Bài học lịch sử

11:08 SA @ Chủ Nhật - 04 Tháng Tám, 2019

Lịch sử không chỉ có tác dụng giáo dục; nó còn khích lệ. Nó làm nguôi ngoai, đem lại sự bình tâm; nó xoa dịu những nôn nóng cũng như những âu lo và cung cấp chỗ dựa cho niềm tin và hy vọng. Giữa những ưu tư nặng nề trước các khó khăn hiện tại, nó đưa lại sự tĩnh tâm thư thái khi thanh thản chiêm ngưỡng quá khứ vì dường như ta được tham dự vào sự bất tận của thời gian và vĩnh hằng của muôn vật. Nó là một phương thuốc tuyệt vời chống lại sự nản lòng và bi quan.

Khi ta có được cái may mắn thuộc về một dân tộc có sau lưng mình hai mươi lăm thế kỷ lịch sử, thì trong những lúc thất vọng hay hoài nghi, sẽ là một khích lệ tuyệt diệu nếu biết nhớ lại thiên sử thi anh hùng dài lâu của tổ tiên và rút lấy từ trong các bài học của quá khứ những sức mạnh cần thiết để đối mặt với hiện tại và chuẩn bị cho tương lai.

Phương thuốc chữa bệnh tinh thần bằng cách thả chìm mình trở lại trong quá khứ sâu thẳm của giống nòi để nhận được từ đấy những ngọn nguồn năng lượng và ý chí không ngờ, để được cộng cảm thân thiết với “đất đai và những người đã mất” là bổ ích chẳng gì bằng, và không có liệu pháp nào hơn cách thức ấy để loại bỏ khỏi tâm hồn đôi lúc cái cảm giác chán nản khi ta thấy hoang mang và bất lực trước một sự kiện và bỗng hoài nghi tất cả, chính mình và mọi người khác.

Tôi đã nhiều lần trải qua kinh nghiệm đó và tôi vừa có dịp được trải nghiệm lại những ngày này cùng với các bạn Nam Kỳ và Trung Kỳ về tham gia công việc của Đại Hội đồng. Nhân dịp lễ sinh nhật Đức Hoàng đế Bảo Đại, vị đồng nghiệp ưu tú của chúng ta là ngài Nguyễn Hữu Cự, chủ tịch Viện Dân biểu Bắc Kỳ, đã có nhã ý tổ chức vào ngày thứ sáu vừa qua một cuộc du ngoạn đến đền Cổ Tích, và mời các đồng nghiệp cả ba Kỳ cùng tham gia.

Ngôi đền này nằm trên một ngọn đồi cây cối rậm rạp cách Phú Thọ khoảng mười ki-lô-mét về phía hạ lưu, thờ đời vua Hồng Bàng thứ nhất, những vị vua nửa truyền thuyết nửa lịch sử, dưới tên gọi là Hùng Vương, đã trị vì từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên.

Madrolle viết: “Qua khỏi sông Thao, những cánh đồng rộng vùng châu thổ liền biến mất: nền đất gấp khúc mạnh và con đường sắt phải leo lên bằng cách lượn quanh các sườn dốc đầu tiên ở gần đường phân thủy giữa sông Hòng và sông Thao.

“Về phía bên phải, một dãy đồi gợi lên trong tâm trí người nước Nam những khúc uốn lượn của Con Rồng; đỉnh cuối cùng, Nghĩa Cương, cao hơn cả và phủ đầy rừng, có mộ Hùng Vương, vị vua cuối cùng của triều đại Hồng Bàng... Nghĩa Cương, thường được gọi là Núi Đền, nằm cách ga Tiên Kiên 3km5 về hướng Đông Bắc. Nó thuộc làng Hy Cương mà tên dân gian gọi là làng Cổ Tích; quả là ở đấy người ta còn lưu giữ ký ức sùng kính về vị thủ lĩnh người nước Nam cuối cùng của nước Văn Lang, đã chết tại đây (năm 258 trước Công nguyên) khi bị các đoàn quận của vua Thục truy đuổi...”.

