thông khác.

Trong quá khứ, những con người cùng chia sẻ một mảnh đất chung phải gắn kết với nhau bằng cách bảo vệ mảnh đất đó để sống còn. Còn với những phương tiện truyền thông trên khắp địa cầu ngày nay, người ta có thể làmviệc bất cứ nơi nào và bất cứ điều gì. Đối với một quốc gia non trẻ, đa sắc tộc và không có một lịch sử lâu dài như Singapore, đó sẽ là một nguy cơ. Nếu một người không có ý thức về nghĩa vụ đối với những người kém tài năng hơn trong cùng một cộng đồng khi có điều kiện, người đó sẽ cuốn gói đi sống ở xứ khác, và nếu ai cũng làmnhư vậy thì lúc đó thịnh vượng của Singapore sẽ chấm dứt. Và các thế hệ sau đó sẽ trở lại với sự lạc hậu mà một thời chúng tôi đã trải qua.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Tại sao phương Đông đi trước về sau?

    05/05/2017Đỗ Kiên CườngTrong Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông.
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • Nên hối hả một cách chậm rãi!

    09/08/2005Nguyễn TùngĐúng là Việt Nam cần phải khẩn trương", "hối hả"... vì đã mất quá nhiều thời gian so với không ít quốc gia ở Đông Á. Nhưng đồng thời cũng phải nghiền ngẫm, tính toán, cân nhắc đề chọn được các giải pháp tối ưu và nhất là đề tránh các sai lầm, lãng phí... Có như thế mới nhanh chóng tạo được nền tảng vật chất, kỹ thuật, văn hóa, tinh thần cho một sự phát triển bền vững.
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc ?

    21/07/2005Cuộc trò chuyện với TS Harvard Vũ Minh Khương về những kinh nghiệm phát triển của nước bạn ngay trong buổi sáng Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • "Chúng ta nhất trí với nhau dễ dàng quá!"

    09/07/2005TS Lê Đăng Doanh“Chúng ta nhất trí với nhau nhiều quá và dễ dàng quá!”, giáo Sư Robert Wade nổi tiếng của Đại học Kinh tế London lừng danh đã thốt lên như thế trong phiên bế mạc hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới hôm 1/7/2005 vừa qua.
  • Phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội

    07/07/2005Thực ra tên đầy đủ của tủ sách là SOS2. Tôi đã không nói rõ SOS2 nghĩa là gì nên nó gây tò mò. Có người nghĩ là khẩn cấp bình phương, tức là rất khẩn cấp. Và hiểu như thế cũng được. Cái tên cũng có cuộc sống riêng của nó, chưa chắc đã như chủ ý ban đầu của người đặt tên... Tôi coi mỗi xã hội là một hệ thống, một hệ thống rất phức tạp... Mục đích của tủ sách muốn giới thiệu các tác phẩm chọn lọc, có thể được coi là phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội...
  • xem toàn bộ