Đất nước Văn Lang bao gồm toàn bộ vùng Phú Thọ và Việt Trì này, ở đấy có thể nói mỗi làng, mỗi thôn ấp đều còn lưu giữ ký ức về triều đại quốc gia đầu tiên và quả đúng là cái nôi của nước Nam. Chính tại đây năm trăm năm trước Công nguyên, các bộ lạc Giao Chỉ đầu tiên đến từ miền Nam Trung Hoa đã định cư, tập họp nhau lại dưới quyền uy của những vị thủ lĩnh được công nhận và tạo nên cái hạt nhân về sau sẽ trở thành tổ quốc Nam Việt. Vậy nên người nước Nam biết ơn các vị tổ tiên xưa của nòi giống, qua bao nhiêu thế kỷ đã không ngừng cung kính thờ phụng. Có vô số các đền miếu thờ các vị vua Hùng, nhất là ở vùng này nơi cửa ngõ của Châu thổ, nơi ghi dấu giai đoạn đầu tiên trong hành trình thắng lợi của các hậu duệ người Việt trong công cuộc chinh phục toàn Đông Dương.

Phạm Quỳnh - hiệu Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân - là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông chủ trương chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.

Các tác phẩm chính:

- Thượng Chi văn tập (5 tập) (Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1962)
- Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà văn - H, 2004)
- Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 (NXB Tri thức, H,2007)
- Một tháng ở Nam Kỳ
- Mười ngày ở Huế
- Luận giải về văn học và triết học (Nxb. Văn hoá Thông tin và Trung tâm văn hoá - ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, H, 2003)

- Hoa Đường tùy bút

>> Trang tác giả: Phạm Quỳnh

Trong số đó đền Cổ Tích nổi tiếng hơn cả. Quả nhiên ở đây việc thờ phụng không chỉ mang tính chất địa phương, mà là của cả quốc gia. Từ những thời rất xa xưa, đến ngày đã định, - ngày mồng 10 tháng Ba, - tại đây diễn ra những lễ hội lớn lôi kéo một đám đông đáng kể đến từ khắp nước. Triều đình cử một vị quan, - thường là vị quan tỉnh sở tại, - thay mặt nhà Vua cử hành nghi lễ cúng “các vị tổ tiên của giống nòi”. Chính phủ Bảo hộ, luôn tôn trọng truyền thống này, hằng năm đều có một khoản tài trợ cho viên Tuần phủ Phú Thọ để tiến hành nghi lễ chính thức.

Vậy nên với tư cách là những kẻ hành hương hơn là những khách du ngoạn, những kẻ hành hương, nếu không “mê đắm”, thì ít ra cũng là đầy ý thức và hăng hái, dưới một màn mưa bụi báo hiệu những trận mưu phùn sẽ đến, các bạn thuộc ba Kỳ chúng tôi đã trèo ba trăm bậc từ chân núi Hy Cương dẫn lên đến ngôi đền và mộ vua nằm trên đỉnh. Như những đứa con đầy lòng hiếu thảo tất cả chúng tôi đã thắp những nén hương truyền thống và cúi lạy trước bàn thờ đặt những bài vị ghi rõ “Bài vị mười tám đời vua Hùng của nước Việt cổ”.Thật cảm động khi được thấy những con người có văn hóa được đào tạo trong nền giáo dục hiện đại, vốn xa rời các truyền thống quá khứ, nay lại đang thực hiện cái nghi lễ tôn kính, sùng bái truyền thống này trước một tấm bài vị bằng gỗ đối với họ trong giờ phút này là biểu trưng của linh hồn tổ quốc vĩnh hằng.

Mọi người đều thi nhau bình phẩm vô số những câu đối và những bài thơ trang trí các cây cột và các bức vách của ngôi đền, tất cả đều ngợi ca tính cổ xưa đáng tôn kính của giống nòi và niềm vinh quang bất diệt của các vị vua đầu tiên. Khi chúng tôi quyết định ra về, thì trời đã quang, sương mù buổi sáng đã tan và từ trên ngọn núi thiêng có thể nhìn thấy quang cảnh tuyệt vời của toàn vùng chung quanh cho đến chỗ hợp lưu của ba con sông, Sông Thao, Sông Hồng và Sông Đà, hai bên có hai khối núi lớn Ba Vì và Tam Đảo, hai vị thần canh giữ cho vùng Châu thổ, như cách nói ý nhị của Boissière.

Trên chuyến xe trở về Hà Nội, tôi kể lại với các bạn tôi những giai đoạn bành trướng liên tục của giống nòi chúng ta, trong những thế kỷ đầu tiên trước Công nguyên vốn tập họp nhau ở cửa ngõ của Châu thổ Bắc Kỳ, đã dần dần tràn xuống châu thổ, càng lúc càng đổ về phương Nam, và cuối cùng đã chinh phục toàn bộ phần phía Đông và phía Nam bán đảo Đông Dương. Công cuộc “Nam tiến” này quả là sự kiện nổi bật trong lịch sử chúng ta; nó là biểu hiện ý chí, sức sống của dân tộc chúng ta mà những khó khăn không sao kể hết, những cuộc chiến đấu liên miên chống lại những người láng giềng hùng mạnh không thể chặn đứng đà bành trướng không gì cưỡng lại được.

Tôi không thể không nhắc lại ở đây kết luận của nhà bác học lớn đã mất Léonard Aurousseau (*) trong một công trình nghiên cứu bậc thầy viết về “Nguồn gốc của người nước Nam”, kết luận nêu bật một cách ngắn gọn đầy ấn tượng các giai đoạn vinh quang của cuộc hành tiến ấy:

“Không một nguyên cớ nào lẽ ra đã có thể đánh gục một quốc gia đang hình thành (các cuộc xâm lược liên miên, ách đô hộ kéo dài suốt mười một thế kỷ) thắng nổi sức sống của người nước Nam. Là những chủ nhân về mặt dân tộc học của những vùng đồng bằng và những thung lũng Bắc Kỳ từ thời khởi đầu thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, xã hội phong kiến của họ đã trở nên thịnh vượng ở đấy; rồi những làn sóng người di cư không ngừng nối tiếp của họ tiếp tục tràn về phương Nam và mang đi đến nơi xa nhất những chấn động cuối cùng của xung động mà những người Yuê (Việt) đã tạo nên từ thế kỷ thứ tư trước Công nguyên. Họ đi đến vùng trung nước Nam vào cuối thế kỷ sau đó. Ở đấy các bộ tộc về sau sẽ tạo nên vương quốc Chàm hùng mạnh đã buộc họ phải dừng lại một thời gian dài.

“Lúc này phần chủ yếu trong nhiệm vụ đã được hoàn thành, nước Nam, trở nên khả thể, chẳng bao lâu đã được hình thành. Những người con của họ sẽ còn giữ được tốc độ từng đạt được như một sức mạnh tiềm tàng và, bằng những cú đấm lặp đi lặp lại sau nhiều năm dài chinh chiến, cuối cùng đến năm 1471 đã đánh bại đối thủ thuộc nền văn minh Ấn Độ của mình, để tiếp tục lấn sâu hơn nữa về phương Nam, lần lượt tiến đến Qui Nhơn vào cuối thế kỷ XV, đến Sông Cầu năm 1611, Phan Rang năm 1653, Phan Thiết năm 1697, Sài Gòn năm 1698, Hà Tiên năm 1741. Cuối cùng, trong nửa đầu thế kỷ XVIII, người nước Nam đã hoàn thành công cuộc bành trướng của chủng tộc mình bằng cách chiếm toàn bộ vùng Nam Kỳ ngày nay.

“Sau khi đã thiết lập hoàn tất quốc gia của mình như chúng ta thấy ngày nay, người nước Nam dừng lại, với ý thức đã vinh danh những nỗ lực đầu tiên của tổ tiên xưa bên bờ duyên hải Trung Hoa và thoả mãn vì, sau hai mươi hai thế kỷ chiến đấu, đã lập nên một Tổ quốc xứng đáng với tài năng của chủng tộc mình”.

Một dân tộc đã làm nên một sự nghiệp liên tục suốt hơn hai mươi thế kỷ, chứng tỏ những đức tính tốt đẹp nhất về nghị lực, về sức chịu đựng, về ý chí bền bỉ và kiên định, hẳn còn chưa dừng lại; một số phận vinh quang còn mở ra trước mắt chúng ta, và bởi vì những ngẫu nhiên của lịch sử ngày nay đã đặt chúng ta dưới sự bảo hộ của một cường quốc đầy lý tưởng và tự do, chúng ta tin tưởng dựa vào họ để giúp chúng ta thực hiện sứ mệnh ấy.

Chúng tôi đã chia tay nhau trong niềm hy vọng đó, phấn khởi vì cuộc du ngoạn thành tâm của chúng tôi lên ngọn núi thiêng đã cho chúng tôi được sống đôi giờ trong niềm cộng cảm với những vị tổ tiên vĩ đại và vì bài học bổ ích rút ra được từ đó.

(1929)

(*) Léonard Aurouseau, 1888-1929, làm việc ở Trường Viễn đông Bác cổ Hà Nội từ 1911 đến 1929, từ 1926 đến 1929 là giám đốc Trường này. Tác phẩm quan trọng: Văn Miếu Hà Nội( 1913 ), Thuyền “tam bản” là từ Hán? Giới thiệu Địa lý lịch sử nước Nam, Hà Nội qua lịch sử (1922), Hai báo cáo khai quật khảo cổ ở Quảng Bình (1926). Bạn đọc cần nghiên cứu sâu thêm có thể tham khảo "Một thế kỷ nghiên cứu của trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội" (TVĐBC, 2000) (BT).

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ về Trung Hoa

    26/07/2019Phạm QuỳnhHọ có trong tay một sức mạnh lớn: đấy là tinh thần dân tộc phẫn nộ từng ngày trước các xí nghiệp ngoại quốc và dựa trên nền tảng tinh thần bài ngoại của nòi giống. Có thể, đến một ngày nào đó, tinh thần ấy, được thanh lọc, được chưng cất lên, sẽ giúp người Trung Hoa thoát ra khỏi tình trạng hỗn loạn của họ.
  • Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

    25/03/2018Vương Trí NhànKhi một người có hoạt động thực sự trên lĩnh vực văn hoá, trở thành có đóng góp về văn hoá, người đó nhất thiết phải có tình cảm tốt đẹp và sâu sắc với dân tộc, với đất nước. Ấy là niềm tin đến với chúng tôi khi lần giở lại Nam Phong. Nó cũng là nhân tố giúp chúng tôi yên tâm khi tìm hiểu những đóng góp của Phạm Quỳnh...
  • Cải cách trí tuệ và luân lý

    26/01/2016Phạm QuỳnhTrong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.
  • Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932

    08/08/2009Cái văn bản Phạm Quỳnh mấy chục năm qua đã thoát hình hài trần thế để được thoả sức yêu cái đẹp thiên giới, nơi đó không còn triết học và thực dụng, không còn lo âu và toan tính, không còn ảo tượng và vỡ mộng. Văn bản đó sẽ để lại trong lòng người những tác phẩm như thế nào đây? Điều đó hoàn toàn là của riêng bạn đọc. Mấy lời giới thiệu phiến diện này cũng chỉ là một trong vô vàn tác phẩm mà thôi.
  • Phạm Quỳnh (1892 - 1945)

    29/06/2009Một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu...
  • Sự công bằng lịch sử được trả lại (*)

    16/06/2009Nguyên NgọcLà một trong những người dịch ông, tôi thấy có lẽ Phạm Quỳnh là một trong những người Việt viết tiếng Pháp hay nhất, một thứ tiếng Pháp trong sáng, sang trọng, trang nhã và đầy âm vang, chỉ có thể có được trên cơ sở một vốn tri thức uyên thâm về văn hóa và văn minh không chỉ của Pháp mà còn của cả phương Tây cổ kim.
  • Ý nghĩa Lịch sử

    14/06/2009Một ít người hóm hỉnh từng nhận xét rằng tất cả những gì ta học được từ lịch sử là: ta không học được gì từ lịch sử cả. Chúng ta có thể rút ra được sự hiểu biết hoặc sự hướng dẫn nào từ việc nghiên cứu lịch sử...
  • Triết học và lịch sử

    12/06/2009Hồ Ngọc ĐạiBài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du. Giáo sư đầu bạc trắng, áo trắng, quần trắng, giọng nói sang sảng, giọng điệu hài hước và thẳng thừng.
  • Bài học của tổ tiên

    28/05/2009Phạm QuỳnhCó những kẻ sẽ nói với các con rằng đó là những khái niệm lỗi thời, những quan niệm của một thời đã qua, rằng con người hiện đại cần phải là một con người cá nhân chủ nghĩa toàn vẹn, hay một người xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh nghĩa là hắn ta chỉ phải chăm lo cho hạnh phúc cá nhân và riêng rẽ hay, ngược lại phải làm việc vì hạnh phúc của toàn nhân loại, và gia đình với tổ quốc, đấy là những điều nhảm nhí cũ kỹ chỉ để thoả mãn những đầu óc câu nệ của đám tiểu tư sản ù lì trong những định kiến phản động của chúng. Những kẻ sẽ nói với các con như vậy, thì đấy là những người cuồng tưởng nguy hiểm hay những tên hề xấu xa. Chớ mà nghe theo họ...
  • Tục thờ cúng tổ tiên ở nước Nam

    15/05/2009Phạm QuỳnhNhân loại gồm nhiều người chết hơn là người sống, Auguste Comte đã nói ở đâu đó như thế. Ở nước Nam câu nói ấy của nhà triết học thực chứng Pháp càng đúng hơn ở bất cứ nơi nào khác. Quả vậy, việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội của chúng ta. Nó đã trở thành một thứ giáo lý tôn giáo, và, theo một nghĩa nào đó, một tôn giáo quốc gia thực thụ.
  • Một nền văn hóa dân tộc

    08/05/2009Phạm QuỳnhMột cuộc bàn cãi sôi nổi đang diễn ra ít lâu nay trong một số anh em đồng nghiệp báo chí nước Nam chúng tôi. Đó là về việc nước Nam có một nền văn hoá dân tộc không. Một dân tộc nổi danh hiếu học, tự hào về các bậc túc nho, qua bao thế kỷ có sản sinh ra được một nền văn hoá dân tộc mang bản sắc riêng không? Hay rốt cuộc nó chỉ là một cậu học trò, dù đôi khi là một học trò xuất sắc nhưng vẫn là một học trò của nước Trung Hoa, người mẹ của toàn bộ văn hóa và văn minh, cô giáo duy nhất của tất cả các dân tộc Viễn Đông?
  • Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử

    22/02/2009Karl PopperBạn đọc cầm trên tay cuốn Sự khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử của Karl Popper, nhà triết học lớn nhất thế kỉ 20. Ông nổi tiếng về những nghiên cứu phương pháp luận khoa học. Cuốn sách này chỉ ra rằng lòng tin vào vận mệnh lịch sử chỉ là sự mê tín, và rằng không thể có sự tiên đoán nào về diễn tiến của lịch sử loài người bằng các phương pháp khoa học hay duy lí khác nào...
  • Chủ nghĩa dân tộc

    13/11/2008Phạm Quỳnh (*)Có một thực tế là kể từ khi có cuộc Đại chiến ở Châu Âu, thì phong trào dân tộc cũng có mạnh lên và có quy mô lớn chưa từng thấy. Kết quả của cú sốc lớn này của các dân tộc là nó làm tăng thêm tinh thần dân tộc không chỉ ở những nước tham chiến, mà còn cả ở những nước ít nhiều có liên quan đến cuộc xung đột kinh hoàng này. Nó đã thức tỉnh nhiều quốc gia đang ngủ quên, đã khơi dậy ý thức và sức sống cho nhiều quốc gia khác mới chi ở dạng tiềm tàng, đã tái sinh hay khơi dậy ở tất cả các quốc gia sự ham muốn sống cuộc sống tự do và độc lập của mình, duy trì và thèm khát nuôi dưỡng tất cả những gì - ngôn ngữ, truyền thống, phong tục tập quán - tạo nên đặc tính riêng của họ, phân biệt họ ra, khu biệt họ với các dân tộc khác.
  • Chỉ tại lịch sử

    11/11/2008Hà ThịHôm nọ lang thang trên mạng, em đọc được một bài viết có cái titre hào hùng thế này Lịch sử đã hình thành nên tính cách đàn ông Việt", vội vào đọc. Tưởng có nghiên cứu gì mới lạ độc đáo, không nhiều thì ít cũng tải cho mình được một góc nhỏ trong một lĩnh vực mênh mông đầy bí ẩn là tính đàn ông Việt...
  • Phản thân trong Lịch sử

    12/11/2007SorosTôi đã diễn giải các thị trường tài chính như một quá trình lịch sử không thuận nghịch; vì thế diễn giải của tôi cũng phải có tính thoả đáng nào đó đối với lịch sử nói chung. Tôi đã phân các sự kiện thành hai loại: các sự kiện buồn tẻ thường nhật không gây ra một sự thay đổi về nhận thức, và các sự kiện lịch sử, duy nhất ảnh hưởng đến thiên kiến của người tham gia và, đến lượt nó, dẫn tới thay đổi về những cái căn bản
  • Tôn trọng lịch sử - tiêu chí của đổi mới

    22/07/2007GS, TS Ngô Văn LêNếu học sinh từng bước được trang bị kiến thức về cội nguồn dân tộc, truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống lao động cần cù sáng tạo và những giá trị văn hóa, tinh thần mà ông cha mình, cũng như các nhà khai sáng đã gây dựng, giữ gìn bao đời thì chắc chắn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một thế giới quan đầy tính nhân văn sẽ được hình thành...
  • Hãy đánh thức tình yêu lịch sử

    30/07/2006Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ...
  • Định hướng lịch sử

    23/07/2006Hà Thúc MinhNăng suất, tốc độ phát triển kinh tế đương nhiên là thành tựu đáng tự hào, nhưng không phải lúc nào cũng không phải là tiêu chí duy nhất để minh chứng cho tính chính xác của định hướng lịch sử. Tốc độ con tàu không phải lúc nào cũng thống nhất với phương hướng của nó. Một khi con tàu đã lệch hướng thì càng chạy nhanh bao nhiêu càng không biết mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu giữa đại dương mênh mông...
  • Lịch sử tự nhiên chân chính

    17/06/2006Hà Thúc MinhChỉ mới cách đây không lâu lắm, nói đến lịch sử là người ta chỉ biết đến lịch sử xã hội, lịch sử của con người, chứ chẳng ai buồn đả động gì đến lịch sử của tự nhiên. Bởi vì người ta, cho rằng tự nhiên làm gì có lịch sử, chẳng phải quan niệm quá quen thuộc rằng "dưới ánh mặt trời không có cái gì mới" đã làm cho người ta không thể nghĩ gì khác hơn ngoài điều đó...
  • xem toàn bộ